当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Buriram United vs BG Pathum United, 19h30 ngày 2/4: Trận nội chiến đầy kịch tính 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
13/12/2020 là một ngày đáng nhớ với anh Bùi Xuân Trước, khi trở thành khách mời trong sự kiện 10 năm thành lập Dược phẩm Tâm Bình. Nhìn dáng đi xiêu vẹo, ai cũng xúc động khi biết người đàn ông ấy có hai chục năm bị liệt do biến chứng của bệnh xương khớp.
Nhớ lại những năm tháng căn bệnh hoại tử xương chỏm hành hạ, anh Trước kể: “Mọi sinh hoạt của tôi phụ thuộc hoàn toàn vào mẹ, từ ăn cơm, uống nước hay vệ sinh cá nhân mẹ cũng phải giúp. Trái gió trở trời, khớp chân tay đau nhức hành hạ, tôi khổ sở, bế tắc vô cùng. Xem tivi biết dược sỹ Lê Thị Bình thường tổ chức chương trình chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, tôi đã viết thư cầu cứu chị”.
Lá thư với những dòng chữ nguệch ngoạc đến tay dược sỹ Bình năm đó không ngờ đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Từ chỗ chân tay quắp lại, anh dần cầm được thìa cháo, xúc được cơm ăn. Bệnh tình ổn định, dược sỹ Bình chu cấp toàn bộ chi phí để anh đi từ Bắc Ninh xuống Hà Nội học nghề sửa chữa điện.
“Tôi có đồng ra đồng vào rau cháo đỡ đần mẹ như ngày hôm nay cũng nhờ dược sỹ Bình cả”, anh Trước nói trong xúc động. Học tập gương làm từ thiện của dược sỹ Bình, anh nhận sửa chữa miễn phí đồ điện cho người già nghèo khó trong làng.
![]() |
TGĐ Lê Thị Bình cùng 3 khách mời đặc biệt trong ngày thành lập công ty. |
“Trong hàng chục lá thư tôi gửi đi khắp nơi nhờ cậy, chỉ duy nhất chị Bình hồi âm, gửi thuốc, đến thăm và giúp tôi chữa bệnh miễn phí. Nếu có người sinh ra tôi lần thứ hai, đó chính là dược sỹ Lê Thị Bình”, anh Trước nghẹn ngào bày tỏ. Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập Dược phẩm Tâm Bình, anh Trước gửi lời cảm ơn sâu sắc đến dược sỹ - Tổng giám đốc Lê Thị Bình cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, anh mong công ty ngày càng lớn mạnh và vươn xa.
“Thao thức suốt đêm không ngủ được” là tâm trạng của anh Nguyễn Ngọc Thông (Phú Thọ) khi nhận được điện mời của Tổng giám đốc Tâm Bình. Không nén được xúc động, anh chia sẻ: “Tôi từ một người kiến cắn, muỗi đốt sưng mặt đau đớn không nhấc nổi tay lên mà gãi, giờ đây đã nấu được cơm, nhặt rau thái thịt và còn tự tay điều khiển xe lăn đi làm kiếm sống. Cảm ơn cuộc đời và số phận đã cho tôi găp được dược sỹ Bình”.
Khi đang học lớp 5, anh Thông bị nhức bên đầu gối. Ngôi nhà nhỏ nơi quê nghèo Phú Thọ “dìu” anh lớn lên với nỗi đau các khớp chân cứ teo lại, không cử động được. Xem báo biết dược sĩ Bình hay làm thiện nguyện, anh Thông mạnh dạn gửi thư khẩn cầu và được Tổng giám đốc Tâm Bình giúp điều trị miễn phí.
![]() |
Dược sỹ - TGĐ Lê Thị Bình xúc động nhớ lại hành trình chữa bệnh của anh Thông cách đây 10 năm. |
Dược sỹ Bình còn là cầu nối cho những cảnh đời kém may mắn xích lại gần nhau. Đó là trường hợp của anh Bùi Minh Duyển ở Thái Bình. Gặp nhau trong lễ kỷ niệm 10 năm Tâm Bình nhưng anh Duyển và anh Thông đã là “bạn tâm giao” từ nhiều năm trước. Biết anh Thông được dược sỹ Bình giúp chữa miễn phí qua báo chí, anh Duyển viết thư xin anh Thông địa chỉ của chị Bình. “Nhìn Duyển tôi thương lắm, anh ấy là hình ảnh của tôi ngày xưa đấy", anh Thông tâm sự.
Được dược sỹ Bình hết lòng giúp đỡ, anh Duyển giờ đã hết đau đớn, “các khớp ngón tay cử động tốt, cầm được cả chuột máy tính và tôi còn ước mơ bán hàng online để đỡ đần cho mẹ già” anh Duyển hồ hởi chia sẻ.
“Bông hồng vàng” nhân ái
Dược sỹ Lê Thị Bình sinh trưởng trong gia đình nhiều đời làm thuốc, chữa bệnh cứu người. Chị tâm sự: “10 năm qua, tất cả những trường hợp nhận chữa miễn phí cho người nghèo, tôi đều làm hết mình, vì tôi thương họ lắm”.
![]() |
Người Tâm Bình cùng các bệnh nhân được TGĐ Lê Thị Bình giúp chữa bệnh miễn phí. |
Trái tim yêu thương luôn muốn sẻ chia thật nhiều, không chỉ giúp chữa bệnh miễn phí cho những mảnh đời kém may mắn, Tổng giám đốc Lê Thị Bình vẫn luôn miệt mài thiện nguyện vì cộng đồng: 10 năm với gần 200 chuyến từ thiện khắp dải đất nước, từ xây cầu cho bà con bản Chiềng (Thanh Hóa) đến tặng quà cho người già, trẻ mồ côi không nơi nương tựa…
Nghĩa cử cao đẹp đó của Tổng giám đốc Lê Thị Bình đã truyền cảm hứng cho mọi thành viên trong công ty. Phong trào “Ủng hộ đồng bào lũ lụt”, quyên góp xây nhà tình nghĩa, “Hiến máu nhân đạo” trở thành hoạt động thường niên, làm nên nét văn hóa doanh nghiệp không thể trộn lẫn.
Cột mốc 10 năm khẳng định vị thế vững chắc của công ty Tâm Bình trên thị trường dược phẩm Việt với những sản phẩm chất lượng, giá hợp lý, được nhiều người lựa chọn như: Viên khớp Tâm Bình, Đại tràng Tâm Bình, Viên gout Tâm Bình… Song song với đó, dược sỹ - Tổng giám đốc Lê Thị Bình không ít lần được vinh danh: 5 lần tôn vinh “Bông hồng vàng” - Doanh nhân xuất sắc, Bảng vàng "Trái tim nhân ái tỏa sáng" do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao tặng… cùng hàng trăm bằng khen đến từ Bộ Y tế, Hội Chữ thập đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam…
Hồng Nhung
" alt="CEO Tâm Bình"/>
![]() |
Các thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh và người dân vùng lũ tỉnh Quảng Trị. |
Trở về sau 10 ngày cùng ăn, cùng ở với bà con vùng lũ Quảng Trị, anh Trần Huỳnh Hoài Phong (33 tuổi, ngụ tỉnh Trà Vinh) cùng các đồng đội của mình vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc được giúp đỡ bà con nơi rốn lũ.
Anh Phong cho biết, ngày 21/10 vừa qua, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh do anh làm đội trưởng đã phối hợp cùng CLB Công tác xã hội Hóc Môn chở gần 30 tấn hàng hóa ra hỗ trợ bà con vùng lũ của tỉnh Quảng Trị. Số hàng trên là do bà con miền Tây đóng góp.
“Đợt lũ trước bão số 9, bà con ở tỉnh Quảng Trị bị ảnh hưởng rất nặng nề nên đội vận động người dân đóng góp nhu yếu phẩm cho bà con vùng lũ. Đội không nhận tiền ủng hộ mà chỉ nhận nhu yếu phẩm. Ai đóng góp gì, đội nhận đấy miễn là không phải tiền mặt”, anh Phong nói.
Chỉ trong ít ngày, đội của Phong đã nhận một số lượng lớn hàng hóa gồm: quần áo, gạo, dầu gió, thuốc men… Trong số này, người dân còn gói hơn 1.000 đòn bánh tét Trà Cuôn, 1.000 cái bánh ú nhờ đội chở ra Quảng Trị.
Không thể để bà con vùng lũ đợi lâu hơn nữa, Phong nhanh chóng thành lập đội để chuyển 30 tấn hàng nói trên ra miền Trung. Tuy nhiên, đường xa vạn dặm, có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Phong phải tìm những thành viên có đủ các tiêu chí nhất định để thực hiện chuyến đi.
Anh Phong kể: “Phương châm của đội từ trước đến giờ là đói tự ăn, xăng tự đổ, khổ tự chịu. Thế nên, lần đi cứu trợ này, tôi phải tuyển chọn thành viên. Yêu cầu đầu tiên là thành viên nhất định phải biết bơi, sức khỏe tốt. Cuối cùng, người đó phải chấp nhận đi mà không hẹn ngày về”.
Bởi, theo tính toán của Phong, sau khi thực hiện công tác cứu trợ xong, đội sẽ chuyển sang cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ người dân tại đây ứng phó bão số 9. Với sự chuyển đổi này, Phong không dám nói trước ngày nào đội sẽ trở về.
![]() |
Anh Phong cùng đồng đội trong một chuyến đi hỗ trợ người dân tại vùng lũ. |
Đúng như dự liệu của Phong, sau khi đã tiếp tế lương thực cho các vùng bị ngập, bão số 9 ầm ào đổ bộ vào miền Trung. Ngay lập tức, đội cứu trợ của Phong kết hợp người dân, thanh niên tình nguyện địa phương thành lập đội SOS Hải Lăng tại huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.
Mới thành lập, SOS Hải Lăng đã nhận ngay nhiệm vụ tìm, ứng cứu một ông cụ đi lạc. Anh Phong kể: “Lúc tâm bão vào đất liền, mưa gió ghê lắm, chúng tôi nhận được thông báo có một ông cụ tinh thần không ổn định đi lang thang ngoài đường”.
“Hai chân ông bị hoại tử nặng, người dân đã đưa ông vào trạm y tế xã nhưng không có xe cứu thương để đưa lên bệnh viện huyện. Đội quyết định xuất xe cứu thương đến trạm y tế xã để đưa cụ đi. Thế nhưng khi đến nơi, ông cụ đã bỏ đi đâu không rõ”, anh Phong kể thêm.
Không để cụ già một mình ngoài mưa gió, anh Phong cùng đồng đội đội mưa đi tìm. Sau gần 1 giờ đồng hồ tìm kiếm, cả nhóm gần như tuyệt vọng, định bỏ cuộc thì anh thấy ông lão đi lang thang ngoài Quốc lộ 1A.
Nếu đội của anh Phong không gặp được ông, có lẽ người này đã không qua khỏi. Bởi, lúc phát hiện, ông lão gần như suy kiệt vì đói và lạnh, các vết thương ở chân lở loét, rướm máu… Sau này, người thân ông cụ cho biết, ông đi lạc đã 5 tháng nay. Người nhà đăng tin tìm kiếm ông trên đài truyền hình nhưng vẫn không có kết quả.
Bán xe mua xuồng hơi cứu dân
![]() |
Chiếc xuồng hơi anh Phong mua từ tiền bán chiếc xe mô tô phân khối lớn của mình. |
Dù chuẩn bị tinh thần và lường trước những nguy hiểm nhưng anh Phong và đồng đội vẫn nhiều lần thót tim. Anh kể, lần đầu ra xứ lạ quê người trong điều kiện đặc biệt lại không thể nắm rõ địa hình nên cả đội luôn đi trong tâm trạng lo lắng.
Phong nói, cả nhóm phải vào những nơi sâu nhất như: xã A Vao (huyện Đakrông), một số bản vùng sâu, nơi từng bị chia cắt vừa thông xe được 2 ngày… Mỗi khi phải di chuyển trong điều kiện mưa bão, anh em lúc nào cũng lo liệu có gặp sạt lở, lũ quét, lũ ống… hay không.
“Những lúc di chuyển qua vùng bị sạt lở, ai cũng nín thở vì sợ. Vậy mà có lần, đang đi thì có một tảng đá to bằng 2 người ôm lao ầm ầm từ trên núi xuống. Tảng đá đâm sượt qua đầu xe của đội. Mãi một lúc sau, anh em mới biết mình còn sống”, anh Phong kể.
Xe đi qua vùng sạt lở đã khó, việc vận chuyển nhu yếu phẩm đến cho bà con ở vùng ngập lụt càng khó khăn hơn. Rất may, điều này đã nằm trong dự liệu, tính toán của Phong.
Không để bất kỳ loại địa hình nào ngăn cản việc cứu trợ, anh cắn răng bán chiếc mô tô từng là niềm đam mê, bạn đường của mình để mua một chiếc xuồng hơi. Gặp khu vực ngập nước, đội vận chuyển hàng hóa xuống xuồng, nổ máy chạy đến tận nhà dân trao quà.
Phong thật thà chia sẻ, nói bán chiếc xe không tiếc là nói dối. Bởi, chiếc xe này là niềm đam mê của Phong. Nó gắn bó với anh trên những cung đường dẫn đoàn, nhiều lần cùng anh hỗ trợ, cứu giúp người dân gặp tai nạn.
Tuy nhiên, khi biết tiền từ chiếc xe yêu quý của mình có thể mua về chiếc xuồng hơi để giúp đỡ được nhiều người hơn, anh lại thấy xứng đáng và không hối tiếc. Phong nói, anh có ý định tặng lại chiếc xuồng này cho đội SOS Hải Lăng nếu đội này hoạt động hiệu quả.
![]() |
Thành viên đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh đưa ông già đi lạc trong bão đến bệnh viện sau khi tìm thấy người này lang thang ngoài Quốc lộ 1A. |
Cuối cùng, sau 10 ngày cùng ăn, cùng ngủ với người dân vùng lũ, đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh, CLB Công tác xã hội Hóc Môn đã phân phát hết gần 30 tấn hàng hóa.
Phong nói, điều khiến anh và đồng đội vui nhất là đã trao tận tay những phần quà theo nhu cầu của người dân từng địa phương cụ thể. Khi được nhận quà như thế, người dân rất mừng vì họ nhận được đúng thứ họ cần.
“Ví dụ vùng bị cô lập, người dân cần thức ăn, dầu gió và thuốc… Vùng cao, thường xuyên bị mất điện, đội hỗ trợ đèn pin, áo mưa… Vùng ngập sâu, đội tặng áo phao, đèn pin… Tùy nhu cầu của từng vùng mà đội sẽ có những phần quà phù hợp chứ không phải nơi nào cũng nhận một loại quà như nhau”, anh Phong chia sẻ.
Anh nói, những hình ảnh bà con vùng lũ vui mừng, nở nụ cười, rơi nước mắt khi nhận những món quà hay ăn chiếc bánh tét, bánh ú mà tấm tắc khen ngon khiến anh và đồng đội vô cùng hạnh phúc. “Chỉ cần như thế, mọi mệt nhọc của anh em như tan biến. Chuyến đi lần này đã thành công tốt đẹp”, anh Phong bộc bạch.
![]() |
Một cậu bé tỏ ra vui mừng, hạnh phúc khi nhận được quà tặng từ đội Thanh niên xung kích tỉnh Trà Vinh. |
Cụ già ngoài tuổi 80 ngồi co ro trên nóc nhà, tay ôm con chó nhỏ, suốt 3 ngày phải nhịn đói vì nước lũ cô lập. Nhận thùng mì tôm từ tay anh Dũng, bà khóc. Anh cũng khóc.
" alt="8X miền Tây bán xe mua xuồng cứu dân và chuyến đi 'thót tim' ở Quảng Trị"/>8X miền Tây bán xe mua xuồng cứu dân và chuyến đi 'thót tim' ở Quảng Trị
Với điểm tổng 8,54, cao hơn vị trí thứ hai Galaxy Z Fold4 chỉ 0,2 điểm, iPhone 14 Pro Max trở thành điện thoại xuất sắc của năm. Đây được coi là kết quả xứng đáng khi thiết bị của Apple có nhiều thay đổi đáng chú ý về tính năng trong năm 2022.
Sau nhiều năm sử dụng thiết kế tai thỏ, iPhone 14 Pro Max chuyển sang màn hình Dynamic Island với hiệu ứng, phần mềm hỗ trợ thú vị. Máy vẫn giữ kiểu dáng vuông vức, khung viền bằng thép và cụm camera lớn nổi bật phía sau. Sản phẩm sử dụng chip A16 Bionic mới, camera chính lần đầu được nâng cấp lên độ phân giải 48 megapixel.
Nhận định, soi kèo Ratchaburi vs Bangkok United, 18h00 ngày 2/4: Còn nước còn tát
Vợ chồng tôi cũng từng là những người rất nhiều trăn trở về chuyện mua nhà. Lúc đó, tổng lương của cả hai chỉ được khoảng hơn 40 triệu đồng một tháng. Số tiền tiết kiệm vất vả của hai đứa cố lắm cũng chỉ được hai tỷ đồng. Tất nhiên, chúng tôi cũng không đủ để mua một căn chung cư ra hồn ở Hà Nội.
Sau một thời gian suy nghĩ, tôi và vợ quyết định từ bỏ ý định mua nhà bằng mọi giá. Thay vào đó, chúng tôi đi thuê nhà để ở, với số tiền bảy triệu đồng một tháng. Số tiền còn dư, chúng tôi dành để mua ôtô đi lại cho sướng.
Từ chỗ phải thay đổi kế hoạch, chúng tôi nhận ra cuộc sống của mình giờ đây tốt hơn nhiều so với suy nghĩ trước đó, cụ thể:
Thứ nhất, chúng tôi thuê một căn hộ chung cư đầy đủ tiện nghi, nằm ngay gần công ty, nên rất thuận tiện đi lại. Sau này, nếu có chuyển việc sang công ty khác, chúng tôi cũng có thể dễ dàng chuyển nơi thuê nhà ngay lập tức. Chuyện dọn nhà bây giờ cũng đơn giản vì chỉ cần gọi công ty vận chuyển, mất khoảng hai, ba triệu đồng là được phục vụ từ A đến Z, chẳng phải động tay, động chân, mệt mỏi gì cả.
>> Ăn sáng 5.000 đồng để mua nhà Sài Gòn
Thứ hai, trong quá trình sinh sống, nếu gặp phải hàng xóm không thân thiện, hay phong thủy nhà không tốt, chúng tôi cũng có thể kết thúc hợp đồng và chuyển đi nơi khác. Trong khi đó, một người chị đồng nghiệp của tôi mua hẳn một căn chung cư hiện đại nhưng hàng xóm ồn ào, liên tục gây sự, nhưng mãi vẫn chưa thể chuyển đi được.
Thứ ba, nhờ không phải chịu áp lực trả nợ mua nhà nên mỗi tháng hai vợ chồng tôi đều tranh thủ đi du lịch một tỉnh phía Nam. Cuối tuần, tôi lái xe đưa vợ con về quê thăm ông bà, vườn tược. Chúng tôi còn xây một căn nhà to ở quê, vừa cho ba mẹ an hưởng tuổi già, vừa để sau này về đó dưỡng già, hưởng bầu không khí trong lành, yên tĩnh.
Tôi thấy, nhiều người rất tội, cứ cố gắng cả đời, chăm chăm tiết kiệm tiền của, nhưng con cái sau này phá hết. Tôi chỉ có cái nhà ở quê, sau này mất đi để lại cho con là hết. Giờ mỗi lần đi ôtô về quê chơi, hàng xóm nhìn chúng tôi có nhà to, ai cũng nghĩ tôi thành đạt. Ba mẹ tôi nhờ đó cũng thêm tự hào với làng xóm.
Thực tế, nguồn cung căn hộ với giá quanh mức một tỷ đồng tại Hà Nội đã có dấu hiệu suy giảm trong giai đoạn 2018-2020. Từ năm 2020 đến nay, thủ đô gần như "tuyệt chủng" chung cư thương mại giá rẻ. Trong khi đó, theo một khảo sát gần đây của VnExpress, hơn một nửa trong số 3.100 người tham gia trả lời rằng chỉ có khả năng mua nhà dưới hai tỷ đồng.
" alt="'Hai tỷ đồng thuê nhà cho khỏe'"/>Diogo cầm hoa và vẫy tay với khách mời trong đám cưới
Bác sĩ Diogo Rabelo và người yêu Vitor Bueno đính hôn vào tháng 11 năm ngoái, đã cùng nhau lên kế hoạch cho một đám cưới hoành tráng vào tháng trước. Tuy nhiên, sau một loạt tranh cãi trong mùa hè, Vitor đã bỏ rơi Diogo vào tháng 7 vừa rồi.
Gần kề ngày trọng đại theo kế hoạch, Diogo quyết định sẽ tiếp tục tổ chức hôn lễ. Tuy nhiên, thay vì kết hôn với Vitor, anh sẽ kết hôn với chính mình.
![]() |
Tự đọc lời thề yêu bản thân suốt đời. |
Nói là làm, đúng ngày 17/10, chàng trai 33 tuổi đã tự kết hôn với chính mình tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Itacare, thuộc phía đông bắc bang Bahia, Brazil.
Ngày đặc biệt đã tiêu tốn của anh khoảng 350.000 BRL tiền Brazil (hơn 1,4 tỷ đồng). Bất ngờ thay, có tới 40 người trong số những khách mời dự định ban đầu đã tham dự, chỉ có Vitor là không xuất hiện.
![]() |
Rất nhiều khách mời đã đến tham dự, ngoại trừ cô dâu. |
"Hôm nay là một trong những ngày hạnh phúc nhất cuộc đời tôi, khi tôi ở bên những người tôi yêu thương nhất trong cuộc đời này, kỷ niệm những gì có thể là một bi kịch, nhưng tôi đã biến nó thành một bộ phim hài", Diogo, bác sĩ chuyên về các thủ thuật thẩm mỹ như tiêm Botox và chất làm đầy khuôn mặt, cho biết.
Cảnh quay Diogo tự nói “Tôi đồng ý” với chính mình trong gương vào ngày trọng đại đã được đăng tải lên mạng, lan truyền mạnh mẽ và thu hút hơn 142.000 lượt xem.
![]() |
Diogo cho biết anh đã biến một bi kịch thành hài kịch. |
Nói với Globo, Diogo thổ lộ:
"Tôi đã phân tích tình hình trong một tháng và quyết định rằng tôi phải đánh giá cao và yêu bản thân mình hơn. Tôi đã giữ lại lễ cưới và 40 trong số 50 khách mời của tôi đã đến.
Thông điệp tôi muốn gửi đến những người chứng kiến cuộc hôn nhân này của tôi là tôi không phải nạn nhân, không phụ thuộc vào hôn nhân để có được hạnh phúc.
Tôi muốn kết hôn với người khác và tôi muốn có con nhưng hạnh phúc của tôi không thể phụ thuộc vào điều đó".
Những người ủng hộ tự kết hôn, hay còn gọi “sologamy”, cho rằng đám cưới của Diogo là một phương tiện hữu ích để nâng cao giá trị bản thân, trong khi một số người lại lên tiếng chỉ trích, cho rằng đó là một hành động tự ái và vô nghĩa.
Một người phụ nữ có đôi mắt “cú vọ” đã phát hiện ra cậu bạn trai 4 năm của mình đang lừa dối sau khi nhìn thấy một chi tiết nhỏ trong bức ảnh tự sướng mà anh ta gửi cho cô.
" alt="Bị bồ 'đá', cay cú tổ chức cưới linh đình với chính mình"/>Bốn mươi tám năm trôi qua nhưng ký ức về một thời đạn bom và trận địa “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” vẫn mãi in sâu trong trí nhớ người dân làng hoa Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội).
Mười hai ngày đêm, giặc Mỹ trút bom xuống Hà Nội, hàng trăm người dân Thủ đô thiệt mạng.
Đêm 27/12/1972, một chiếc máy bay B52 bị quân và dân ta bắn trúng. Một phần xác máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp - thuộc khu vực làng hoa Ngọc Hà.
![]() |
Xác máy bay giữa lòng hồ Hữu Tiệp. |
Bà Đoàn Thị Hiển (SN 1953) - Tổ trưởng Tổ dân phố số 8 phường Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội) đồng thời là nhân chứng vụ máy bay rơi chia sẻ: “Năm 1972 tôi mới 19 tuổi từ Gia Lâm về làng làm dâu. Khi ấy, tôi làm công nhân xí nghiệp quản lý nhà và tham gia lực lượng tự vệ Ngọc Hà bảo vệ Hà Nội”.
Chín giờ tối 27/12, máy bay địch bắt đầu quần thảo, dội bom xuống Thủ đô. Tiếng kẻng báo động, tiếng phát thanh liên tục vang lên: “Đồng bào chú ý, đồng bào chú ý… máy bay địch cách Hà Nội… km”. Mọi người nhanh chóng di chuyển xuống hầm trú ẩn an toàn.
Hai mươi ba giờ đêm, một chiếc máy bay chưa kịp cắt bom đã bị bắn rơi. Đơn vị bắn chiếc B-52 rơi xuống làng hoa Ngọc Hà là Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 thuộc Đoàn Phòng không Hải Phòng. Ngày 22/12/1972, Tiểu đoàn 72 đang chiến đấu bảo vệ Hải Phòng, nhận được lệnh lên tăng cường cho Hà Nội.
Sau khi bị trúng tên lửa, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh. Thân, động cơ và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.
![]() |
Bà Đoàn Thị Hiển tham gia công tác địa phương, làm tổ trưởng tổ dân phố được 13 năm. |
Cả bầu trời đêm sáng lòa khi xác chiếc máy bay ngùn ngụt cháy. Dân làng náo loạn, đổ xô ra xem “pháo đài bay” lừng lẫy của địch thất thủ.
Người phụ nữ này kể, một phần máy bay rơi xuống lòng hồ, một nửa rơi trên đường Hoàng Hoa Thám. Ánh sáng từ đám cháy soi cả một vùng.
Xác chiếc máy bay có 47 quả bom. Nhiều quả rơi ra ngoài cắm sâu xuống lòng đất, quả nằm ngay trên đường làng... Bộ đội công binh được cử đến giúp dân tháo gỡ bom mìn. Một tuần sau mới dọn sạch.
“Nếu số bom đó được kích hoạt, có lẽ làng Ngọc Hà bị san phẳng, đau thương chẳng kém Khâm Thiên”, bà Hiển nhớ lại.
Đám cưới dang dở
Đêm định mệnh đó cũng là kỷ niệm đau thương với gia đình bà Hiển. Trong trận mưa bom, gia đình bà chịu tổn thất về người.
Một quả bom rơi làm sập hầm trú ẩn, 4 người thiệt mạng. Trong đó bao gồm anh chồng, chị chồng và 2 người bạn của gia đình bà Hiển.
Giọng xúc động bà nhớ lại: “Gia đình chồng tôi sống lâu đời ở làng hoa. Ngày xưa quanh nhà tôi là vườn hồng, vườn hoa cẩm chướng. Cả làng chuyên trồng hoa Tết, tháng Tám là bắt đầu trồng”.
Hàng năm, bà Hiển đều làm giỗ để tưởng nhớ anh chị chồng xấu số. |
Năm máy bay B-52 rải thảm, bố mẹ chồng bà Hiển ở gian nhà phía trước. Anh chồng bà Hiển chuyên chở hàng quân khí vào miền Nam. Dịp cuối tháng 12/1972, anh chồng bà Hiển về phép vài ngày nên có 2 người bạn đến chơi.
Chín giờ tối ngày 27/12, tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời, tất cả chạy xuống hầm ẩn nấp, đợi máy bay đi mới lên.
Đến 10h hơn, máy bay địch quay lại bắn phá. Mọi người quay xuống hầm nhưng đến nửa đường, bà Hiển kéo chồng ngược lại, bảo sang hầm nhà hàng xóm, vì bên đó rộng hơn.
Hầm của gia đình bà Hiển còn 4 người nấp, đó là chị chồng, anh chồng và 2 người bạn kia. Hầm nhà bà Hiển nằm sát khu trường học, một quả bom rơi xuống trường, thanh xà ngang của trường học xiên vào hầm. Khi quả bom phát nổ, hầm sập khiến cả bốn người đều không qua khỏi.
Sáng hôm sau, dân làng thu dọn tàn tích, giúp gia đình bà Hiển đưa thi thể lên. “Tôi ám ảnh mãi cảnh 4 người đặt trên chiếc giường. Anh chồng tôi bị bỏng nhưng mặt còn nguyên vẹn như đang ngủ”, đôi mắt đỏ hoe, bà nhớ lại.
Bà Hiển tâm sự, đau xót nhất là chị chồng bà tên Dương Thị La (SN 1936). Người phụ nữ này vốn đẹp có tiếng ở làng. Bà Hiển mô tả: “Chị chồng tôi có làn da trắng bóc, đôi mắt sâu, trong veo”.
Gia đình có 8 người con, bà La là con thứ 4, thường bán hoa trên phố Hàng Bạc. Mặc dù nhiều người cầu hôn nhưng bà muốn ở vậy, đỡ đần bố mẹ.
Năm 36 tuổi, bà nhận lời kết hôn với vị cán bộ Nhà nước.
Tình cảm hai người tốt đẹp, đã đưa nhau đi mua sắm giường cưới, chăn màn và trang phục cưới, chỉ đợi đăng ký kết hôn.
Họ dự kiến sáng sớm ngày 28/12 ra phường làm thủ tục nhưng chẳng ngờ đêm 27/12, bà La mất.
Phòng tân hôn còn đó. Đám cưới chưa kịp thực hiện biến thành đám tang. Chiếc áo sơ mi cưới còn thơm mùi vải mới, được mặc lúc bà La nhập quan.
Một góc nhỏ phường Ngọc Hà ngày nay. |
“Lúc đưa chị dưới hầm lên, chồng chưa cưới của chị có mặt. Anh đội khăn tang, lo chu toàn đám ma. Hơn ba năm sau, đoạn tang chị La, anh mới đi lấy vợ”, bà Hiển nghẹn ngào.
Mỗi dịp Tết hay giỗ anh, chị chồng, bà đều nhang khói, làm mâm cơm tưởng nhớ người đã khuất.
“Chiến tranh không tránh khỏi mất mát, hi sinh nhưng đã qua rồi, mình phải sống vì tương lai. Tôi vẫn dạy con cháu phải trân trọng quá khứ và nâng niu cuộc sống hiện tại. Qua đau thương mới thấy bầu trời hòa bình là đáng quý nhất”, bà tâm sự.
Suốt 48 năm qua, xác chiếc máy bay B-52 vẫn nằm ở lòng hồ Hữu Tiệp (Ngọc Hà, Ba Đình Hà Nội). Vài năm gần đây, trên thân máy bay bất ngờ mọc lên một cây lộc vừng.
" alt="Chuyện về người phụ nữ Hà thành mất trước đám cưới một ngày"/>