Thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của cuộc Cách mạng sản xuất mới (hay còn được gọi với cái tên Cách mạng công nghiệp lần thứ 4) với những đột phá lớn về công nghệ chưa từng có trong lịch sử. Cuộc cách mạng sản xuất mới có thể làm thay đổi căn bản cách chúng ta sống, làm việc và sản xuất.
Những cải cách công nghệ mang tính đột phá có thể dẫn đến những điều kỳ diệu trong sản xuất và năng suất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần này có thể kích thích những thay sự điều chỉnh hoặc thay đổi quan trọng và sâu sắc trong suy nghĩ và chính sách của các lĩnh vực tại nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt là trong các chính sách công nghiệp hóa của các quốc gia đang phát triển.
Việt Nam đang tham gia vào một chặng mới trong quá tình phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn năm 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại là một trọng tâm trong chiến lược phát triển quốc gia và vẫn sẽ tiếp tục được đẩy mạnh. Cuộc Cách mạng sản xuất mới có thể đem đến cho Việt Nam nhiều cơ hội lớn để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, tuy nhiên cũng đặt ra nhiều thách thức cho quốc gia, đặc biệt là nguy cơ tụt hậu.
" alt=""/>“Việt Nam có thể tụt hậu xa hơn nếu không tập trung vào cuộc cách mạng sản xuất mới”Năm nay, bộ đôi iPhone 6s và 6s Plus không chỉ sở hữu độ phân giải cao hơn mà còn quay được video 4K, có đèn flash LED mạnh hơn cùng nhiều tính năng cải tiến mới. Chỉ có điều, chất lượng ảnh chụp có tịnh tiến hay không thì vẫn là câu hỏi lớn nhất.
Trước đây, camera của iPhone luôn được đánh giá cao hơn các đối thủ Android, nhưng 1-2 năm trở lại đây, mọi chuyện đã thay đổi. Các smartphone của LG, Nokia, Motorola và nhất là Samsung đều đã đạt chất lượng ngang ngửa iPhone, thậm chí trong nhiều trường hợp còn vượt mặt đối thủ ở khả năng chụp hình.
Trang Gizmodo đã đặt lên bàn cân 4 smartphone đầu bảng là iPhone 6s, Samsung Galaxy S6, LG G4 và Motorola Moto X để thử xem, kịch bản lần này là như thế nào.
Chất lượng ảnh chụp
Camera mới sở hữu sensor 12MP, thay vì chỉ 8MP như của iPhone 6. Vậy những bức ảnh chụp ra chi tiết hơn ra sao? Màu sắc chân thực như thế nào? Chúng chụp ảnh yếu sáng có tốt hơn? Trên thực tế, khi Gizmodo tiến hành so sánh những bức hình chụp bằng iPhone 6s với iPhone 6, họ lại có kết luận khác. "Độ tương phản và chi tiết có hơn một chút, nhưng khi xem gần, sự chênh lệch mà mắt thường nhận biết được là rất ít. Chất lượng ảnh hầu như không tốt hơn iPhone 6 mấy, rất khó để nhận ra sự khác nhau và hầu hết người dùng đều gặp khó như vậy", trang này nhận xét.
![]() |
Ảnh chụp bằng iPhone 6s (trái) so với ảnh chụp bằng iPhone 6 (phải) |
Khi so sánh với 3 smartphone Android còn lại với những bức ảnh chụp khung cảnh ban ngày, iPhone 6s có chất lượng tương đương về mặt chi tiết hình ảnh, trong đó Moto X mang đến hình ảnh trong và rõ ràng nhất.
![]() |
iPhone 6s so với 3 đối thủ Android trong điều kiện ánh sáng ban ngày |
Tuy vậy, ảnh yếu sáng là cả một chuyện khác. Đúng là iPhone 6s chụp ảnh yếu sáng tốt hơn đáng kể so với iPhone 6, nhưng khi đặt cạnh các đối thủ, chắc chắn iPhone 6s không tái hiện được nhiều chi tiết bằng, dù màu sắc được phản ánh khá tự nhiên.
![]() |
Chụp trong điều kiện ít ánh sáng |
Quả thực, dù chụp ban ngày hay ban đêm thì iPhone 6s cũng được nhận xét là tái hiện hình ảnh tự nhiên nhất và đây là một lợi thế lớn. G4 chụp bị bóng, lóa, trong khi toàn bộ tông màu của ảnh đã bị là mịn quá tay. S6 thì kích tương phản hơi quá đà. Moto X có chất lượng rất ổn nhưng iPhone 6s vẫn tự nhiên, giống thực tế nhất.
![]() |
iPhone 6s cho ra màu sắc tự nhiên nhất |
Một điểm cần nhấn mạnh là dù camera mặt trước của iPhone đã được nâng cấp lên 5MP thay vì chỉ 1.3 MP như các đời iPhone trước, song chất lượng ảnh chụp vẫn rất tệ. Có một lựa chọn về flash là phát sáng toàn bộ màn hình để khuôn mặt bạn rạng rỡ lên khi chụp selfie. Tính năng này cũng được, nhưng chỉ với điều kiện mặt bạn không cách xa điện thoại quá 45cm. Nếu như bạn đeo kính, hãy chuẩn bị tinh thần nhìn thấy vùng lóa hình chữ nhật kỳ quặc bao quanh mắt bạn. LG G4 cũng có tính năng tương tự, trong khi Moto X có đèn flash LED hoàn chỉnh ở mặt trước, dù vậy, ở chế độ chụp selfie, tất cả đều tệ như nhau.
![]() |
So sánh ảnh chụp selfie của 4 smartphone |
Nói tóm lại, iPhone 6s chụp ảnh vẫn đẹp, nhưng không còn là đẹp nhất theo các tiêu chí và thước đo chuẩn nữa. Các bức ảnh trông không khác nhiều so với khi được chụp bằng iPhone 6 và những ai tin rằng iPhone năm nay sẽ có sự đột phá về chất lượng ảnh chụp so với model tiền nhiệm thì chính xác đã bị các chuyên gia quảng cáo của Táo khuyết lừa phỉnh.
Quay video
iPhone mới đã được bổ sung thêm tính năng quay video. Đây là một tính năng hay, nhưng không thật sự hữu ích với số đông bởi người dùng iPhone bình thường không biết 4K có thể làm được gì cho họ. Họ cũng thiếu cả thiết bị cần thiết để phát huy hết sức mạnh của 4K.
Đánh giá công bằng, video 4K của iPhone 6s rất đẹp, độ trong, nét của từng chi tiết rất ấn tượng. Tuy vậy, do sensor nhỏ nên những cải tiến về chiều sâu màu sắc, dải màu động hay hiệu suất chụp ảnh yếu sáng không có mấy cải tiến. Thứ duy nhất mà 4K mang đến cho bạn là hình ảnh chi tiết hơn. Có điều, với sự quảng bá rầm rộ của Apple, bạn dễ dàng quên mất là các con dế Android khác đã quay được 4K từ lâu. Galaxy S5 thực ra mới là smartphone tiên phong cho tính năng này, và chất lượng của chúng hoàn toàn tương đương với iPhone 6s. Còn nếu so với Galaxy S6, iPhone 6s có màu sắc chuẩn hơn một chút, nhưng ống kính góc rộng của S6 lại cho phép quay dễ hơn.
Live Photos
Đây là một tính năng mới được bổ sung cho iPhone 6s, cho phép người dùng khởi tạo các clip siêu ngắn (như thể ảnh động GIF) vui nhộn. Tuy vậy, Gizmodo cho rằng tính năng này gần như vô tác dụng, nhất là với những ai chỉ thích chụp ảnh phong cảnh.
Live Photos được lưu bên trong điện thoại dưới dạng clip với dung lượng khoảng 3MB/clip, nhiều gấp đôi so với dung lượng của một bức ảnh thông thường. Tất nhiên, những ai thích chụp chân dung có thể sẽ thích Live Photos, nhưng bỏ tiền ra mua iPhone 6s chỉ vì tính năng này thì không bao giờ.
Tính năng tự động lấy nét nhanh hơn một chút so với iPhone 6, nhưng hơi chậm hơn Galaxy S6.
Kết luận
Nếu như bạn đang tính lên đời iPhone 6s từ iPhone 6, rất khó để kết luận sự cải tiến về camera có xứng đáng để bạn móc ví hay không. Bạn có thêm 4MP độ phân giải nhưng chỉ để sợi tóc nét hơn một chút, bạn có camera mặt trước 5MP với tính năng đèn flash toàn màn hình nhưng chỉ với điều kiện chụp gần. Khả năng chụp ảnh yếu sáng tốt hơn một chút và quay được video 4K. Nếu chừng đó đã thỏa mãn được bạn thì cũng tốt thôi. Nhưng đừng tin vào những chiêu trò marketing rầm rộ của Apple rằng camera mới có sức mạnh siêu việt và sự chênh lệch với các đời iPhone trước là một trời một vực.
T.C
Tin liên quan
9 tính năng gây bức xúc của iPhone 6s/ iOS9" alt=""/>iPhone 6s không còn là vua chụp ảnh?Tại thị trường Mỹ, 2015 vẫn là năm suy thoái đối với báo giấy. Khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết, lượng phát hành của các số báo trong ngày thường giảm 7%, trong khi phát hành ngày Chủ nhật giảm 4%. Cả 2 mức giảm này đều là cao nhất kể từ năm 2010. Cùng lúc, lợi nhuận từ quảng cáo cũng giảm mạnh nhất kể từ năm 2009, gần 8% trong giai đoạn 2014 - 2015.
Nhân sự làng báo Mỹ cũng bị tinh giản, khoảng 10% vào năm có số liệu mới nhất là 2014. Như vậy, trong 20 năm qua, đội ngũ làm báo tại Mỹ đã cắt bớt 20.000 vị trí, giảm gần 39%.
Trong bối cảnh báo in suy giảm, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters (RISJ) cũng công bố báo cáo toàn cảnh về thị trường tin tức trực tuyến năm qua, để nhấn mạnh sự cạnh tranh của các công ty công nghệ và mạng xã hội (MXH), cũng như nỗ lực của các cơ quan thông tấn để thích ứng với tình hình mới. Nhóm thực hiện khảo sát ở hơn 20 quốc gia, quy mô mẫu mỗi nước là hơn 2.000 người, chủ yếu là các nước phương Tây.
Theo khảo sát của RISJ, 51% những người tham gia khảo sát cho biết họ sử dụng mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin mỗi ngày. Trong số này, 12% ý kiến khẳng định mạng xã hội là nguồn chính. Facebook là kênh thông tin quan trọng nhất để đọc, xem và chia sẻ tin tức.
Đối tượng đọc tin tức nhiều nhất trên mạng xã hội là phụ nữ (họ hiếm khi vào thẳng trang web tin tức hoặc ứng dụng của tờ báo đó) và giới trẻ. Lần đầu tiên, số người trong độ tuổi 18 - 24 khẳng định mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin chính quan trọng hơn truyền hình (28% so với 24%). Truyền hình vẫn là phương tiện tin tức quan trọng nhất với các nhóm người lớn tuổi, nhưng đang theo chiều suy giảm.
![]() |
Tỷ lệ nguồn tiếp nhận thông tin của người Mỹ theo các loại hình qua từng năm, đường màu xanh là tivi, màu đỏ là các trang tin trực tuyến, màu xanh lá là báo in, và đường đứt đoạn là mạng xã hội. Ảnh: RISJ |
Về thiết bị, việc sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức gia tăng nhanh chóng (khoảng 53%), trong khi lượt đọc tin trên máy tính đang giảm, còn lượt tăng trên máy tính bảng thì chững lại.
Phần lớn độc giả vẫn lưỡng lự không muốn chi tiền đối với các tin tức chung chung, đặc biệt ở những nhóm nước nói tiếng Anh với độ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, ở những nước nhỏ hơn, do yếu tố ngôn ngữ nên xu hướng sẵn sàng chi trả là gấp đôi.
Điều khiến những tờ báo đau đầu là tỷ lệ sử dụng các phần mềm chặn quảng cáo gia tăng (khoảng 10% ở Nhật Bản và đến 35% ở Ba Lan). Con số này đặc biệt cao ở những người dưới 35 tuổi và những người thường xuyên đọc tin tức. Phần lớn họ đều đã tải các ứng dụng chặn quảng cáo và sử dụng thường xuyên, hiếm khi ngưng hoặc gỡ bỏ nó. Khoảng 8% người sử dụng điện thoại thông minh cũng đang dùng ứng dụng chặn quảng cáo.
Một điểm đáng quan ngại là xu hướng cá nhân hóa bảng tin, hoặc lựa chọn tin tức dựa trên thuật toán, sẽ khiến độc giả có thể bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Phần lớn độc giả trẻ thoải mái với những tin tức xuất hiện dựa trên thuật toán hơn là tin bài do ban biên tập gợi ý.
Trong 5 năm nghiên cứu các nguồn cung cấp thông tin, nhóm nghiên cứu phát hiện xu hướng chung là lượt xem truyền hình và báo, trang tin trực tuyến đang có xu hướng tăng trong khi tỷ lệ đọc báo in ngày càng suy giảm đáng kể.
Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất trong thế giới truyền thông số là sự tăng trưởng của những thông tin truy cập qua mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram và Snapchat. Ở Mỹ, số người sử dụng mạng xã hội là nguồn cấp tin chính tăng đến 46% trong tổng mẫu khảo sát, gần gấp đôi kể từ năm 2013.
Nhưng vấn đề không chỉ là tiếp cận với tin tức thông qua mạng xã hội. Đối với Facebook, cách thể hiện tin tức đang trở thành một yếu tố mà dịch vụ này đẩy mạnh phát triển trong năm qua.
![]() |
Nhu cầu sử dụng mạng xã hội để đọc tin (khối vàng) so với các mục đích khác (khối xanh) trong những nước mà RISJ khảo sát. Tuy nhiên, nhu cầu đọc tin trên mạng xã hội ở Hàn Quốc và Nhật Bản có sự khác biệt so với số liệu chung. Ảnh: RISJ |
Những tin tức xuất hiện từ thuật toán có xu hướng ưu tiên các tin nóng, các video thời sự, live stream, và những hình ảnh có nội dung; trong khi những nhà xuất bản đang nỗ lực đăng tải những định dạng truyền thống. Từ giữa năm 2015, Facebook cũng mở chức năng để các tờ báo có thể đăng "bài báo tức thời". Khi tin tức đến với độc giả ngày càng nhiều trên mạng xã hội, họ không còn cần thiết phải truy cập trực tiếp vào trang web của báo.
Việc tiếp cận tin tức trên mạng xã hội cũng có những khác biệt đáng kể về thế hệ và giới tính. Chẳng hạn, phụ nữ có xu hướng sử dụng mạng xã hội để đọc tin nhiều hơn đàn ông. Mạng xã hội mà đặc biệt là Facebook là cơ chế tìm kiếm tin tức duy nhất có sức hấp dẫn với phụ nữ hơn đàn ông.
Ngoài ra, bên cạnh đọc tin trên mạng, nhiều người vẫn sử dụng tivi, radio và báo giấy nhưng với mức độ khác biệt đáng kể nếu chia theo độ tuổi. Đối với những nhóm dưới 45 tuổi, tin tức trên mạng quan trọng hơn cả thời sự truyền hình. Đối với độc giả 18 - 24 tuổi, việc tiếp cận thông tin nhiều nhất là từ mạng xã hội (28%), đến tivi (24%) và bỏ xa báo in (6%).
Theo nhóm nghiên cứu, không có nhiều thay đổi đáng kể trong những nền tảng mạng xã hội chủ yếu để đọc tin tức, và Facebook vẫn giữ vị trí hàng đầu. 44% những người tham gia khảo sát nói họ dùng Facebook để đọc tin. YouTube cũng là một kênh thông tin quan trọng (19%), Twitter vẫn là nền tảng chia sẻ tin tức được nhiều nhà báo, chính trị gia và những người "nghiện tin tức" sử dụng (10%), Instagram và WhatsApp đang trong giai đoạn tăng trưởng. Facebook chính là dịch vụ lớn nhất trong tất cả những nước mà nhóm khảo sát tìm hiểu (ngoại trừ Nhật Bản).
Không chỉ đọc tin, mạng xã hội còn khuyến khích người dùng thảo luận và chia sẻ thông tin. 24% người đọc tin trên mạng đã chia sẻ các tin tức này trên mạng xã hội mỗi tuần. Họ thường quan tâm về những chủ đề như chính trị, kinh doanh, công nghệ và môi trường. Phần lớn người dùng chia sẻ thông tin về những điều họ đồng tình (như ở Australia, Mỹ). Ngược lại, người dùng ở Anh thường có xu hướng chia sẻ những chuyện họ không thích.
![]() |
Tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh để đọc tin tức qua các năm ở những nước như Mỹ, Anh, Đức, Pháp và Nhật. Ảnh: RISJ |
Theo Pew, năm 2015, thị trường Mỹ chi tiêu 59,6 tỷ USD cho quảng cáo số (digital advertising), bao gồm các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, web tin tức và các website khác. Đây là mức tăng 20% so với năm 2014. Các nền tảng số hiện chiếm 33% trong tổng chi quảng cáo (183 tỷ USD) ở mọi nền tảng. Những số liệu này vẫn tiếp tục là mức tăng so với năm 2014 (lần lượt là 28% và 175 tỷ USD). Digital ad được chia theo 2 nhóm: cho thiết bị di động (1) và desktop (2). Trong đó, chi quảng cáo trên nhóm 1 chiếm hơn một nửa trong tổng chi, đạt 31,6 tỷ USD và cao hơn một chút so với 28 tỷ USD quảng cáo trên desktop.
![]() |
5 công ty công nghệ hàng đầu chiếm phần lớn lợi nhuận từ quảng cáo hiển thị, rồi mới đến những dịch vụ khác, bao gồm báo chí. Ảnh: Pew |
Thống trị về lợi nhuận digital ad vẫn là 5 công ty công nghệ và dịch vụ mạng xã hội lớn: Google, Facebook, Yahoo, Microsoft và Twitter, chiếm 65% tổng lợi nhận từ digital ad trong năm 2015, hay 38,5 tỷ USD trong 59,6 tỷ USD. Trong nhóm này, lợi nhuận digital ad năm 2015 của Facebook và Twitter phụ thuộc lớn vào di động, lần lượt là 77% và 88%. So với đó, quảng cáo trên di động chiếm phần nhỏ hơn trong lợi nhuận digital ad của Google và Yahoo, lần lượt là 41% và 35%.
Về quảng cáo hiển thị (display ad), vẫn là 5 công ty hàng đầu chiếm hết phần lớn của miếng bánh: 59% trên tổng số (hoặc 15,7 tỷ USD trên 26,8 tỷ USD) gồm các công ty như Facebook, Twitter, Yahoo, Google và Verizon. 41% còn lại (11 tỷ USD) mới chia đều cho những website của các báo, các mạng lưới quảng cáo hoặc những dịch vụ mạng xã hội khác.
" alt=""/>Mạng xã hội đang đe dọa báo chí truyền thống như thế nào?