Hai con trai vẫn thường phụ giúp bố mẹ các việc vừa sức của mình.
Chị cho biết, các con phụ việc cho bố mẹ sẽ không có “lương” bởi công việc này nằm trong danh mục đóng góp sức lao động cho thu nhập gia đình.
“Nhà mình có nguyên tắc là con cái không được kiếm tiền từ bố mẹ. Giúp bố mẹ kiếm tiền là việc cần làm. Còn muốn kiếm tiền riêng thì các con làm công việc riêng, như lượm vỏ lon chẳng hạn. Tôi hay nói để con hiểu về các khoản chi tiêu trong gia đình, bố mẹ đang làm gì để có tiền trả, hai con giúp bố mẹ là góp công sức cho gia đình là hai con vui vẻ làm ngay”, chị Ngọc Anh nói.
Chị Ngọc Anh dạy con về giá trị đồng tiền từ khi còn rất nhỏ. Ở nhà chị cho con cầm tiền ra siêu thị mua đồ, chị thường cho tiền thừa để các con tự tính toán. Ở trường chị cho con tiền tiêu vặt nhưng về nhà phải kể lại những gì đã mua. Chị sẽ góp ý cho con nên mua cái này, không nên mua cái kia dựa trên phân tích chất lượng và giá cả.
“Tụi trẻ rất thích ô tô, mình bảo chúng tìm hiểu giá các loại ô tô, để có khái niệm về tiền và biết so sánh. Những khoản mua bán trong nhà mình cũng hay kể với con để con biết. Trong các chuyến đi, mình đều giao cho hai con ghi chép và tính toán chi phí, rằng chỉ có 1 khoản cố định này cho cả chuyến đi, con phải tính toán như thế nào cho đủ”, chị nói.
Hai con luôn chủ động phụ mẹ nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, gấp chăn gối, quần áo.
Sáng dậy vội đi làm chưa kịp gấp chăn gối, về nhà đã thấy hai con dọn dẹp giường của bố mẹ gọn gàng, còn kèm thêm lá thư vẽ hoa.
Yêu lao động và biết sẻ chia
Cho con làm quen với các công việc phù hợp với lứa tuổi từ nhỏ nên cả hai bé nhà chị Ngọc Anh đều không ngại lao động. Thậm chí chúng còn thích thú khi được phụ cha mẹ làm việc.
“Bất ngờ một ngày những người làm việc ở đây nghỉ để chuẩn bị cho một sự kiện, bố mẹ kiếm người không kịp, bò ra làm bù phần trống. Hai anh em cũng đến phụ giúp bố mẹ. Làm mãi cũng tối, muộn rồi vẫn chưa xong việc, cả nhà lại chia làm hai tổ, mỗi người một trạm làm việc.
Ăn uống, dọn xong mẹ nói Ân lấy cái gối ra nằm đây cạnh mẹ ngủ đi. Ân lóc cóc chạy đi lấy gối ra đặt xuống cạnh mẹ, trước khi ngủ còn nói: Con cám ơn mẹ! Ý là cám ơn vì mẹ vẫn tiếp tục làm việc và để mình ngủ trước”, chị Ngọc Anh kể.
Hai bé Thiên Anh, Thiên Ân tự gây quỹ riêng bằng cách lượm vỏ lon.
Thấu hiểu về sự vất vả của cha mẹ để kiếm ra đồng tiền trang trải cho sinh hoạt gia đình nên cả hai anh em đều có ý thức chia sẻ việc nhà với bộ mẹ. Hai anh em tự động giúp bố mẹ gấp quần áo, gấp chăn gối gọn gàng sau khi ngủ dậy. Cậu em út Thiên Ân 7 tuổi còn tự biết chiên cơm chuẩn bị bữa trưa cho hai anh em đi học.
Hai anh em Thiên Anh, Thiên Ân tự lập quỹ riêng bằng cách đi lượm vỏ lon bia để bán đồng nát. Biết giá trị của đồng tiền nên cả hai chi tiêu rất thận trọng, chúng dùng số tiền riêng này để mua quà cho bố mẹ, bạn bè, tự mua bữa trưa ở trường, mua đồ ăn mời các bạn và bố mẹ.
“Thỉnh thoảng còn góp tiền thuê nhà cùng bố mẹ nữa. Chúng không có nhiều nhưng mình cứ hỏi để cho tụi nhỏ đóng góp cho biết sẻ chia. Không đáng bao nhiêu nhưng trích một phần tiền của mình ra để mẹ trả tiền nhà”, chị Ngọc Anh nói.
Con trai lớn Thiên Anh luôn là người chịu trách nhiệm tính toán chi tiêu cho cả gia đình trong các chuyến đi xa nhà.
Cả hai anh em đều biết tiết kiệm, không đòi hỏi cha mẹ mua sắm đồ chơi hay những vật dụng không cần thiết. Thậm chí con còn chủ động từ chối tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường nếu tốn quá nhiều tiền.
Chị Ngọc kể: “Có bữa ăn tối xong, Thiên Anh đưa bố tờ giấy đăng ký đi thăm vườn thú cùng trường. Đợi bố đọc xong, Ân mới chỉ về phía tờ giấy trên ghế Sofa, hỏi có vẻ không mấy hào hứng “Thế bố mẹ đã đọc cái kia chưa?”. Bố cầm xem, reo lên “A đi bơi”.
Một lúc sau Ân nói: "Hôm nay ở lớp lúc cô nói đi bơi, tất cả lớp các bạn hò reo, hát múa đấy. Nhưng chỉ có mình con không reo hò thôi, con ngồi im. Vì các bạn chỉ nghe cô nói sẽ được bơi các bạn thích, còn con nghe thấy 75 đô, nên con không reo hò, con còn nghĩ là đắt quá...".
Thấy thương thương vì thấy con có vẻ hiểu chuyện hơi phần cam chịu. Nhưng mình cũng mừng. Lâu nay mỗi lần mẹ nói với hai đứa rằng nhà mình không có nhiều tiền để tiêu thoải mái cho món a, b,c, d gì đó đâu mỗi khi hai đứa đòi mà mẹ thấy chưa phù hợp hay lãng phí, các con toàn cãi lại. Đến bây giờ nghe chừng đã có ít hiệu quả rồi.
Điều mẹ muốn từ các con là sống đừng bao giờ sống cao hơn mức mình có thể, ngang bằng cũng không nên. Phải hơi biết nhịn nhịn chút mới ưng, mới đẹp, mới dễ”.
Đêm tân hôn, chồng tiết lộ bí mật khiến em tan nát cả cõi lòng (Ảnh minh họa)
Thực chất tình cảm của anh đã dành cho một người con gái. Chị ấy là gái Hà Nội gốc, xinh đẹp, tài giỏi, gia đình có điều kiện. Trước đây, họ yêu nhau sâu đậm rồi chị ấy có học bổng đi học nước ngoài. Anh đã đề nghị họ làm đám cưới trước khi chị đi học nhưng chị không đồng ý. Cuối cùng chị ấy đi dù anh làm nhiều cách níu kéo.
Vì bố mẹ ép buộc phải lấy vợ sớm (anh là con trai một) nên anh chiều theo ý các cụ còn anh vẫn quyết tâm đợi người con gái kia về. Lúc đó, anh sẽ giải thoát cho em và đến bên người kia.
Em nghe như chết cả cõi lòng. Những ngày sau đó, em hận anh vô cùng nhưng càng hận càng yêu, em không thể rời xa anh được. Cuối cùng em chấp nhận sự đối xử tệ bạc ấy chỉ để được ở cạnh anh. Em nghĩ rằng ở lâu với nhau cũng sẽ có tình cảm, em sẽ giúp anh quên đi người kia.
Thế rồi em giấu anh để mang bầu (anh buộc em phải tránh thai). Đến khi cái thai được hơn 2 tháng thì anh phát hiện, anh nói: "Con là do em lựa chọn, sau này có điều gì thì em phải chịu. Anh không muốn có con, nhất là với em". Dù nghe những lời như xát muối vào lòng em vẫn kiên định trả lời: "Em đồng ý".
Tưởng có sự xuất hiện của con chồng em sẽ thay đổi, yêu con sẽ yêu luôn mẹ của con nhưng không phải thế. Anh ấy vẫn chăm sóc chu đáo cho vợ con nhưng nảy sinh tình cảm với em thì tuyệt nhiên không. Em biết anh vẫn đang liên lạc với người cũ hằng ngày và vẫn thân mật vô cùng.
Năm 2015, ngày đáng sợ của cuộc đời của em cũng đã đến khi chị kia đi du học về. Lúc đấy con của chúng em được hơn 2 tuổi, em và chồng ký vào đơn ly hôn trong im lặng vì anh không muốn gia đình 2 bên biết chuyện.
Em như người trong cơn mộng du, chồng bảo gì làm nấy vì em biết sau ngày hôm ấy mọi thứ với em sẽ chấm hết. Ngày đó em khóc nhiều lắm. Em thương thân em, sau bao năm cố gắng mà chồng không đoái hoài. Em còn quá trẻ để mang tiếng một đời chồng. Em thương con em khi bố nó từ chối con để chạy theo người tình mà theo anh nói là "tri kỷ" của đời anh.
Anh cho em một khoản tiền không nhỏ, anh cũng sắp xếp cho mẹ con em một căn chung cư để ở. Nhưng rồi chuyện cũng đến tai bố mẹ chồng em. Mẹ chồng em ngất lên ngất xuống còn bố chồng em chỉ thẳng tay vào mặt chồng em tuyên bố: "Mày mà bỏ mẹ con nó tao từ mặt mày". Nhưng dẫu thế hay cả trời đất sụp đổ đi chăng nữa thì chồng em vẫn kiên quyết rũ bỏ.
May mắn em được bố mẹ chồng rất thương. Ông bà thường xuyên qua lại, mua sắm đồ cho mẹ con em và an ủi em. Những ngày đó không có con trai, không có bố mẹ chồng (đã cũ) động viên thì em không thể nào gượng dậy được.
Anh kiên quyết rũ bỏ vợ con để đến với tình cũ (Ảnh minh họa)
Cuộc sống của em rồi cũng trở lại quỹ đạo cũ. Hằng ngày đi làm, chiều tối 2 mẹ con lại quây quần. Cuối tuần em vẫn thường đưa con qua nhà ông bà nội chơi. Nhưng trái tim em vẫn rỉ máu khi có ai nhắc tên anh, đi trên phố thấy có dáng người giống chồng cũ...Em chỉ trách mình đã cố đấm ăn xôi, đã ảo tưởng rồi sinh con ra mà không thể giữ nổi bố cho con.
Phần về anh và người tình, sau khi chúng em ly hôn họ dọn về sống chung với nhau. Họ cùng nhau đi du lịch, cùng nhau mở công ty làm ăn rất hòa hợp.
Họ đưa nhau về ra mắt gia đình để cưới vì 2 người đã có tuổi. Nhưng lúc họ về, mẹ chồng em nhìn thấy đã chửi bới cô ta là đồ cướp chồng, vì cô mà gia đình con tôi tan nát. Bức xúc, huyết áp tăng bà lại ngất. Bố chồng em không nén được giận, tát cho chồng em một phát rồi đuổi cả 2 ra khỏi nhà. Mọi chuyện này em nghe người giúp việc của nhà chồng kể lại chứ ông bà không nói, chắc có lẽ sợ mẹ con em buồn.
Thời gian đầu sau ly hôn chồng em vẫn qua để đưa con đi chơi. Một vài lần anh rủ em đi cùng cho con có cảm giác gia đình nhưng em từ chối dù em còn yêu anh rất nhiều.
Tết vừa rồi, em định về quê ngoại ăn Tết nhưng bố mẹ chồng lại bảo em ở lại ăn Tết cùng ông bà. Thế là em cho con sang nhà ông bà, em vẫn ở nhà em chứ không dám ở bên ấy sợ người ta dị nghị.
Em tưởng mọi chuyện thế là sẽ an bài, hai người kia cưới nhau còn mẹ con em cứ dựa vào nhau qua ngày đoạn tháng nhưng không sóng gió mới bắt đầu với em...
Ban đầu là cuộc gọi từ người yêu của chồng. Chị ta yêu cầu em cắt đứt quan hệ với chồng. Chị ta bảo em đừng lôi con vào cuộc, để lấy cớ níu kéo chồng. Chị ta khuyên em nên tìm bố mới cho con chứ đừng làm phiền bắt chồng em thăm nom hai mẹ con.
Em uất lắm nhưng cũng nhịn vì bung bét ra cũng chẳng được gì. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, chị ta mò được facebook của em, rồi gửi ảnh 2 người đi chơi, du lịch cho em. Em xem mà đau lắm vì còn yêu chồng rất nhiều.
Thời gian gần đây, chồng em thường xuyên đến đón con đi chơi, đi ăn nhiều hơn. Anh ta rủ em đi cùng em từ chối nhưng khi con trai khóc lóc đòi đi cùng em cũng phải đi. Thế là tối đó người yêu của chồng lại dùng số điện thoại lạ quấy rối em suốt đêm.
Cuối tuần này, bố mẹ chồng em làm mừng thọ cho bố chồng. Ông bà sang tận nơi mời mẹ con em về. Ông nói: "Ngày trọng đại mà gia đình thiếu hụt thì bố mẹ không vui lòng. Con nể thân già này thì về cho cha mẹ được mở mày mở mặt với khách khứa, họ hàng". Khi em đang băn khoăn thì chồng em lại gọi điện bảo hôm đó sẽ đưa xe sang đón mẹ con em.
Nếu em về thì chắc chắn sẽ gặp chồng cũ ở đấy rồi sẽ phải diễn vở kịch hạnh phúc vì việc vợ chồng em ly hôn rất ít người biết. Nhưng nếu em về cô ta sẽ không để yên cho em và cứ dùng dằng thế này mãi liệu trái tim em còn rỉ máu đến bao giờ?
评论专区