Đây là đánh giá được Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nêu ra tại Báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý III/2020.
Theo khảo sát của Hội Môi giới, mặc dù là thị trường lớn và có quãng thời gian sôi động trước đó, nhưng hiện nay, thị trường bất động sản Quảng Ninh cho thấy có dấu hiệu chậm phát triển và ít giao dịch.
Trong quý III/2020 chỉ ghi nhận khoảng 10 dự án có hoạt động bán hàng tại Hạ Long. Riêng tại khu vực huyện Hoành Bồ (có quy hoạch sát nhập vào đô thị Hạ Long) là nơi có hoạt động chào bán đất đai sôi động hơn nhưng các nhà đầu tư mới dừng lại ở mức đi tìm hiểu.
Thị trường bất động sản Quảng Ninh cho thấy có dấu hiệu chậm phát triển |
Ghi nhận trên thị trường, nhiều dự án điều chỉnh giá bán, giảm sâu so với thời gian sốt trước đây từ hơn 30 triệu/m2 xuống còn 23-27 triệu/m2.
Hội Môi giới cho rằng, nguyên nhân chính bởi ảnh hưởng dịch bệnh Covid khiến các nhà đầu tư tâm lý e ngại, thăm dò, chờ đợi cơ hội và sự giảm giá. Quan điểm của các chủ đầu tư tại thời điểm này cho rằng, "nếu đưa hàng ra thị trường trong giai đoạn này kể cả giảm giá cũng rất khó bán". Vì vậy, các hoạt động chào bán tại Quảng Ninh 9 tháng đầu năm 2020 cũng rất hạn chế.
Trước đó, khoảng gần cuối năm 2019, trên địa bàn phường Hà Khánh (TP Hạ Long) và xã Thống Nhất, Lê Lợi (huyện Hoành Bồ) đã diễn ra tình trạng đầu cơ tích trữ, mua bán, giao dịch đất rầm rộ…
Đơn cử, tại Khu quy hoạch dân cư tập trung Yên Giang (phường Yên Giang, TX Quảng Yên) trong khi tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ngay tại phiên đấu giá, mỗi lô đất đều được đẩy cao gấp từ 3 - 4 lần so với giá khởi điểm chỉ từ 4 - 5 triệu đồng/m2. Kết quả, đất tại khu vực phường Yên Giang được đấu giá bán với mức giá từ 1,6 - 2 tỷ đồng/lô, diện tích từ 100 m2 đến hơn 200m2. Tuy nhiên, rất ít người dân có nhu cầu mua đất để ở đấu giá thành công. Phần lớn, đất thuộc về tay các "cò" và ngay sau đó, giá bán được giới đầu tư đẩy lên giao bán với mức từ 18 - 22 triệu đồng/m2. Trước những diễn biến trên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định tạm dừng đấu giá đất nền trên địa bàn TX Quảng Yên.
Hồi đầu năm 2019 trên địa bàn huyện Vân Đồn, huyện Hoành Bồ cũng xuất hiện tình trạng giá đất sốt ảo, tăng phi mã. Đáng chú ý, tình trạng "cò đất", thổi giá diễn ra khá phổ biến, làm cho thị trường tại đây rơi vào tình trạng sốt ảo, khó kiểm soát, nguy cơ bong bóng buộc cơ quan chức năng vào cuộc, tiến hành thanh tra làm rõ.
Đất nền Bắc Ninh khoảng 90% giao dịch đất nền là đầu cơ
Trong khi thị trường bất động sản ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM gặp không ít khó khăn về quỹ đất hạn hẹp, giá đất tăng cao thì không ít người trong giới đầu tư bất động sản lại kiếm được những khoản lợi nhuận từ chính các thị trường tỉnh lẻ, các thành phố mới nổi.
Tại các tỉnh phía Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… được coi là những “điểm nóng” hút tiền các nhà đầu tư khi ôm tiền rời Hà Nội. Tại các thị trường này cũng ghi nhận sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp lớn. Vốn là chủ đầu tư “nằm vùng” ở thị trường TP HCM, đầu năm 2019, Công ty Cổ phần Him Lam đã ghi dấu “Bắc tiến” trong đó Bắc Ninh là điểm đến mở đầu của doanh nghiệp này. Hàng loạt các dự án lớn "bung hàng" như Khu đô thị Him Lam Green Park, Khu đô thị Phúc Ninh, Khu đô thị Dabaco Vạn An, Khu đô thị Vườn Sen, Khu đô thị Dabaco Lạc Vệ, Khai Sơn City Thuận Thành, Khu đô thị Sing Garden thuộc VSIP Bắc Ninh…
Tại báo cáo thị trường bất động sản quý III/2020, Hội môi giới Bất động sản Việt Nam nhìn nhận, thị trường giao dịch mạnh ở phân khúc đất nền nhất là khu vực trung tâm thành phố và ven các khu công nghiệp Bắc Ninh, Bắc Giang. Lượng giao dịch, giá đất nền tăng mạnh so với quý I và II.
Tuy nhiên, Hội môi giới cảnh báo, giao dịch chủ yếu là hoạt động mua đi bán lại, lượng sản phẩm mới rất hạn chế. Đặc biệt, có hiện tượng các môi giới và một số nhà đầu tư thổi giá, lướt sóng.
"Theo thống kê có khoảng 90% giao dịch trên thị trường Bắc Ninh là đầu cơ nên thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, khó lường. Vì vậy, các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường cần hết sức thận trọng", báo cáo Hội Môi giới cảnh báo.
Ngoài đất nền, phân khúc về chung cư vẫn đứng giá, giao dịch chậm không đáng kể. Không có dự án mới, sản phẩm mới chào bán ra thị trường.
Thực tế đã cho thấy, nhiều thị trường tỉnh lẻ bị cò đất thao túng làm giá đất lên cao nhưng cũng hạ nhiệt nhanh chóng khi có những tác động từ nhiều yếu tố. Chuyên gia bất động sản cho rằng, chính quyền các địa phương cần phải giám sát và xử lý ngăn chặn. Các nhà đầu tư cần hết sức cảnh giác và không nên tham gia góp vốn vào các dự án. Trước khi rót vốn nên kiểm tra quy hoạch và tính pháp lý trước và phải kiểm tra biên độ tăng giá của sản phẩm bất động sản trong 1 năm. Nếu mức tăng vượt quá 20%, nhiều khả năng đây là chiêu trò thổi giá của giới cò đất.
Nhận định về thị trường bất động sản thời gian qua, Bộ Xây dựng cũng thừa nhận có tình trạng đầu cơ thổi giá gây nên tình trạng sốt ảo thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Theo Bộ Xây dựng, giới đầu cơ bất động sản vẫn hoạt động công khai, lợi dụng các yếu tố xã hội như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị... để đẩy giá lên cao thu lợi bất chính làm bất ổn thị trường.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng chỉ đạo trên cơ sở nghiên cứu quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển cho từng sản phẩm, nắm chắc tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên cả nước.
Thuận Phong
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, Bộ đề xuất có thêm loại nhà ở thương mại giá rẻ 20-28 triệu đồng/m2, cho phép xây nhà có diện tích dưới 45m2 tạo nguồn cung cho nhà phân khúc tầm trung vừa mức hộ gia đình mua được.
" alt=""/>Bắc Ninh 90% giao dịch đất nền là đầu cơLúc mới mua, tôi nghĩ rằng "xe cỏ" giá rẻ, lại mua của người quen biết nên không sang tên đổi chủ mà chỉ làm giấy mua bán viết tay, vừa đỡ tốn công, vừa tiết kiệm thêm vài triệu. Hơn nữa, do thường xuyên phải đi Hà Nội nên vẫn để biển gốc 29 của chủ cũ cho tiện di chuyển.
Tuy vậy, vừa qua tôi thấy nhiều vụ việc mà chủ xe gặp rắc rối nếu mua ô tô mà không sang tên đổi chủ, lại có thể bị CSGT xử phạt trong một số trường hợp. Tất nhiên là nếu đang đi đường, rất hy hữu bị CSGT kiểm tra đến lỗi "không chính chủ" nhưng rủi ro bị phạt là luôn luôn có.
Qua VietNamNet, rất mong nhận được tư vấn của những người có kinh nghiệm về việc này, liệu với xe đã 15 năm tuổi và giá rẻ như của tôi có cần thiết phải làm thủ tục sang tên hay cứ để như vậy để đi? Xin cảm ơn!
Độc giả Nguyễn Văn Minh (Từ Sơn, Bắc Ninh)
Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy gửi ý kiến dưới phần bình luận của bài viết. Mọi câu hỏi tư vấn về sử dụng, mua bán xe xin gửi tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải.
4 mẫu xe cũ giá 100 triệu đồng vẫn còn chấtNếu có trên dưới 100 triệu đồng, chấp nhận một mẫu xe cũ đời sâu và chỉ có nhu cầu làm phương tiện che nắng, che mua thì bạn vẫn có thể tìm cho mình một số mẫu xe vẫn còn chất lượng." alt=""/>Mua 'xe cỏ' 15 tuổi giá rẻ có cần thiết phải sang tên đổi chủ?Giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến trên nền nguồn mở Jitsi của Liên minh CoMeet đang được triển khai cung cấp với nhiều dịch vụ, từ tư vấn, thiết kế, triển khai, tích hợp, hỗ trợ đến bảo trì hệ thống. Chi phí các gói giải pháp dành cho tổ chức, doanh nghiệp ước tính từ 349 triệu đồng cho một lần triển khai và bảo trì, cập nhật nâng cấp phiên bản, hỗ trợ kỹ thuật trong 1 năm đầu tiên. Các năm sau chỉ phát sinh chi phí dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật nếu cần, không có chi phí bản quyền phần mềm.
Các tính năng đáng chú ý của giải pháp gồm: tổ chức hội họp trực tuyến, không hạn chế số điểm tham gia, chia sẻ màn hình của tất cả các thành viên theo điều phối của người quản trị, trò chuyện riêng qua tính năng Chat, ghi lại nội dung cuộc họp…Đặc biệt, người dùng có thể yên tâm về tính an toàn, bảo mật nhờ mã hóa dữ liệu và chế độ kiểm soát thành viên tham gia họp. Hiện nay, người dùng có thể dễ dàng sử dụng dịch vụ trên tất cả các nền tảng MS Windows, MAC OS, iOS, Android.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại lễ ra mắt. |
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng nhận định, sau bước đầu thâm nhập thị trường nhờ “cú huých” từ dịch bệnh Covid-19, các giải pháp hội nghị trực tuyến sẽ tăng trưởng mạnh do người dùng đã hình thành thói quen học tập, làm việc mới. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cũng cần nhanh chóng nắm bắt cơ hội, xây dựng và phát triển các giải pháp để xây dựng thị trường.
Thứ trưởng cũng cho biết, để định hướng phát triển cho thị trường hội nghị truyền hình trực tuyến tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã xác định 2 xu hướng chủ đạo chính. Một là, giải pháp do doanh nghiệp Việt Nam tự xây dựng, phát triển như nền tảng hội nghị trực tuyến Zavi vừa được Bộ TT&TT khai trương ngày 15/5/2020. Hai là giải pháp phát triển sử dụng mã nguồn mở, trong đó giải pháp hội nghị trực tuyến CoMeet được ra mắt hôm nay là một điển hình tiêu biểu cho việc sử dụng nguồn mở, làm chủ công nghệ để trển khai các giải pháp, cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, các cá nhân có nhu cầu.
Theo Thứ trưởng, Liên minh CoMeet đã đưa dịch vụ ra thị trường bằng một mô hình hợp tác kinh doanh mới, đó là: Từ thế mạnh của từng thành viên, các công ty phối hợp, hợp lực để cung cấp giải pháp, dịch vụ Hội nghị trực tuyến trên nền phần mềm nguồn mở, nhờ đó mang lại giải pháp hội nghị trực tuyến toàn diện, riêng tư, tích hợp linh hoạt cho các tổ chức, doanh nghiệp, dùng băng thông Internet trong nước, đảm bảo an toàn và bảo mật.
“Điều này đã một lần nữa khẳng định, với sự đoàn kết, nhất trí, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tạo ra càng nhiều dịch vụ, sản phẩm Make in Vietnam đạt chuẩn quốc tế, đóng góp vào sự nghiệp tự chủ công nghệ, giảm phụ thuộc các nền tảng nước ngoài, góp phần thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia”, Thứ trưởng nói.
Bộ TT&TT kêu gọi các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu hội họp trực tuyến sẽ ưu tiên lựa chọn, sử dụng các giải pháp, dịch vụ do doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Sự ủng hộ của khách hàng trong nước sẽ giúp các doanh nghiệp công nghệ số mau chóng chiếm lĩnh thị trường, tạo nền tảng hoàn thiện, củng cố, phát triển sản phẩm, tiến tới vươn ra thị trường quốc tế, nâng cao năng lực của của doanh nghiệp trong nước nói chung, thực hiện khát vọng Vì một Việt Nam hùng cường.
|
Tại sự kiện, trước sự chứng kiến của Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng, Liên minh CoMeet đã thực hiện cuộc họp trực tuyến kết nối 7 đầu cầu tại các địa điểm trên 2 miền Nam, Bắc sử dụng giải pháp hội nghị truyền hình trực tuyến CoMeet.
Chia sẻ tại buổi lễ, đại diện Liên minh CoMeet cho biết thêm, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã có cơ hội thể hiện năng lực, làm chủ công nghệ, giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và giúp đỡ những doanh nghiệp khác chuyển đổi số.
“Giải pháp họp trực tuyến “Made in Vietnam” trên nền tảng phần mềm nguồn mở Jitsi của CoMeet tận dụng băng thông nội địa, không phụ thuộc vào đường truyền quốc tế. Nhờ đó, trong những sự cố đứt cáp quang biển gần đây, giải pháp họp trực tuyến CoMeet vẫn hoạt động ổn định.
Giải pháp cũng đảm bảo an toàn, bảo mật tuyệt đối khi giải pháp sẵn sàng cho mã hoá bảo mật từ đầu cuối. Các tổ chức sử dụng có mã nguồn trong tay nên đảm bảo loại trừ được hoàn toàn các vấn đề thất thoát thông tin, nghe lén…”, đại diện Liên minh CoMeet nhấn mạnh.
M.T.
Bộ TT&TT vừa đồng ý bảo trợ cho CoMeet, liên minh phát triển các giải pháp họp trực tuyến trên nền tảng Jitsi. CoMeet hướng tới cung cấp giải pháp hội nghị trực tuyến dạng "may đo" cho cơ quan nhà nước, doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
" alt=""/>Giải pháp hội nghị trực tuyến tại Việt Nam sẽ phát triển theo xu hướng nguồn mở