Nhận định, soi kèo Saint

Thể thao 2025-04-25 19:03:05 2
ậnđịnhsoikèbd duc   Phạm Xuân Hải - 20/04/2025 05:25  Pháp
本文地址:http://live.tour-time.com/html/66a891197.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al

Sau học một tuần, về nhà con cứ lắp bắp "ngu, ngu". Con quát búp bê “mày ngu quá", tôi mới vỡ lẽ...

Con tôi đang học lớp 4 tuổi một trường mầm non ở Đồng Nai. Trường công, gần các cơ quan hành chính nên đa số học sinh ở trường là con gia đình trí thức.

{keywords}
Ảnh minh họa

Để con thích thú chuyện học, sau mỗi ngày con tới trường, tôi đều dành thời gian hỏi han bé.

-Hôm nay con đến lớp vui không?

- Vui ạ

- Con có nhiều bạn chưa?

- Con có 5 bạn

- Con biết tên những bạn nào kể cho mẹ nghe ?

- Bạn Đạt, bạn Dương, bạn Anh...

- Có bạn nào bị cô phạt không?

….

Cứ thế, con tôi bi bô kể chuyện ở lớp. Chuyện bạn không ăn, bạn tè bậy ra quần, bạn làm đổ sữa, bạn vứt đồ lung tung, khóc nhè...

Chuyện nào của bé tôi cũng lắng nghe và hỏi lại: Theo con bạn làm vậy đúng không? Bạn làm vậy là tốt hay xấu? Bạn có nên bị phạt?... Mỗi câu hỏi, con tôi đều có chính kiến rõ ràng. Trẻ con rất thật thà.

Nhưng sau một tuần học, về nhà con cứ lẩm bẩm "ngu, ngu". Lúc đầu, tôi nghĩ con đang đọc từ gì. Nhưng khi xem con chơi với búp bê  tôi thực sự hốt hoảng.

Bé muốn giữ cho búp bê đứng nhưng búp bê không có bệ đỡ nên đổ xuống. Bình thường, búp bê nằm và bé rất nâng niu, nhưng hôm nay thì không. Bảo búp bê đứng không được, con buông một câu "Mày ngu quá". Tôi lại gần thì nghe con nói một lần nữa, "Không biết nghe lời là ngu".

Trời ơi, con tôi đâu như vậy! Bé thỉnh thoảng có ăn vạ và đòi hỏi nhưng không nói tục, không nói bậy. Tôi tự nghĩ chắc bé đã học theo ai ở lớp.

Sau giờ ăn tối, tôi nhẹ nhàng hỏi con:

- Ngọc Minh ơi, hồi nãy mẹ nghe con nói búp bê ngu, con học ở đâu vậy?

- Con nghe cô T. nói.

- Cô T. nói như thế nào?

- Cô bảo bạn nào không nghe lời là ngu.

- Tại sao cô T. lại nói vậy?

- Hôm qua bạn Nguyên "ị" bẩn trong quần không nó với cô. Sau đó cô nói "mày ngu quá". Cô còn nói "bạn nào không nghe lời là ngu".

Nghe con kể, tôi thấy hoang mang quá. Trẻ con không nói dối. Tôi khuyên con "Cô T. nói vậy là sai rồi. Con không được học những từ như vậy nhé. Lần sau, con mà nói vậy mẹ phạt". Và chắc chắn tôi phải tìm cách nhắc khéo cô.

Chiều hôm sau, đón con từ cô giáo, tôi nhẹ nhàng hỏi cô.

- Ở lớp Ngọc Minh có nói bậy không cô?"

Cô T. cho biết bé không nói bậy.

- Vậy mà về nhà cháu hay nói bậy lắm. Nếu cô nghe cháu nói bậy trong lớp, mong cô uốn nắn cho cháu. Về nhà gia đình sẽ nhắc nhở cháu.

Cô T. vui vẻ đồng ý.

Những ngày sau tôi đều nghe con nói "Cô bảo bạn nào nói bậy là không tốt, sẽ không được bé ngoan".

Tôi mừng vì cô giáo của con đã hiểu ra điều đó.

Tuệ Minh(Ghi theo lời kể của chị Nguyễn Thị Vân Anh, P. Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai)

">

Sau học một tuần con quát búp bê 'mày ngu quá', tôi mới vỡ lẽ...

{keywords}Trong kiến trúc an toàn thông tin, Đà Nẵng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm (ảnh minh họa).

Đà Nẵng cũng sẽ triển khai xác định và xây dựng hồ sơ cấp độ an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin quan trọng của thành phố; định kỳ thực hiện kiểm tra, đánh giá độc lập an toàn thông tin đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên; thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập an toàn, an ninh mạng trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra, Đà Nẵng dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng Hệ thống Trung tâm công nghệ cao phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao; triển khai hiệu quả Hệ thống giám sát thông tin mạng xã hội nhằm cảnh báo sớm và xử lý, ngăn chặn khủng hoảng truyền thông.

Một giải pháp nữa là thiết lập mạng lưới kết nối các chuyên gia, tổ chức, doanh nghiệp an toàn thông tin trên địa bàn thành phố và quốc gia, nhằm chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ xử lý sự cố an toàn thông tin.

Về cơ bản, mô hình tham chiếu công nghệ thành phố Đà Nẵng tương đồng Mô hình tham chiếu bảo mật trong Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam phiên bản 2.0. Mô hình tham chiếu này là cơ sở để xây dựng an toàn thông tin thành phố Đà Nẵng.

H.A.H

3 nguyên tắc quan trọng khi doanh nghiệp đầu tư CNTT cho làm việc từ xa

3 nguyên tắc quan trọng khi doanh nghiệp đầu tư CNTT cho làm việc từ xa

Xu hướng làm việc từ xa sẽ vẫn tiếp diễn dù đại dịch có chấm dứt, do đó doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư CNTT ngay từ sớm để nhanh chóng thích nghi.

">

Đà Nẵng dự kiến thiết lập mạng lưới chuyên gia an toàn thông tin

{keywords} 

“Mưa dầm thấm đất”

Nhà báo Phạm Huyền: Trong các phần trước, chúng ta đã thảo luận là với đào tạo chất lượng cao thì sự tham gia sâu của doanh nghiệp là một mấu chốt của thành công. Nhưng liệu các doanh nghiệp có nhiệt tình để đồng hành cùng các trường không, thưa các ông?

Ông Đỗ Văn Giang: Quan điểm chỉ đạo của Bộ LĐ-TBXH và Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thực tế các trường đều coi đó là một điểm mấu chốt. Tuy nhiên để đảm bảo 100% các trường đã tự chủ để tìm đến doanh nghiệp, để đưa ra những yêu cầu của mình rồi thỏa thuận với nhau, thì tôi vẫn nghĩ đó là một vấn đề cần phải thay đổi dần dần chứ không thể ngay một lúc được.

Mặc dù chúng tôi đã liên tục cố gắng, năm nào cũng có kế hoạch với các doanh nghiệp, năm nào cũng tổ chức hội thảo, năm nào cũng tuyên truyền. Thế nhưng về tính sẵn sàng của doanh nghiệp, theo quan điểm của chúng tôi, kể cả cá nhân tôi là các trường phải tự tìm tới doanh nghiệp và có thỏa thuận với doanh nghiệp về tất cả mọi vấn đề.

Ông Nguyễn Khánh Cường: Tôi xin bổ sung ý này một chút. Để phối hợp đào tạo với doanh nghiệp thì đội ngũ cán bộ tại doanh nghiệp phải được đào tạo. Đấy là điều kiện tiên quyết để khi học sinh xuống doanh nghiệp không phải các em đi về đi thực tập hay đi thăm, mà phải làm và tạo ra sản phẩm. Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp hàng năm đều có những khóa đặt hàng cho chúng tôi, để đào tạo cho cán bộ dạy nghề tại doanh nghiệp.

Những chương trình của trường chúng tôi bắt buộc phải có những đội ngũ cán bộ đó. Đấy là điều kiện tiên quyết, họ không những giảng dạy, họ còn có thể thảo luận chương trình, những module trong chương trình của nhà trường có phù hợp với công nghệ của họ không. Và như vậy họ sẽ cùng với nhà trường thiết kế ra một chương trình để khi sinh viên về doanh nghiệp là làm việc ở đó và làm ra sản phẩm. Đấy là điểm khác biệt, điểm mạnh của chương trình chúng ta bàn hôm nay là “Du học nghề tại chỗ”.

Nhà báo Phạm Huyền: Trên thực tế thì việc hợp tác như vậy với doanh nghiệp có khó không?

Ông Nguyễn Khánh Cường: Ban đầu là khó, ban đầu họ chưa hiểu được, ban đầu họ nghĩ "Ô tội gì, các trường cứ đào tạo ra thì tôi nhận vào, tại sao tôi lại phải tham gia, phải chia sẻ nhân lực đang làm việc, sao phải để sinh viên lấy vật tư của họ để làm thực tập?"

Nhưng đã có gần như là một chiến dịch truyền thông mà tổ chức GIZ hỗ trợ rất nhiều. Đó là tổ chức những chương trình hội thảo để giải thích cho doanh nghiệp hiểu là nếu họ tham gia vào thì có thể đào tạo đội ngũ không phải chỉ phù hợp với yêu cầu của họ, mà còn có thể đào tạo được ngay từng vị trí họ cần. Thứ hai, nếu được tuyển dụng, những người lao động đó sẽ hiểu được văn hóa của doanh nghiệp trước cả khi gia nhập. Như vậy họ sẽ trung thành hơn với doanh nghiệp.

“Mưa dầm thấm đất”, số doanh nghiệp tham gia vào mô hình này với chúng tôi đã dần dần tăng lên.

PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Thực ra đây là một vấn đề rất khó, xuất phát từ truyền thống, văn hóa của các nước Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Cho nên việc này nói thực là hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng phải tự lo cho chính mình, trong khi đáng lẽ Nhà nước phải đảm nhận là chính về vấn đề truyền thông, vấn đề nâng cao nhận thức.

Tuy nhiên, tôi cũng xin nói thế này, ngày nào đó nếu tỷ lệ đào tạo tại doanh nghiệp tăng lên nữa thì lúc đấy doanh nghiệp sẽ thấy rằng mình cũng không bị thiệt. Như kinh nghiệm của Đức đào tạo nghề của họ thời gian là hơn 3 năm trong đó 2/3 là ở doanh nghiệp thì mới đến năm thứ 2,5 họ đã thu hồi được chi phí đầu tư cho các em học sinh.  

Thế nên tôi nghĩ rằng ban đầu là sẽ khó nhưng rồi dần dần sẽ đến lúc doanh nghiệp nhìn thấy lợi ích bên cạnh trách nhiệm xã hội của mình để tham gia vào giáo dục nghề nghiệp. Bản thân tôi đã tham gia rất nhiều và hiện cũng đang tham gia xây dựng chương trình đào tạo người đào tạo doanh nghiệp và nhận thấy thực tế là rất khó nhưng không khó đến mức không làm được. Đấy là con đường tất cả các nước công nghiệp phát triển đã đi, không có lý do gì Việt Nam không đi con đường ấy.

Đầu ra và uy tín của tấm bằng

Nhà báo Phạm Huyền: Chúng ta có một dự án là đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Thưa ông Giang, dự án này có những hỗ trợ đặc biệt nào về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo nghề? Bởi trong đào tạo chất lượng cao thì chắc chắn chi phí này rất cao.

{keywords}
Ông Đỗ Văn Giang. Ảnh: Thúy Nga

Ông Đỗ Văn Giang: Dự án về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp thực ra đã có từ lâu, sau đó được đưa vào chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và an toàn lao động sẽ kết thúc vào năm 2021.

Trong quá trình vận hành từ 2016 đến nay, tất cả những đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị... cho các trường được ưu tiên đầu tư trọng điểm để thành trường chất lượng cao vào năm 2020 thì chúng tôi đã xác định rất rõ ràng về lộ trình. Tức là nguồn vốn được đưa về và cũng cân nhắc tính toán đến các trường, đến các vùng miền. Nhưng quan trọng cuối cùng là đến từng nghề, bởi như tôi cũng phân tích ban nãy, trường ông Cường có 10 nghề mà Nhà nước không thể có đủ tiền đầu tư cho cả 10 đầy đủ luôn các điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị hoặc giáo viên. Vấn đề phải bằng nhiều nguồn khác nhau rồi tính tự chủ nhà trường.

Tuy nhiên bản thân tôi thì mong muốn Nhà nước đầu tư được nhiều hơn, để các trường được đầy đủ luôn thì tất cả vận hành đồng bộ hơn. Nhưng vì đất nước còn nghèo mà giáo dục nghề nghiệp cũng vậy, nên chúng ta vẫn phải “liệu cơm gắp mắm” và đầu tư làm sao cho hiệu quả. Và tôi tin tưởng rằng các trường đang được ưu tiên đầu tư thành trường chất lượng cao đang hoạt động rất hiệu quả.

Nhà báo Phạm Huyền: Một câu hỏi được rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm là khi mà tham gia hình thức đào tạo này nếu học sinh có nhu cầu học liên thông nâng cao bằng cấp thì hiện nay có gặp rào cản nào không?

Ông Nguyễn Khánh Cường: Hiện nay thì liên thông trong kể cả chương trình thông thường thì chúng tôi vẫn đang làm được với một số trường chấp nhận chương trình kiến thức, chương trình kỹ năng của chúng tôi. Ví dụ chúng tôi đang làm với trường Đại học Bách khoa TP HCM, họ chấp nhận trường chúng tôi là đầu vào của họ để đào tạo liên thông lên đại học. Trường thứ 2 là Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM.

Như vậy chương trình thông thường đã có con đường liên thông thì không lý do gì những chương trình chất lượng cao này lại không. Nhưng tôi cũng nói lại là những chương trình này học ra đã đảm bảo được kỹ năng làm việc cho học sinh, các em có thể tham gia thị trường lao động, hành nghề tốt và được thị trường lao động chấp nhận không những trong nước mà còn cả quốc tế. Nên chuyện liên thông để nâng cao bằng cấp thì tôi nghĩ khi các em đã học chương trình chất lượng gần như không ai có ý định.

PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Theo tôi quan sát, tư duy phải học lên đại học của chúng ta hình như đã có những thay đổi trong những năm gần đây khi mà nền kinh tế thị trường phát triển hơn, khi người dân thấy rằng học tập bất kể hình thức gì cuối cùng vẫn là hướng đến việc làm và thu nhập. Chẳng hạn, tỷ lệ học sinh học tiếp sau THPT và THCS ngay cả ở những tỉnh có truyền thống học tập rất cao cũng đã giảm.

Cái tâm lý “phải đại học” của phụ huynh, học sinh khiến bất kể làm một chương trình đào tạo gì chúng ta luôn luôn nghĩ về việc nó có liên thông được đại học hay không. Nhưng tâm lý này đã có sự thay đổi. Thứ hai, khi một chương trình cao đẳng đã rất tốt, các em học sinh có đủ năng lực hành nghề, có được việc làm thu nhập hấp dẫn sau khi tốt nghiệp thì tự nhiên tâm lý muốn liên thông sẽ rất hạn chế.

Khi sang Trung Quốc công tác, tôi có hỏi họ về Luật thì có liên thông cao đẳng lên đại học được không? Về tư duy chuộng bằng cấp thì TQ cũng rất giống Việt Nam. Họ trả lời là “Có”. Khi tôi hỏi thế thì bao nhiêu phần trăm học sinh tốt nghiệp cao đẳng đi cái cầu liên thông đấy thì họ cho biết: chúng tôi có bắc cầu trong Luật nhưng trên thực tế chỉ 1% người đi qua thôi. Một cây cầu bắc sang mà chỉ có 1% số người đi thì chứng tỏ nó mang tính chất lý thuyết nhiều hơn là thực tiễn.

Do đó, tôi cũng rất chia sẻ với ý kiến của thầy Cường, đấy là trường cứ dạy tốt đi thì chính trường sẽ đóng góp phân luồng sẽ rất tốt. Và tôi nghĩ điều này đóng góp rất tích cực cho xã hội.

{keywords}
Ông Nguyễn Khánh Cường. Ảnh: Thúy Nga

Nhà báo Phạm Huyền: Cũng liên quan câu chuyện bằng cấp, thưa ông Cường, khi tham gia mô hình đào tạo chất lượng cao, bằng cấp được cấp có khác gì so với hình thức đào tạo khác không?

Ông Nguyễn Khánh Cường: Như ông Giang nói lúc nãy, học chương trình này ra là có hai bằng, bằng thứ nhất là do tổ chức quốc tế nơi chuyển giao chương trình và bằng thứ hai là bằng do chính nhà trường cấp. Bằng này có khác gì không thì tôi nói về hình thức chẳng khác gì cả, cũng là một cái bằng và cũng là cao đẳng thôi, nhưng vấn đề là uy tín của bằng gắn với uy tín của trường đào tạo có khác hay không.

Ví dụ hiện nay với bằng của LILAMA2 cho những chương trình chất lượng cao theo đúng mô hình của Đức, chúng tôi có thể đưa các em sang Đức để làm việc. Đó chính là sự khác biệt. Hiện chúng tôi đang triển khai một chương trình đặc biệt là đào tạo để đưa các em sang Đức đấy làm việc. Mô hình này là gì, đào tạo ở Việt Nam các doanh nghiệp ở Đức sang đây để khảo sát, đánh giá và nhận các em này, khi học xong lấy bằng LILAMA2, các em sang Đức được học thêm 3 – 6 tháng và các tổ chức như Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức AHK cấp bằng thì các em đi thẳng vào làm việc không phải đào tạo lại.

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Dũng, vậy theo nghiên cứu của ông thì học sinh tham gia mô hình đào tạo chất lượng cơ hội được làm việc tại các tập đoàn lớn của các nước phát triển ra sao?

PGS.TS. Bùi Thế Dũng: Trước hết phải nói rằng quan trọng nhất là năng lực của người học ở đầu ra và đầu ra đó hoàn toàn tương thích với một hệ thống đã chuyển giao hoặc liên kết với chúng ta. Thứ hai, hiện nay các tập đoàn đa quốc gia cũng có rất nhiều đơn vị sản xuất khắp nơi trên khắp thế giới. Tại Việt Nam có thể nói tất cả các tập đoàn đa quốc gia về công nghiệp đều có mặt. Và tôi nghĩ ở nước ta nếu mà lực lượng các trường này ra các chương trình chất lượng cao phủ được trong cơ sở đào tạo của họ thì cũng đã là một thị trường rất là lớn.

Còn đối với đi lao động ở nước ngoài, thì phía Bộ LĐ-TBXH cũng có rất nhiều chương trình để hỗ trợ xuất khẩu lao động có tay nghề, đặc biệt với bên Nhật những chương trình đó rất nhiều.

Thế thì những học sinh đã tốt nghiệp những chương trình chất lượng cao, sẽ được học cập nhật, được học bổ sung để hòa nhập với bên kia về ngoại ngữ, phong cách làm việc và có một số kỹ năng chuyên môn nữa thì hoàn toàn có thể đáp ứng được thị trường ấy. Ở Đức thì cũng có một chương trình của Nhà nước khuyến khích những người có kỹ năng nghề nghiệp, có năng lực cao tham gia thị trường lao động này và chính LILAM2 cũng đang khai thác kênh đó.

Theo tôi, những nước công nghiệp phát triển như Đức, Nhật dân số ngày càng già, dẫn đến sự thiếu hụt lao động có tay nghề cao, đặc biệt một số kỹ năng mới của thời đại công nghệ thông tin, 4.0 sẽ trở thành thách thức với những lao động đã nhiều tuổi. Và đó chính là cơ hội cho các trường đào tạo nghề ở Việt Nam như LILAMA2.

Ông Nguyễn Khánh Cường: Tôi bổ sung một thông tin, tại Đức, từ 1/3/2020, họ đã đưa vào luật quy định là người lao động của 3 nước Brazil, Ấn Độ, Việt Nam sau khi học theo mô hình Đức thì có thể đến làm việc ở nước Đức.

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng phải nói đây là một thông tin rất hấp dẫn. Tiếp theo xin hỏi ông Giang một vấn đề rất nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm là tình hình “đầu ra” của đào tạo chất lượng cao thế nào?

Ông Đỗ Văn Giang: Tỷ lệ có việc làm của học sinh sinh viên tham gia giáo dục nghề nghiệp nói chung trong mấy năm gần đây đều khoảng trên 80%. Ví dụ năm 2019 vừa rồi là 87% sinh viên cao đẳng và 82% học sinh trung cấp ra có việc làm ngay. Còn đào tạo chất lượng cao là 100%, cung không đủ cầu luôn.

Một tầm nhìn mới cho đào tạo chất lượng cao

Nhà báo Phạm Huyền: Thưa ông Giang, năm 2020 là năm cuối cùng để chúng ta hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 10 năm 2011-2020? Vậy đối với riêng đào tạo chất lượng cao vậy, trong giai đoạn tới chúng ta có những chủ trương chính sách nào để tiếp nối và phát triển?

Ông Đỗ Văn Giang: Những năm qua chúng tôi đã hết sức nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011-2020. Năm 2020 này, có lẽ chúng tôi sẽ đánh giá tổng kết chiến lược, hiện chưa có số liệu cụ thể nhưng từ chiến lược này, chúng tôi đã đề xuất để xây dựng dự thảo và cũng sẽ trình trong năm 2020 một chiến lược mới về phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn đến 2025 và tầm nhìn đến 2030, thậm chí đến 2050.

Trong đó chúng tôi dự kiến sẽ có những thay đổi để nó phù hợp với tình hình hiện nay, ví dụ như về phần chuyển giao các bộ chương trình vẫn còn thiếu hụt một chút, rồi về công nghệ 4.0 chúng tôi phải đưa vào, rồi về số hóa trong quản lý quản trị điều hành của cả hệ thống cũng như của các trường, v.v… Đó là những điểm mới mà chúng tôi đã nghĩ ra và trao đổi với nhau qua một vài cuộc hội thảo rồi.

Thế còn nói riêng về đào tạo chất lượng cao trong chiến lược tiếp theo thì chúng tôi tiếp tục coi đây là một trong những giải pháp đột phá, và sẽ đặt trọng tâm vào việc đẩy mạnh tự chủ, đẩy mạnh các tiêu chí, tiêu chuẩn để các trường chất lượng cao sớm được hoàn thiện. Thứ 2 là việc kết hợp với doanh nghiệp, chúng tôi phải đẩy mạnh hơn việc doanh nghiệp đặt hàng, tức là kết hợp Nhà nước - Nhà trường và Nhà sử dụng đặt hàng được tăng cường.

Một việc quan trọng nữa là chúng tôi phải đẩy mạnh truyền thông hơn nữa để phụ huynh, học sinh thấy rằng đào tạo và học tập trong môi trường giáo dục nghề nghiệp không chỉ là con đường tiến thân lập nghiệp mà còn là con đường phát triển tương lai, có tương lai, có triển vọng và thúc đẩy kinh tế xã hội của đất nước.

Nhà báo Phạm Huyền: Vậy thưa ông Cường, ông có điều gì muốn chia sẻ?

Ông Nguyễn Khánh Cường: Về phía nhà trường, phải nói rằng chương trình chất lượng cao đang triển khai ở trường chúng tôi cũng như trong hệ thống là một con đường, như anh Giang nói là con đường tiến thân, con đường lập nghiệp. Khi tham gia những chương trình chất lượng cao thế này, các em sẽ được đảm bảo một cuộc sống thành công trong tương lai.

{keywords}
PGS.TS Bùi Thế Dũng. Ảnh: Thúy Nga

Nhà báo Phạm Huyền: Từ góc độ của chuyên gia giáo dục, PGS.TS Bùi Thế Dũng nghĩ sao?

PGS.TS Bùi Thế Dũng: Hơn 20 năm vừa qua, tôi đã có cơ hội chứng kiến sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp, cộng tác với hầu hết các tổ chức quốc tế đã tham gia ở Việt Nam. Tôi cũng đang tham gia việc đánh giá chiến lược 10 năm vừa rồi và tư vấn cho việc xây dựng chiến lược 10 năm tới.

Theo tôi, có hai điểm cần đẩy mạnh trong thời gian tới. Thứ nhất là chuẩn hóa mọi khía cạnh liên quan đến đào tạo. Và cái này chúng ta đã học tập được chính qua con đường liên kết đào tạo với nước ngoài, để đủ lớn, đủ kinh nghiệm tự chuẩn hóa hệ thống của mình.

Thứ hai đó là hợp tác với doanh nghiệp. Về việc này, tự thân giáo dục nghề nghiệp đã làm rất nhiều, cũng có nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học tốt. Nên tôi hi vọng cộng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, rồi truyền thông được đẩy mạnh thì doanh nghiệp sẽ tham gia nhiều hơn nữa. Và đấy chính là một yếu tố rất mấu chốt nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhà báo Phạm Huyền: Vâng thưa quý vị độc giả, rõ ràng là nói tới Việt Nam và nói tới môi trường đầu tư kinh doanh thì nhiều quốc gia, doanh nghiệp thường coi lao động giá rẻ như một trong những ưu điểm của nguồn nhân lực nước ta. Nhưng rõ ràng “giá rẻ” trước đây là gắn với lao động giản đơn và chúng ta cũng hi vọng với sự phát triển của các mô hình giáo dục nghề nghiệp hiện đại như đào tạo chất lượng cao hay còn gọi là “du học nghề tại chỗ”, Việt Nam sẽ còn nổi danh bởi nguồn nhân lực chất lượng cao có sáng tạo, có đổi mới và có trình độ. Điều này cũng sẽ đóng góp rất tích cực cho sự phát triển của khoa học công nghệ, cho nền kinh tế của Việt Nam.

Xin cảm ơn các vị khách mời đã tham gia chương trình. Cảm ơn độc giả đã theo dõi.   

VietNamNet thực hiện

">

“Du học nghề tại chỗ”: Thấy rõ lợi ích, doanh nghiệp sẽ ngày càng tích cực tham gia

Nhận định, soi kèo Baniyas Club vs Al Ain, 23h45 ngày 22/4: Khó cho khách

Học sinh sẽ nộp hồ sơ tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam từ ngày 7-9/7.

{keywords} 

Học sinh dự thi vào Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam năm 2019.

Phương thức tuyển sinh của trường là kết hợp giữa xét tuyển và kiểm tra, đánh giá năng lực.

Ở vòng 1 (sơ tuyển) diễn ra chậm nhất trước 10/7, với cách tính: Điểm sơ tuyển = Điểm học tập cấp tiểu học + Điểm ưu tiên.

Trong đó, điểm học tập cấp tiểu học là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt ở cả 5 năm tiểu học và môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở lớp 4, 5. Điểm ưu tiên từ 0,5-1,5 theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Những học sinh có điểm sơ tuyển từ 137/140 trở lên sẽ được tham gia vòng 2.

Vòng 2 là kiểm tra, đánh giá năng lực. Học sinh làm ba bài Toán, Tiếng Việt và Tiếng Anh, mỗi bài 45 phút vào ngày 24/7.

{keywords}

Lịch thi vào lớp 6 Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Hình thức là kết hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận. Nội dung nằm trong chương trình tiểu học sau tinh giản, chủ yếu là lớp 5. Điểm tuyển sinh là tổng điểm bài kiểm tra của cả ba môn.

Trường chỉ xét tuyển đối với thí sinh tham dự đủ bài kiểm tra, không vi phạm quy chế đến mức hủy kết quả và các bài đều đạt điểm lớn hơn 2 theo thang điểm 10.

Căn cứ điểm chuẩn xét tuyển, trường sẽ xét từ cao đến thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Trường hợp xét đến chỉ tiêu cuối cùng có nhiều thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau, trường sẽ tiếp tục chọn thí sinh theo thứ tự ưu tiên: có điểm sơ tuyển cao hơn; có tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt cao hơn; có hộ khẩu thường trú tại Cầu Giấy.

Năm học 2020-2021, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tuyển khoảng 180 học sinh, chia làm 4 lớp.

Thúy Nga

Trường THCS Ngoại ngữ tuyển sinh 100 chỉ tiêu trong năm 2020

Trường THCS Ngoại ngữ tuyển sinh 100 chỉ tiêu trong năm 2020

 - Năm 2020 là mùa tuyển sinh thứ 2 của Trường THCS Ngoại ngữ (Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQGHN). Năm ngoái, số lượng dự thi vào trường này lên đến 3.000 học sinh, tỷ lệ cạnh tranh là 1 chọi 30.

">

Tiếp tục học bạ “khủng” mới qua vòng sơ tuyển vào lớp 6 trường Amsterdam

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 1

Tại chung kết Miss International (Hoa hậu Quốc tế) diễn ra tối 12/11 (giờ Việt Nam), Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy vượt qua 70 đại diện đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ để đăng quang ngôi vị cao nhất. Ngay sau chung kết, tên tuổi Thanh Thủy gây sốt mạng xã hội. Nhiều khán giả, nghệ sĩ chúc mừng đại diện Việt Nam trở thành Hoa hậu Quốc tế 2024.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 2

Thanh Thủy sinh năm 2002, quê ở Đà Nẵng. Trước khi đăng quang Hoa hậu Quốc tế, cô đăng quang Hoa hậu Việt Nam hồi tháng 12/2022, từng đoạt Hoa khôi Đại học Ngoại ngữ, Á khôi 1 Học sinh sinh viên Tài năng - Thanh lịch (Đà Nẵng). Người đẹp cao 1,75m, số đo ba vòng 80-63-94cm.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 3

Thời mới trở thành Hoa hậu Việt Nam, chiến thắng của Thanh Thủy từng vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, bị chê nhạt nhòa. Đứng trước áp lực, sức nặng của vương miện, cô nỗ lực chứng minh khả năng của mình, hoàn thiện bản thân. "Tôi lắng nghe những góp ý, bỏ ngoài tai những lời chê bai, miệt thị ngoại hình và rút ra bài học để tốt hơn", cô từng cho biết. 

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 4

Tháng 3/2023, Thanh Thủy xác nhận cô can thiệp thẩm mỹ ở phần mũi và vòng một để có vẻ ngoài tự tin hơn. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Dân trí, Thanh Thủy cho biết cô hạnh phúc và có thêm động lực khi được khán giả ghi nhận những thay đổi tích cực của bản thân. Bên cạnh việc "dao kéo", cô cũng chọn lọc những góp ý của khán giả và ê-kíp để xây dựng phong cách phù hợp.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 5

Sau khi khép lại nhiệm kỳ Hoa hậu Việt Nam vào cuối năm 2023, Thanh Thủy vẫn là một trong những hoa hậu được khán giả chú ý. Cô đắt show diễn thời trang, được lòng nhiều nhà thiết kế, thương hiệu.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 6

Chân dài gen Z cũng thực hiện nhiều hoạt động xã hội, cộng đồng, chia sẻ quan điểm sống lạc quan, tích cực, được khán giả trẻ noi theo. Hồi tháng 5, Thanh Thủy đăng ký hiến tạng với mong muốn lan tỏa ý nghĩa cao đẹp của việc hiến tạng, cũng như góp sức giúp đỡ những bệnh nhân cần được giúp đỡ.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 7

Hành trình hoạt động của Thanh Thủy có sự đồng hành, cổ vũ từ gia đình. Mặc dù cha mẹ có điều kiện để đáp ứng nhu cầu ăn học, hoa hậu vẫn đi làm thêm, tự lập từ sớm. 

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 8

Sau 2 năm kể từ ngày đoạt vương miện, người đẹp gốc Đà Nẵng ngày càng thăng hạng về ngoại hình. Ở tuổi 22, Thanh Thủy được khen quyến rũ, táo bạo và trưởng thành hơn. Những bức hình khoe dáng gợi cảm của hoa hậu thường nhận được hàng chục ngàn lượt thích, bình luận từ dân mạng.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 9

Để duy trì vóc dáng, Thanh Thủy tập gym, chơi cầu lông, bơi lội. Cô cũng chăm dưỡng da, ăn uống khoa học. Nhờ nỗ lực cải thiện sắc vóc, Thanh Thủy sở hữu hình thể đầy đặn, khỏe mạnh hơn so với thời mới đăng quang năm 2022.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 10

Đời thường, trong những hình ảnh ít son phấn, Thanh Thủy thường xuất hiện với vẻ ngoài trẻ trung, phong cách hiện đại, đúng lứa tuổi gen Z.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 11

Thanh Thủy có trình độ học vấn ấn tượng. Cô là một trong 36 sinh viên của trường Đại học Ngoại ngữ (Đại học Đà Nẵng) có cơ hội được trao đổi sinh viên với Đại học Ubon Ratchathani (Thái Lan).

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 12

Hiện tại, bên cạnh việc học tập ở Đại học Ngoại ngữ, Thanh Thủy còn theo học tại Đại học Greenwich Việt Nam. Cô có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh và tiếng Hàn.

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ - 13

Hoa hậu gen Z cho biết ở mỗi giai đoạn cuộc sống, cô sẽ có những ưu tiên khác nhau. Thời gian qua, cô học hỏi kiến thức, trau dồi bản thân, mong muốn thể hiện năng lượng tích cực đến với công chúng và xây dựng hình ảnh đẹp, truyền cảm hứng tới các bạn trẻ.

Ảnh:Facebook nhân vật

">

Hoa hậu Thanh Thủy: Đời thường gợi cảm, lột xác sau thẩm mỹ

友情链接