Hà Nội phê duyệt quy hoạch nhà hát Opera tầm cỡ quốc tế tại Quảng An, Tây Hồ
TheàNộiphêduyệtquyhoạchnhàhátOperatầmcỡquốctếtạiQuảngAnTâyHồđá bóng hôm nay trực tiếpo phê duyệt đồ án, tổng diện tích khu đất lập quy hoạch hơn 44 ha tại hai phường Quảng An và Tứ Liên, quận Tây Hồ sẽ được quy hoạch thành quần thể công viên văn hoá nghệ thuật chuyên đề, nhà hát thành phố, công trình tôn giáo tín ngưỡng, khu vui chơi giải trí và dịch vụ khách sạn thương mại. Nằm ở trung tâm quần thể này, Nhà hát Opera Hà Nội trên mặt hồ Đầm Trị, ngay sát Hồ Tây được xem là một đại dự án văn hoá, nhằm thu hút du khách trên khắp thế giới đến với Hà Nội và trở thành một biểu tượng đề cao cái đẹp của Hà Nội.

Thông tin từ UBND quận Tây Hồ cho biết, nhà hát sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Công trình dự kiến được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của TP. Hà Nội trong suốt quá trình thiết kế cũng như thi công và vận hành.
Đặc biệt, dự án nhà hát được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Ý Renzo Piano - “cây đại thụ” của ngành kiến trúc hiện đại với những tác phẩm làm thay đổi thế giới.

Nhà hát Opera Hà Nội nằm nổi trên mặt hồ Đầm Trị với kiến trúc mái vòm độc đáo lấy cảm hứng từ những con sóng Hồ Tây. Trên bề mặt mái vòm có phủ một lớp ceramic hiệu ứng ngọc trai, từ đó phản chiếu ánh sáng và sự chuyển động của không gian, thời gian với nhiều sắc thái khác nhau của màu trời và màu mặt nước. Vì vậy, vào mọi khoảnh khắc trong ngày như bình minh, hoàng hôn, hay buổi tối, mái vòm của nhà hát sẽ phản ánh các sắc thái màu khác biệt.
Không chỉ có vỏ mái độc đáo bậc nhất thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội còn được ứng dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật thiết kế tân tiến. Toàn bộ tường của khán phòng chính được trang bị hệ thống các tấm acoustic có thể vận hành bằng cơ khí, nhằm đảm bảo độ phản xạ âm, hút âm và thời gian âm vang phù hợp với yêu cầu của từng chương trình nghệ thuật. Đây là hệ thống rất hiếm nhà hát nào trên thế giới có được.

Các không gian chức năng chính của nhà hát cũng được Kiến trúc sư Renzo Piano nghiên cứu kỹ lưỡng, với sảnh lớn, khán phòng opera, khán phòng đa năng, không gian phụ trợ…
Kiến trúc sư Renzo Piano từng chia sẻ với báo giới, “hòn đảo âm nhạc” này không chỉ là nơi biểu diễn nghệ thuật mà còn là điểm hẹn văn hóa, vui chơi, trải nghiệm thường xuyên của người dân và du khách. Kiến trúc sư Renzo Piano cho biết với Nhà hát Opera Hà Nội, ông mong muốn được góp phần xây dựng một nhà hát mang tính biểu tượng cho Việt Nam, và đưa nơi đây vào danh sách các nhà hát nổi tiếng nhất trên thế giới như tại Paris, Milan, Berlin, London, New York, Los Angeles…

Với quy mô lớn và định hướng trở thành nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật tầm cỡ thế giới, là điểm đến của những các nghệ sĩ lừng danh toàn cầu, Nhà hát Opera Hà Nội kỳ vọng góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến opera hàng đầu thế giới. Đây sẽ là một công trình văn hoá có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng tầm vị thế thủ đô Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời tạo điều kiện để người Việt Nam tiếp cận và thưởng thức các tinh hoa văn hoá nhân loại.
Sinh ngày 14/9/1937 tại Genova, Ý, kiến trúc sư Renzo Piano là một cây đại thụ trong làng kiến trúc thế giới và góp phần làm nên bộ mặt kiến trúc thế kỷ XX. Ông là người Ý đầu tiên có mặt trong Top 100 người có sức ảnh hưởng nhất thế giới, trên tạp chí TIME năm 2006, từng nhận nhiều giải thưởng danh giá trong suốt 60 năm sự nghiệp của mình như Pritzker Prize, được xem là giải Nobel của ngành kiến trúc. Các kiệt tác kiến trúc của huyền thoại Renzo Piano có mặt trên toàn thế giới, nổi bật nhất phải kể đến công trình văn hoá như Trung tâm văn hóa Stavros Niarchos (Athens), Bảo tàng Paul Klee (thành phố Bern), The Shard - Tòa nhà chọc trời tại London, Trung tâm Georges Pompidou ở Paris... Kiến trúc sư bậc thầy người Ý được kính trọng bởi nhiều thế hệ kiến trúc sư hiện đại với những triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người. Tờ Financial Times gọi ông là “một trí tuệ không mỏi mệt”. |
Lệ Thanh
(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo Borussia Dortmund vs Union Berlin, 0h30 ngày 23/2: Phong độ sa sút
- Các ông lớn đem gì tới MWC 2019
- 18 điều khiến chàng… hưng phấn
- Sao Leicester đại náo Thái Lan, ăn chơi tới bến
- Nhận định, soi kèo Arouca vs Farense, 22h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
- Xin ý kiến dự thảo quy định DN nước ngoài hoạt động về thuốc
- Những mẫu xe khiến chị em mê tít
- Tết này, chụp ảnh xóa phông ảo diệu không cần điện thoại đắt tiền
- Nhận định, soi kèo Western United vs Adelaide United, 13h00 ngày 23/2: Lịch sử gọi tên
- Việt Nam bắt tay với Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong công cuộc chuẩn bị cho cách mạng 4.0
- Subaru Việt Nam triệu hồi Forester và BRZ do lỗi động cơ
- 6 cách đơn giản để tăng 'bản lĩnh đàn ông'
- Nhận định, soi kèo Southampton vs Brighton, 22h00 ngày 22/2: Quà tặng từ The Saints
- Điện thoại Samsung Galaxy phát nổ
- Nhận định, soi kèo Nice vs Montpellier, 23h15 ngày 23/2: Dìm khách xuống đáy
- Đề xuất cấm xe quanh hồ Gươm vào thứ Bảy, Chủ Nhật
- Xin ý kiến dự thảo quy định DN nước ngoài hoạt động về thuốc
- Văn Quyến 'đặt cửa' vô địch cho Real Madrid
- Nhận định, soi kèo ENPPI vs Smouha, 21h00 ngày 21/2: Chia điểm?
- Thiết kế ghế máy bay như... ổ kén