Ham muốn đột biến còn có thể đến sau một trắc trở tuần hoàn được thông tỏa giúp tăng tụ máu vùng hội âm, bụng dưới (yếu tố tạo sự “sẵn sàng” đáp ứng tình dục của phụ nữ). Không ít trường hợp do chướng ngại vật cản trở cuộc vui nào đó được giải quyết giúp hứng khởi tháo củi sổ lồng theo. Chẳng hạn sau phẫu thuật polip âm đạo, cổ tử cung, trong ngoài thông thoáng, nhu cầu các bà tự dưng phấn chấn hẳn lên.
Cớ sự cũng có thể đơn giản hơn nữa: nút rối được gỡ bởi chính người thắt rối. Nhiều ông chồng sau một thời gian dài trì trệ, vì lý do nào đó đột nhiên xông xáo hẳn lên, kéo theo “lòng ham” của người chung chăn cũng nương theo đó mà lên.
Ngoài những biến động vĩnh viễn (chữa khỏi bệnh chẳng hạn), dễ dàng nhận ra “phép màu” từ nguồn kích vãng lai sẽ nhanh chóng tắt lịm khi nguyên cớ không còn. Không ai dùng mãi một món ăn, uống mãi một viên thuốc mang may mắn.
Tuy vậy, dù ngắn hay dài thì vấn đề đặt ra là làm thế nào giải quyết cú “bóp kèn qua mặt” chồng ngang xương của bà với ông. Hay nhất là bên chậm chân hơn phải "tăng tốc", dù có khó cho các ông. May mắn là với những trường hợp chênh lệch không quá cao thì nếu có được “động cơ” đủ mạnh, các ông sẽ biết cách tung hết tài năng của mình để được ngang tầm vợ. Dù cú chênh là tạm thời thì cũng ít có người đàn ông nào cam lòng chịu “dưới cơ” nếu có đủ sức.
Như vậy, việc các bà thông báo cho chồng “sự thật khó nghe” là khó tránh khỏi, nhưng việc “tạt gáo nước lạnh” cho lang quân biết ông đang “tụt hậu”, các bà cần khéo léo để tránh gây “sốc”. Hay nhất là nên thể hiện sự vượt lên từ từ, từng chút một, lấy đà cho lang quân, đừng đùng một cái đẩy ông ra trước sự thật. Đây cũng là cách giúp đỡ lúng túng, không biết phải “ăn làm sao nói làm sao” cho ra nhẽ về cú qua mặt chồng, bởi lắm khi chính các bà cũng không biết tại sao. Đừng chủ quan coi thường tình cảnh trái khoáy này, nếu giải quyết không khéo sẽ sinh nhiều hệ lụy khó lường, nhất là về phía các ông.
(BS Đỗ Minh Tuấn/Phunuonline)
" alt=""/>Vợ cho chồng 'ngửi khói' trên giườngTừ ngày 11 đến 14/10, Hội Tim mạch học Việt Nam tổ chức Hội nghị Tim mạch toàn quốc lần thứ 14 tại TP Đà Nẵng với chủ đề “Tim mạch thời đại mới: Từ phòng thí nghiệm ra cộng đồng”.
Giáo sư Khải khẳng định: bệnh tim mạch đã và đang là một gánh nặng cho xã hội với tỉ lệ tử vong và tàn phế cao hàng đầu trong các bệnh kể cả dịch bệnh hiện nay tại Việt Nam. Việc chi phí cho chăm sóc, điều trị bệnh tim mạch cũng là gánh nặng đáng kể với hàng trăm tỉ USD tiêu tốn mỗi năm.
Giáo sư, Tiến sĩ, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam Phạm Gia Khải. |
Thông báo nhanh với báo chí trước khi diễn ra Hội nghị, Giáo sư Khải đưa ra con số cảnh báo: Đến năm 2017, Việt Nam sẽ có 20% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp. Đặc biệt trong những năm gần đây, bệnh lý tăng huyết áp đang tấn công mạnh vào nhiều đối tượng. Đáng lưu ý là đối tượng trẻ từ 25 tuổi trở lên bệnh tim mạch và huyết áp chiếm 25,1% dân số.
Mặc dù bệnh tim mạch vô cùng nguy hiểm và đang ngày càng gia tăng, nhưng người dân vẫn thờ ơ, chủ quan với sức khỏe tim mạch của chính mình. Thống kê sơ bộ, bệnh tim mạch và huyết áp phát triển mạnh tại hai miền Nam và Bắc của đất nước.Còn miền Trung và Tây nguyên cũng đang báo động đỏ - Giáo sư Khải khẳng định.
Thông điệp “Tim mạch thời đại mới: Từ phòng thí nghiệm ra cộng đồng” đang thu hút 2.000 giáo sư, bác sĩ chuyên ngành tim mạch trong cả nước. Trong đó có gần 100 giáo sư, bác sĩ đầu ngành về tim mạch của thế giới. Hội nghị lần này có gần 1.000 báo cáo chuyên môn của các chuyên gia tim mạch hàng đầu trong nước và quốc tế với nhiều cập nhật, nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực tim mạch.
Trong ngày hôm nay (10/10) Hội Tim mạch học Việt Nam sẽ tổ chức khám bệnh về tim mạch, huyết áp và cấp phát thuốc miễn phí, tặng quà cho khoảng 400 đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng; chương trình “Đi bộ đồng hành vì sức khỏe tim mạch trong cộng đồng” qua các tuyến phố chính ở Đà Nẵng với sự tham gia của khoảng 1.000 người được tổ chức tại Đà Nẵng trong những ngày tới.
Vũ Trung
" alt=""/>Báo động bệnh tim mạch tấn công người trẻ tại Việt Nam