Dấu mốc quan trọng trong xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Quốc phòng
Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng vừa được Bộ này chính thức khai trương tại địa chỉ tại địa chỉ dichvucong.mod.gov.vn vào chiều ngày 16/4.
Được xây dựng đáp ứng các quy định về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trang dichvucong.mod.gov.vn là nơi cung cấp trực tuyến các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, kịp thời.
Theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, trang dichvucong.mod.gov.vn cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 29 thủ tục hành chính trên 6 lĩnh vực, bao gồm: báo chí, quản lý vật liệu nổ quốc phòng, mật mã dân sự, chính sách quân đội, quản lý CNTT và chứng thực điện tử.
Trên trang dichvucong.mod.gov.vn, Bộ Quốc phòng cung cấp dịch vụ công trực tuyến với 29 thủ tục hành chính trên 6 lĩnh vực. |
Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng được kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia, sẵn sàng cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp trên mạng Internet.
Đây là địa chỉ tin cậy để người dân, doanh nghiệp giao dịch với các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng trên môi trường điện tử. Đồng thời, Cổng này cũng là một kênh theo dõi, giám sát để nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của các cơ quan, đơn vị trong Bộ Quốc phòng.
Cũng theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, phát biểu tại lễ khai trương, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh: "Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng chính thức đi vào hoạt động là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng Chính phủ điện tử trong Bộ Quốc phòng, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính với mục tiêu lấy người dân là trung tâm, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ của các cơ quan, đơn vị".
Bộ Quốc phòng cung cấp 22 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4
Đáng chú ý, số liệu trên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng cho thấy, trong 282 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Quốc phòng, hiện đã có 18 thủ tục được cung cấp trực tuyến mức 3 và 4 thủ tục được cung cấp trực tuyến mức 4 – mức cao nhất được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.
Cả 4 thủ tục hành chính được Bộ Quốc phòng cung cấp trực tuyến mức 4 trên Cổng dịch vụ công của bộ đều thuộc lĩnh vực chứng thực điện tử, đó là:Thủ tục cấp mới chứng thư số cơ quan, tổ chức; thủ tục cấp mới chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; thủ tục cấp mới chứng thư số cho cá nhân; thủ tục gia hạn chứng thư số cho người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu, người có chức danh nhà nước.
Nghị định 130 năm 2018 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số nêu rõ, các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan Đảng, Nhà nước nếu áp dụng chữ ký số thì sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ cung cấp.
Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ (Bộ Quốc phòng) là tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ. Theo số liệu của cơ quan này, tính đến giữa năm ngoái, hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã đảm bảo cung cấp trên 230.000 chứng thư số cho các bộ, ngành và địa phương trong cả nước.
Theo hướng dẫn, để thực hiện các thủ tục hành chính được cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Quốc phòng, trước khi thực hiện các thao tác nộp hồ sơ trực tuyến, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân cần đăng ký tài khoản để có thể truy cập vào hệ thống. Ngoài việc nộp hồ sơ trực tuyến, trong hệ thống, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân còn có thể theo dõi tình trạng hồ sơ, xem thống kê tình trạng xử lý của các hồ sơ thủ tục hành chính hay tham gia đánh giá hệ thống qua các câu hỏi khảo sát…" alt=""/>Cấp chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cho cơ quan, tổ chức hoàn toàn qua mạngMỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng của mình về đổi mới sáng tạo để phát triển doanh nghiệp mình, tái tạo chính mình và đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước. Ảnh: TD
Đổi mới sáng tạo thì bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhận thức và tư duy. Để hiểu hơn về đổi mới sáng tạo thì tôi xin phép được nhìn nó từ một số góc nhìn khác nhau.
Người Nhật đề cập đến xã hội 5.0. Xã hội 1.0 là săn bắn, du cư. Xã hội 2.0 là làm nông nghiệp, định canh. Xã hội 3.0 là xã hội công nghiệp. Xã hội 4.0 là xã hội thông tin. Xã hội 5.0 là xã hội thông minh. Bây giờ cái gì cũng Smart. Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp có thể hiểu theo nghĩa sau, sử dụng công nghệ, mà chủ yếu là công nghệ số, để tự động hoá, thông minh hoá toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ quản trị tới sản xuất, bán hàng. Với cách tiếp cận này thì từ khoá quan trọng nhất là: Thông minh hơn và tiếp tục thông minh hơn trong mọi hoạt động, và công cụ quan trong nhất giúp ích cho quá trình này là công nghệ, nhất là công nghệ số, công nghệ 4.0.
Một cuộc cách mạng xảy ra và khi đó, tương lai sẽ không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Đổi mới sáng tạo xảy ra là đúng vào lúc này. Hạ tầng cũ, cách làm cũ, tri thức cũ, sản phẩm cũ, mô hình kinh doanh cũ không còn phù hợp. Chúng ta cần hạ tầng mới, cách làm mới, tri thức mới, sản phẩm mới, mô hình kinh doanh mới. Rất nhiều thứ chỉ đơn giản là làm ngược lại. Trước đây là tìm mọi cách để tránh sai lầm thì nay là sai nhanh hơn với chi phí rẻ hơn. Trước đây là học trước làm sau thì nay là làm trước học sau, vì cái mới thì chưa có nên không thể học mà chỉ có thể thử. Trước đây là có việc trước rồi tìm người sau thì nay là tìm người phù hợp trước rồi mới nghĩ đến làm gì, vì việc là mới nên cần những người giống nhau ở chỗ đam mê khám phá. Trước đây sức mạnh của doanh nghiệp là đông người thì nay sức mạnh là ít người để phản ứng nhanh và chuyển động nhanh. Với cách tiếp cận này thì quan trọng nhất đối với các CEO là tìm cách tiếp cận mới trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.
Một công ty thành công, đứng ở vị trí số 1 thì lại thường sụp đổ khi xuất hiện những công nghệ mới đột phá. Và qui trình sụp đổ thường là như sau. Bước 1, các công nghệ đột phá được các công ty thành công phát triển đầu tiên. Bước 2, đội ngũ marketing thăm dò phản ứng của những khách hàng trọng yếu về công nghệ mới, và không nhận được sự ủng hộ, vì các sản phẩm cũ vẫn đang tốt và quen dùng. Bước 3, các công ty thành công quay sang thúc đẩy sự phát triển các công nghệ mang tính duy trì, cải tiến sản phẩm cũ, nâng cao hiệu suất, tăng doanh thu và lợi nhuận. Bước 4, các công ty mới được thành lập dựa vào công nghệ mới đột phá và phải thăm dò thị trường mới, khách hàng mới, thường là những khách hàng ở lớp dưới, bằng cách thử và sai, và từ đây, hàng loạt các ứng dụng mới, sản phẩm mới có tầm ảnh hưởng được hình thành. Bước 5, các công ty mới gia nhập thị trường sẽ tiến lên các thị trường cao cấp. Bước 6, các công ty thành công nhập cuộc quá trễ nên không thể gìn giữ được khác hàng cơ bản của họ và sự đổi ngôi xảy ra. Và như vậy, sự đổi mới sáng tạo thường tạo ra cơ hội cho các công ty mới với công nghệ mới mang tính đột phá. Với góc nhìn này, các công ty lớn và thành công có những khuyết tật chết người, và tạo ra cơ hội cho các công ty mới, các công ty nhỏ, cơ hội vươn lên trở thành số một của các công ty không có tên tuổi, nhưng phải dựa vào công nghệ mới đột phá, và đi từ các thị trường mới để quay về lật đổ tại các thị trường truyền thống hiện tại.
Vậy có cách nào để các công ty lớn, đang thành công có thể xử lý được tình huống này không? Về cơ bàn, có 3 cách tiếp cận sau. Thứ nhất, thúc đẩy các công nghệ và thị trường mới nổi, để nó trở thành đủ lớn, đủ nhanh nhằm đóng góp vào tăng trưởng của công ty. Thứ hai, chờ cho đến khi thị trường mới, công nghệ mới ngày càng rõ nét và ra nhập khi thị trường này đã đủ lớn và trở thành hấp dẫn. Thứ ba, giao trách nhiệm thương mại hoá công nghệ đột phá cho các bộ phận mới, đủ nhỏ để hiệu suất kinh doanh của chúng chỉ phụ thuộc vào công nghệ mới, thị trường mới. Nhưng bộ phận mới này phải được hoạt động theo các qui trình mới và hệ giá trị mới để có thể giải quyết được các vấn đề mới. Các nghiên cứu cho thấy, cách tiếp cận thứ ba có nhiều hứa hẹn hơn. Cách thứ nhất khó thành công vì công nghệ mới, thị trường mới không tạo ra bùng nổ trong thời gian ngắn. Cách thứ hai thì lại quá muộn. Với góc nhìn này thì các công ty lớn, đang thành công vẫn có cơ hội tiếp tục tồn tại và phát triển, nhưng phải phân mình từ một tổ chức thành 2 tổ chức độc lập với 2 cách vận hành khác nhau, 2 văn hoá khác nhau. Và là một việc không dễ.
Đổi mới sáng tạo đòi hỏi sự thay đổi, nhưng chính các cơ chế, qui trình, hệ giá trị mà thông qua đó công ty tạo ra giá trị và thành công lại là kẻ thù của sự thay đổi. Năng lực của một tổ chức bao gồm 3 yếu tố: Tài nguyên, Qui trình và Hệ giá trị. Cả 3 yếu tố này khi công ty ở qui mô lớn và thành công thì đều mang tính duy trì. Do vậy, chính các năng lực của một tổ chức cũng là thứ ấn định những khuyết tật của nó. Và nhiệm vụ của các CEO là phải giải quyết mâu thuẫn này khi có yêu cầu về đổi mới sáng tạo. Các CEO có 3 lựa chọn sau. Thứ nhất, thâu tóm một công ty có qui trình và hệ giá trị tương đồng với nhiệm vụ mới. Thứ hai, cố gắng thay đổi các qui trình và hệ giá trị của tổ chức hiện tại. Thứ ba, tạo ra một bộ phận độc lập rồi phát triển các qui trình mới và hệ giá trị mới để đáp ứng được các yêu cầu mới. Với cách nhìn này thì các công ty lớn đang thành công quả là có một thách thức rất lớn khi nói về đổi mới sáng tạo.
Đổi mới sáng tạo dưới góc nhìn kinh tế số thì sẽ như thế nào?
Kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, tri thức số như là yếu tố sản xuất chính; sử dụng mạng Internet, mạng thông tin làm không gian hoạt động; và sử dụng ICT, tức là viễn thông và CNTT, để tăng năng suất lao động, và để tối ưu nền kinh tế. Nếu nói đơn giản thì là nền kinh tế liên quan đến công nghệ số. Kinh tế số là một quá trình tiến hoá lâu dài. Là quá trình chuyển đổi số trên bình diện quốc gia. Ở những mức độ khác nhau, mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp, mọi cá nhân đều có thể sử dụng công nghệ số để làm tốt hơn công việc của mình, thậm chí đột phá để thay đổi về chất công việc của mình.
Cách nhanh nhất để đẩy nhanh nền kinh tế số là sử dụng công nghệ số để thay đổi cách chúng ta đang sản xuất, đang làm việc. Dùng camera để giảm người bảo vệ, đó chính là kinh tế số. Tự động tưới cây khi đất khô, đó cũng chính là kinh tế số. Dùng văn bản điện tử thay giấy tờ cũng là số hoá nền kinh tế. Ai sẽ làm việc này? Đó là các doanh nghiệp công nghệ số. Bởi vậy phải khởi nghiệp công nghệ số, phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Dùng công nghệ số để giải quyết vấn đề Việt Nam, bài toán Việt Nam, và từ cái nôi Việt Nam, các doanh nghiệp công nghệ này sẽ đi ra toàn cầu. Công nghệ sinh ra là để giải quyết vấn đề, ở đâu có vấn đề là ở đó có công nghệ, có giải pháp. Vấn đề đang có ở mọi nơi, có thể là ngay trong công việc hàng ngày của mỗi chúng ta, và mỗi chúng ta có thể khởi nghiệp công nghệ để giải quyết bài toán của mình. Cuộc cách mạng toàn dân khởi nghiệp công nghệ số, phổ cập công nghệ số sẽ giúp Việt Nam số hoá nền kinh tế rất nhanh.
Công nghệ số sẽ sinh ra những mô hình kinh doanh mới, thách thức mới hoặc thay thế mô hình kinh doanh cũ. Thí dụ, Uber đang thách thức taxi. Fintech thách thức ngân hàng truyền thống. Mobibe money thanh toán mua hàng hoá giá trị nhỏ sẽ giải quyết bài toán thanh toán không dùng tiền mặt đến 100% người dân, nhưng lại thách thức ngân hàng. Vấn đề của chính phủ là có dám chấp nhận các mô hình kinh doanh mới này hay không. Nếu dám chấp nhận nhưng lại là người sau cùng chấp nhận thì cũng không có giá trị nhiều.
Bởi vậy mà nhiều người nói, số hoá nền kinh tế là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, chấp nhận các công nghệ mới làm thay đổi căn bản các ngành, thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ. Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ mới của thế giới sẽ về, người tài trên toàn cầu sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm công nghệ số xuất khẩu được. Nhưng phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, đó là cơ hội của chúng ta.
Như vậy, dưới góc nhìn kinh tế số, hay chuyển đổi số thì đổi mới sáng tạo có nghĩa là: Doanh nghiệp thì tập trung vào chuyển đổi số để trở thành doanh nghiệp số, còn chính phủ thì tập trung vào xây dựng thể chế để chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới đột phá. Những thách thức của đổi mới sáng tạo luôn là rất lớn. Nhưng cơ hội của những nước đang phát triển như chúng ta lại là lớn hơn. Và đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng và trở thành nước phát triển vào năm 2045. Mỗi doanh nghiệp có cách tiếp cận riêng của mình về đổi mới sáng tạo để phát triển doanh nghiệp mình, tái tạo chính mình và đóng góp cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng
Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam. Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam.
" alt=""/>Cơ hội để Việt Nam thay đổi thứ hạng và trở thành nước phát triển vào năm 2045Bà Nga cho biết khi nhận thấy khách hàng bối rối, bà liền hỏi thăm về mẫu xét nghiệm. H. kể đây là mẫu xét nghiệm đứa con thứ hai của vợ chồng cô.
Năm thứ 2 đại học, cô đã lấy chồng vì dính bầu. Ra trường, H. tới làm việc tại một công ty xuất nhập khẩu thiết bị y tế. Vóc dáng cao ráo, trắng trẻo, nhiều người gọi cô là hoa khôi. Giấu đồng nghiệp đã có chồng, H. tháo nhẫn đi làm. Cả công ty đều cho rằng cô vẫn độc thân.
Với vẻ đẹp “gái một con trông mòn con mắt” và tính tình vui vẻ. H. luôn được sếp ưu ái đưa đi tiếp khách và công tác cùng. Cô rơi vào lưới tính của giám đốc lúc nào không hay. Vài tháng sau, H. có thai. Cô lo lắng không biết đó là con của chồng hay của người tình. Từ khi sinh con, lúc nào H. cũng thấp thỏm lo lắng, nhìn con giống ai. Càng lớn, bé không có nét giống bố, mẹ. Điều đó thôi thúc cô đi làm xét nghiệm ADN cho con.
Những trường hợp như của H. không phải là hiếm. Bà Nga cho biết phụ nữ quan hệ cùng thời điểm với hai người đàn ông mang thai sẽ khó xác định con của ai. Thậm chí, có trường hợp quan hệ tình dục trước đó 1 tuần nhưng khi mang thai vẫn từ tinh trùng cũ. Khi có thai, việc siêu âm không thể xác định được thời điểm thụ thai vì tính tuần thai từ chu kỳ kinh nguyệt trước đó.
"Hiện nay, xét nghiệm ADN có thể dùng nước ối hoặc chờ trẻ sinh ra. Các mẫu có thể làm xét nghiệm xác định huyết thống như dây rốn, tóc, máu, móng, niêm mạc miệng", bác Nga thông tin. Với trường hợp của H., bà Nga chỉ khuyên cô nên từ bỏ mối quan hệ ngoài luồng và vun vén vào gia đình nhỏ của mình.
'Chuyện lạ giữa đời thường' của người vợ khi nhận tờ xét nghiệm ADN từ chồngNhìn vào kết quả xét nghiệm ADN, người vợ đang mang căn bệnh ung thư vui mừng vì chồng không bị lừa. Người phụ nữ này còn ngỏ ý đón hai mẹ con lên Hà Nội để tiện chăm sóc tốt hơn bởi bà quan niệm "đây cũng là máu mủ của gia đình"." alt=""/>Xét nghiệm ADN cho con và sếp, cô gái lo lắng tìm cách giấu thân phận của con