Hình ảnh cô gái xuất hiện kèm đoạn clip 'cô giáo dạy toán gợi cảm nhất thế giới' thực tế là một nữ sinh 17 tuổi và cô cũng không hề giỏi toán.
![]() |
Oksana Neveselaya |
Oksana Neveselaya, một cô gái tuổi teen người Belarus bất ngờ nổi tiếng khi doạn clip quay cảnh một giáo viên giống cô lan truyền chóng mặt trên các trang mạng, thu hút hơn 30.000 lượt xem chỉ trong 4 ngày.
Người phụ nữ trong clip chưa rõ danh tính đang dạy toán bên chiếc bảng và mọi người đều nghĩ đó là Oksana, cô gái sống ở thủ đô Belarus. Ngay sau đó, rất nhiều hình ảnh và thông tin cá nhân của Oksana được chia sẻ gắn kèm với đoạn clip 'cô giáo dạy toán'. Nhiều bức ảnh của cô mặc bikini tạo dáng tại bể bơi, bãi biển, thậm chí mọi người còn tìm lại một video cô nhảy múa trên bàn được dẫn lại.
"Mọi người bắt đầu gửi link và ảnh chụp màn hình từ Facebook cho tôi và bài chia sẻ cũng đã có tới 17.000 lượt thích (like)", cô nữ sinh Oksana cho biết.
Oksana cũng ngay lập tức có hàng trăm nghìn người hâm mộ trên trang cá nhân chỉ sau một đêm do sự cố nhầm lẫn này.
Nhiều hình ảnh gợi cảm của Oksana được mọi người đăng kèm đoạn clip "cô giáo giảng toán" gây ra sự nhầm lẫn. |
"Tôi đã nói đi nói lại rằng, đó không phải là tôi nhưng số bình luận tăng một cách chóng mặt khiến các ý kiến của tôi trở thành vô nghĩa". Oksana cũng chia sẻ thêm rằng, cô không hề giỏi toán và niềm đam mê của cô là chơi cờ vua.
Hiện Oksana đã có gần nửa triệu người theo trên Instagram.
Trong khi đó, danh tính thật của cô giáo dạy toán quyến rũ từ đoạn clip vẫn chưa được xác định.
![]() |
Cô giáo trong đoạn clip lan truyền chóng mặt vẫn chưa rõ danh tính. |
H.N (theo Mirror)
XEM THÊM ![]() Khoảnh khắc kinh hoàng cá mập khổng lồ lọt vào lồng thợ lặn |
Một bài đăng tấn công vào một nạn nhân quá cố trong vụ bạo lực đòi quyền lợi tối thượng cho người da trắng tại thành phố Charlottesville, bang Virginia cuối tuần vừa rồi đã được chia sẻ hơn 65.000 lần trên Facebook, nhưng mạng xã hội này đang dần xóa sạch các đường dẫn tới bài báo này trên nền tảng của mình.
Facebook đã nói hôm nay rằng các đường dẫn tới bài đăng của trang Daily Stormer đã vi phạm những chuẩn mực cộng đồng và sẽ được tự động gỡ bỏ khỏi Facebook trừ khi người đăng kèm theo đó một dòng caption chú thích kết án bài báo hoặc hành động xuất bản bài báo - vốn dĩ được coi là thiên đường cho tư tưởng phát xít và chủ nghĩa da trắng thượng đẳng (chủ nghĩa xem người da trắng là chủng tộc tối thượng đứng đầu và xứng đáng nắm quyền kiểm soát mọi sắc tộc còn lại).
Bài đăng trên đưa ra hàng loạt tấn công cá nhân vào Heather Heyer, một nhân viên công ty luật đã qua đời thứ Bảy vừa rồi sau khi cô bị đâm bởi một chiếc xe tải khi đang trên đường biểu tình chống lại một nhóm người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Hung thủ/lái xe James Alex Fields Jr. đang bị tạm giam chờ xét xử với nhiều tội danh bao gồm giết người cấp độ 2. Cùng với đó, 19 người đã bị thương khi cuộc tấn công xảy ra.
" alt=""/>Facebook gỡ bỏ link dẫn tới bài báo tấn công một nạn nhân vụ biểu tình chống phân biệt sắc tộcTrong báo cáo chưa công bố của LMNTRIX Labs, các nhà nghiên cứu bảo mật đã xác định loại phần mềm tự quảng cáo là có khả năng đánh cắp mật khẩu Facebook nhưng thực chất lại chứa mã độc, chạy trong nền để lấy đi thông tin của người dùng.
Nhóm nghiên cứu cho biết chiến dịch độc hại này đang lan rộng, được ngụy trang dưới các cái tên như “Facebook Password Stealer” (đánh cắp mật khẩu Facebook) hay “Facebook Password Recovery” (khôi phục mật khẩu Facebook).
Những kẻ tấn công dường như là “bậc thầy” tiếp thị, hiểu khá rõ nhu cầu lớn của các dịch vụ bẻ khóa Facebook và phát tán qua spam, chiến dịch quảng cáo, pop-up, website khiêu dâm, đôi lúc là phần mềm độc lập.
" alt=""/>Hiểm họa từ phần mềm đánh cắp mật khẩu Facebook