Gần 2 năm nay người dân sinh sống trong khu đô thị Ao Sào không có nước sạch để sử dụng |
Ở nhà cao cấp, dùng nước giếng khoan
Xách xô nước nổi cặn ra cho chúng tôi xem, bà Nguyễn Thị T sinh sống tại Khu đô thị Ao Sào bức xúc: “Khi đi mua nhà họ tư vấn ngon ngọt lắm, nào là hiện đại, nào là hạ tầng, dịch vụ tốt, nhưng gần 2 năm qua chúng tôi phải sử dụng nguồn nước như thế này đây”.
Theo bà T, cuối năm 2014 khi nhận nhà bà T phát hiện không có nguồn nước sinh hoạt để sử dụng, tuy nhiên vì đầu tư hết tiền để mua nhà nên gia đình bà T đành ngậm ngùi dọn đến ở. Để có nguồn nước sinh hoạt, bà phải bỏ tiền ra mua nguồn nước sạch của các hộ dân sinh sống cạnh khu đô thị. “Mua mỗi mét khối nước mất 50.000 đồng, tháng ít cũng hết 25 khối, tháng nào cũng mất hơn triệu tiền nước. Bức xúc lắm, phản ánh đến chủ đầu tư mấy lần rồi nhưng không thấy động tĩnh gì” - bà T cho biết.
Nhiều hộ dân phải sử dụng nước giếng khoan |
Để có nguồn nước sử dụng, một số hộ dân ở đây đành phải “làm liều” bỏ ra hơn 50 triệu đồng để khoan giếng và cung cấp nguồn nước cho các hộ dân tại đây. Dù đã lọc qua nhưng nguồn nước vẫn đục ngầu, hôi tanh. Nhiều hộ gia đình bỏ tiền tỉ ra mua nhà nhưng không dám dọn đến ở vì không có nước sạch, con đường dẫn vào khu đô thị nham nhở ổ voi, ổ gà, ngày nắng thì bụi bặm, mưa lầy lội. Ông Quý - một hộ dân sinh sống tại đây - cho biết, theo cam kết, khi bàn giao nhà chủ đầu tư phải bàn giao sổ đỏ cho người dân nhưng đã gần hai năm nay, gần 100 hộ dân mua nhà tại đây vẫn chưa nhận được sổ đỏ. “Chúng tôi sắp không chịu nổi rồi.
Nhiều người lỡ bỏ tiền mua nhà giờ bán lại không thể nào bán được vì không ai dám mua” - ông Quý cho biết. Cũng theo ông Quý, bao quanh khu đô thị này có rất nhiều ao hồ, mương nước đen ngòm, hôi thối nên muỗi rất nhiều và ô nhiễm, người dân luôn sống trong tình trạng lo ngại sốt xuất huyết. “Chúng tôi già rồi thế nào cũng được, nhưng tội mấy đứa trẻ” - ông Quý nói.
Trước những bức xúc của người dân, mới đây Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai Nguyễn Quang Hiếu đã có buổi làm việc với chủ đầu tư và các đơn vị hữu trách. Tại đây, ông Hiếu yêu cầu, ngay trong tháng 5 này chủ đầu tư phải phối hợp với chính quyền địa phương, Xí nghiệp nước sạch của quận Hoàng Mai đấu nối đường ống của Khu đô thị Ao Sào với đường ống cấp nước của thành phố để cấp nước cho người dân.
Thế nhưng, chiều 31.5, các hộ dân Khu đô thị Ao Sào cho biết, chủ đầu tư vẫn chưa cấp được nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. “Mấy hôm trước có thấy một số người mang đồng hồ nước đến lắp, tuy nhiên chỉ làm mang tính đối phó, lắp cho một vài nhà rồi thôi. Mỗi tuần họ dùng xe téc chở nước sạch tới cấp miễn phí cho mỗi nhà một khối, chừng đó nước chúng tôi dùng sao đủ” - chị Lan - một người dân sống tại đây bức xúc.
Bỏ 4 tỉ đồng mua nhà tường nứt
Vì không kham nổi khoản tiền thuê nhà trọ nên gần 1 tháng nay gia đình ông Nguyễn Văn H phải chuyển về Khu đô thị Ao Sào để sinh sống. Theo ông H, ông mua một căn hộ tại đây với giá hơn 3 tỉ đồng, sửa sang, sắm sửa trong nhà xong xuôi cũng hết gần 4 tỉ nhưng vì không có nguồn nước sạch nên mấy năm qua gia đình ông không dám đến ở.
Chỉ tay vào những vết nứt trên tường nhà, ông H cho biết, ông không khỏi lo ngại về chất lượng của căn nhà. “Hồi mới mua tôi có đi hỏi một số người dân ở đây thì họ kể thợ xây họ làm nhanh lắm, chưa vào ở nhưng tường nhà đã xuất hiện nhiều vết nứt, hôm rồi phải trát lại các vết nứt. Về lâu dài không biết chất lượng nhà thế nào nhưng với số tiền này mà mua được nhà nên không dám kêu” - ông H bày tỏ.
Chiều 31.5, trước phản ánh của người dân, phóng viên Báo Lao Động đã liên hệ với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5 để tìm hiểu tình hình. Tuy nhiên, một lãnh đạo công ty cho biết đang đi công tác nên chưa thể trả lời về những vấn đề liên quan.
Theo Lao động
>> Cuối tháng 5 khu đô thị Ao Sào thoát cảnh ‘chết khát’" alt=""/>Khu đô thị Ao Sào (Hoàng Mai, Hà Nội): Quận nói, chủ đầu tư phớt lờ!
Du, sống ở Thành Đô, là một trong hàng chục nghìn nhân viên Trung Quốc đã rời bỏ công việc của họ tại các công ty Big Tech của đất nước trong những năm gần đây, khi ngành công nghiệp này mất đà tăng trưởng. Dù việc làm công nghệ vẫn là những vị trí được trả lương cao nhất trên thị trường việc làm nội địa, chúng không còn được coi là con đường tắt dẫn đến sự giàu có trong bối cảnh sa thải và giá trị quyền chọn cổ phiếu bị thu hẹp.
Những gã khổng lồ Internet của Trung Quốc liên tục sa thải nhân sự thời gian qua, ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người. Tính đến cuối năm 2023, nhóm BAT – bao gồm Baidu, Alibaba và Tencent – tuyển dụng 364.477 nhân viên, giảm gần 25.000 so với một năm trước đó, theo báo cáo tài chính. Dù vậy, tổng số nhân viên sụt giảm không hoàn toàn là kết quả của việc cắt giảm chi phí vì các công ty cũng trải qua những thay đổi kinh doanh đáng kể.
Du, người có nickname Danna trên mạng, nhận xét Big Tech Trung Quốc "kém phát triển hơn so với vài năm trước", đồng thời tiết lộ ít nhất 70% đồng nghiệp cũ của cô đã từ chức để theo đuổi các dự án kinh doanh của riêng họ, giống như cô đã làm.
Vào năm 2021, Du thành lập Ziranliu để giúp những người có ảnh hưởng trên web (KOL) tăng cường và kiếm tiền từ người theo dõi của họ. Chỉ với 8 nhân viên, công ty đã đạt được thu nhập 10 triệu nhân dân tệ (1,4 triệu USD) vào năm 2023 và giúp hơn 150 khách hàng nổi tiếng trên các nền tảng video ngắn.
Du cho biết kinh nghiệm làm việc của cô với các công ty, bao gồm ByteDance, đã phát huy giá trị, cho phép cô hiểu được dữ liệu, lưu lượng truy cập web và quản lý.
Wang Sijing, cựu Giám đốc sản phẩm của gã khổng lồ tìm kiếm Baidu và startup cho thuê xe đạp Ofo (đã giải thể), cũng kể một câu chuyện tương tự. Wang cho biết 5 năm làm việc cho các “ông lớn” đã giúp cô có một phong cách làm việc "có hệ thống hơn", đặt dữ liệu lên hàng đầu. Cô cũng phản biện tốt hơn, sau khi liên tục được thử thách trong môi trường làm việc Big Tech.
Wang rời Ofo vào năm 2017, giữa lúc các startup và ngành công nghiệp Internet phát triển nhanh chóng. Tháng 4 cùng năm, Ofo thu hút 40 triệu người dùng tại hơn 70 thành phố trên toàn thế giới, theo đồng sáng lập Zhang Siding, nhưng trong vòng vài tháng, họ trải qua một cuộc khủng hoảng vốn và vẫn nợ tiền hàng triệu người dùng.
Wang quyết định nghỉ việc vì cảm thấy chỉ đóng góp hạn chế vào bức tranh chung. "Là người quản lý sản phẩm, tôi chỉ có thể quyết định trang chiến dịch trông như thế nào trên ứng dụng", cô nói.
Việc đầu tiên của cô sau khi nghỉ là đào tạo quản lý sản phẩm. Doanh nghiệp của Wang đạt doanh thu 20 triệu NDT trong năm đầu tiên nhờ sức hấp dẫn của lĩnh vực Internet. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh đã thay đổi sau năm 2020, khi đại dịch đóng cửa tất cả các lớp học trực tiếp, đồng thời, nhu cầu đào tạo quản lý sản phẩm giảm.
"Những người tham gia vào lĩnh vực Internet (sau năm 2020) không được hưởng lợi từ sự bùng nổ trước đó", cô nói. Số học viên của các lớp quản lý sản phẩm giảm xuống còn 1/5 so với trước đó, khiến cô phải chuyển hướng.
Năm 2021, Wang tái xuất với tư cách là một chuyên gia trực tuyến về đào tạo sản phẩm, mẹo nghề nghiệp và tự kinh doanh, sử dụng bút danh PMWang trên các nền tảng như Douyin và Xiaohongshu.
Việc các nhân viên công nghệ tận dụng kinh nghiệm làm việc tại Big Tech để giúp đỡ các KOL ngày nay đã trở thành xu hướng. Tìm kiếm từ khóa "rời Big Tech" trên Douyin trả về vô số kết quả, trong đó có các tài khoản cung cấp lời khuyên về tìm kiếm việc làm, thương mại điện tử, thay đổi nghề nghiệp và quản lý.
So với những ngày còn ở ByteDance, Du cho biết cuộc sống bây giờ "tự do hơn nhiều". "Khi mệt mỏi, tôi sẽ cho mình một kỳ nghỉ trong một hoặc hai ngày, đi du lịch, gần gũi hơn với thiên nhiên hoặc chỉ thiền định",cô nói.
Ngành Internet của Trung Quốc khét tiếng với lịch trình 996 - 9 giờ sáng đến 9 giờ tối mỗi ngày, 6 ngày một tuần. Dù tình trạng này đã giảm bớt sau khi bị chỉ trích rộng rãi, một số nhân viên tại ByteDance và Tencent chia sẻ họ vẫn cần phải làm việc muộn vào buổi tối và đôi khi vào cuối tuần để đáp ứng hạn chót dự án.
Là một người tự kinh doanh, Du thỉnh thoảng làm việc đến 9 giờ tối nhưng điều đó không còn làm phiền cô "vì đây là những gì tôi sở hữu và đam mê". Theo cựu nhân viên ByteDance, phần khó nhất trong việc điều hành doanh nghiệp riêng là trước khi nó bắt đầu.
Sau khi rời công ty, cô đã dành 6 tháng để suy nghĩ về ý tưởng trở thành một doanh nhân. "Tôi liên tục tự vấn bản thân và cảm thấy tội lỗi khi không còn lương", cô hồi tưởng. Song, cô biết rằng "nghỉ ngơi là điều cần thiết đối với một người đã chạy không ngừng nghỉ trong nhiều năm".
(Theo SCMP)
" alt=""/>Tháo chạy khỏi Big Tech sau nhiều năm ‘bán mạng’ cho công việc
188 trẻ mầm non và 3 cô giáo ở Hà Nội nhập viện sau bữa liên hoan
Nữ bác sĩ trẻ BV Bạch Mai từ chối điều trị ung thư để sinh con đã qua đời ở tuổi 33
Ám ảnh về ngoại hình khiến nhiều chị em ép cân bằng mọi biện pháp dù điều đó phản khoa học đến đâu. Tuy nhiên, những phương pháp giảm cân sai lầm như vậy có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà không ai ngờ tới.
Gần đây nhất là câu chuyện giảm cân của cô gái tên Tiểu Lý, 24 tuổi, đến từ Tây An, Trung Quốc. Từ nhỏ, cơ thể Tiểu Lý đã phát triển sớm, đến năm 14 tuổi, cân nặng cô của lên đến 60kg. Đến tuổi làm đẹp, Tiểu Lý muốn có một thân hình mảnh mai hơn, nên quyết tâm phải giảm cân bằng mọi giá. Nhưng quá trình này không hề dễ dàng, trong suốt nhiều năm Tiểu Lý bị mắc kẹt trong vòng tròn luẩn quẩn giảm rồi lại tăng cân không kiểm soát.
Sau đó cô gái trẻ được người quen mách nước một phương pháp giảm cân mà không cần nhịn ăn kham khổ gọi là móc họng. Dù ăn nhiều hay ăn ít, sau bữa ăn Tiểu Lý chỉ cần móc họng nôn lượng đồ ăn dư thừa ra ngoài là được.
Vì mong muốn giảm cân quá lớn, cô gái trẻ áp dụng những biện pháp tiêu cực, phản khoa học
Ngày qua ngày, Tiểu Lý luôn áp dụng phương pháp này để “cân bằng” lượng thức ăn cô đưa vào cơ thể. Dần dần cô gái trẻ đã rơi vào tình trạng hễ nhìn thấy thức ăn là lập tức buồn nôn. Bên cạnh đó, Tiểu Lý thậm chí còn dùng rất nhiều loại thuốc uống giảm cân khác để có được cân nặng mong muốn.
Sau khi duy trì phương pháp giảm cân này trong 3 năm, kết quả nó mang lại cũng khiến cô hết sức "vừa lòng". Cân nặng của Tiểu Lý đã giảm từ 60kg xuống còn 30kg với chiều cao 1m55, trong khi đó số cân nặng tối thiểu để cơ thể bình thường và khỏe mạnh là 44kg.
Như vậy, vượt qua mong ước có được cơ thể mảnh mai hơn, giờ đây Tiểu Lý đã giảm cân đến mức bị suy dinh dưỡng. Việc giảm cân trong suốt một thời gian dài với phương pháp sai lầm khiến cô gánh chịu nhiều hậu quả như: làn da đen sạm, khô nẻ, rụng tóc, mất ngủ, chóng mặt, viêm thực quản, viêm dạ dày, thậm chí là vấn đề mất kỳ kinh nguyệt do thiếu sự sản sinh estrogen. Không chỉ vậy chế độ ăn uống tiêu cực còn khiến Tiểu Lý mắc hội chứng chán ăn tâm lý.
Chán ăn tâm thần là chứng bệnh phổ biến khi ép cân quá mức
Sau khi nhận ra những biểu hiện trên, Tiểu Lý cố gắng ăn trở lại nhưng vô hiệu. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi khi nhìn thấy đồ ăn cô gái trẻ lập tức khó chịu, nôn ói,... Lâu dần những vấn đề như đau đầu, tê bì chân tay, chóng mặt, ù tai,... cũng trở nên trầm trọng hơn.
Tiểu Lý đã đến khoa thần kinh của bệnh viện Đường Đô và được các bác sĩ giúp đỡ. Cô được chẩn đoán mắc hội chứng chán ăn tâm lý mà nguyên nhân chính là do nỗi ám ảnh về cân nặng quá mức trong thời gian dài.
Để giúp Tiểu Lý trở lại cuộc sống bình thường, các bác sĩ đã áp dụng phương thức trị liệu kích thích vào não bộ. Sau một thời gian, chứng chán ăn của Tiểu Lý đã giảm, cô không còn thấy buồn nôn mỗi khi nhìn thấy đồ ăn và sức khỏe cũng dần hồi phục.
Việc giảm cân phản khoa học gây ra nhiều hệ lụy
Bác sĩ cho biết nguyên nhân trực tiếp của chứng chán ăn là do nỗi sợ hãi của bệnh nhân với thực phẩm và cân nặng. Bệnh phát triển nhiều nhất ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 13 đến 20, với tỷ lệ nam/nữ là 1:11. Nếu không được điều trị hay điều trị không đúng cách, chứng biến ăn có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng dẫn đến suy đa cơ quan và tử vong. Thậm chí, duy trì lâu ngày khiến bệnh nhân kiệt quệ, tâm lý bất ổn dẫn đến tự sát.
An An (Dịch theo Sina)
Cân có thể được coi là một công cụ không thể thiếu trong bất kỳ hành trình giảm cân nào.
" alt=""/>Suốt 3 năm tự móc họng sau ăn để giảm cân, cô gái trẻ chịu kết đắng