"...Tao không thể tưởng tượng được sao mày lớn rồi mà dại thế? Phải tính đường lui chứ, nếu mà cứ thế này sau này ‘trộm vía’ có gì xảy ra thì mày tính sao?’.
Mình thì nói ít mà nó nói nhiều không tả nổi. Lần nào nó cũng nói tôi không ra gì, nói tôi là loại này, loại nọ. Tôi cũng biết bạn thân lo cho mình nhưng đúng là, mỗi người mỗi cảnh, đâu phải cứ nói như vậy là làm được đâu. Nhiều khi tôi cũng lo lắng cho tương lai của mình và con lắm chứ, nhưng bây giờ tính sao đây?
Tôi lấy chồng, đến bây giờ là được gần 3 năm. Thật ra, bố mẹ chồng tôi cực kì dễ tính, cũng coi con dâu như người nhà, không phân biệt trai gái, dâu rể. Nhưng mà, chính vì bố mẹ dễ vậy nên tôi mới có nhiều điều cảm thấy ái ngại. Nhà chồng tôi cũng không đông người, bố mẹ có 2 trai và một gái. Chị gái thì đi lấy chồng được mấy năm rồi, cũng có cháu lớn rồi. Anh trai tôi cũng đã có gia đình, xây nhà riêng cách nhà tôi vài nhà. Nói chung, tất cả cũng quây quần ở cùng nhau, có việc gì cũng dễ tụ tập.
Chỉ có vợ chồng tôi là ở cùng bố mẹ, thế nên, dù là con út nhưng mọi khoản trong gia đình chúng tôi đều phải tính tóa hết từ A đến Z. Nhà có việc gì, giỗ chạp hay là gì đó, tôi dù là dâu út cũng phải đứng ra lo liệu vì bây giờ mình đã sống ở nhà này rồi. Nhiều khi mẹ chồng cũng giúp sức nhưng mà cứ thấy ngại ngại mẹ, sợ bố mẹ lại nghĩ mình tính toán, không có trách nhiệm với gia đình.
|
Chỉ có vợ chồng tôi là ở cùng bố mẹ, thế nên, dù là con út nhưng mọi khoản trong gia đình chúng tôi đều phải tính tóa hết từ A đến Z. (ảnh minh họa) |
Ở chung nhà chồng, hàng tháng, tôi góp tiền cho bố mẹ cùng ăn uống, sinh hoạt. Còn lại, thi thoảng lĩnh lương thì mua bán thêm, hoặc là biếu bố mẹ chút tiền. Vì mẹ chồng cũng không tính toán, cũng chăm sóc chúng tôi, hàng ngày phục chuyện cơm nước, sinh hoạt cho gia đình tôi và cháu nội, nên tôi cảm kích lắm. Mẹ dễ chịu, gần như chưa từng xảy ra mâu thuẫn gì giữa mẹ chồng con dâu.
Tôi cảm thấy cuộc sống ở nhà chồng cũng thoải mái, không có gì phải thắc mắc.
Hại vợ chồng đi làm, thu nhập cũng tạm tạm. Nếu mà thuê nhà cửa thì chắc cũng không còn tiền tiết kiệm, nhưng mà ở chùng với bố mẹ nên cũng bớt được khoản tiền nhà. Nói chung, tôi cũng cố gắng tiết kiệm để có đồng ra đồng vào, chỉ ước sau này có một căn hộ riêng cho mẹ con thì tốt biết mấy.
Nhưng mà, lần vừa rồi, anh chồng tôi xây nhà, cần thêm một ít tiền. Bố mẹ tôi cũng cho anh chị gần trăm triệu. Thân làm anh em ruột thịt trong nhà, không có gì giúp anh chị, tôi cũng thấy ngại. Với lại, bố mẹ tôi cũng mở lời vì thật ra, bố mẹ muốn anh em trong nhà nương tựa vào nhau lúc khó khăn. Thế là, có vài chục triệu tiền tiết kiệm, tôi lại dốc ra gần hết đưa cho anh chị. Nói là vay đấy nhưng biết bao giờ mới trả. Thôi thì cho không thôi chứ.
Tôi cũng buồn lắm nhưng nghĩ mình nên vậy. Bố mẹ càng tốt, càng biết điều, anh chị cũng thoải mái với mình, mình càng phải cố gắng giúp đỡ họ. Kể câu chuyện này ra, bạn tôi bảo tôi bị hâm nặng. Tiền không có, có vài đồng tùy thân lại đi đưa hết cho anh chị. Thật ra, tôi chỉ có vài chục triệu này thôi. Đưa hết rồi tôi cũng không còn đồng nào nữa. Tôi cũng muốn có của ăn của để nhưng mà có việc thì lại phải dùng đến. Bây giờ chỉ còn thu nhập của hai vợ chồng hàng tháng, tiết kiệm được đồng nào thì tiết kiệm.
|
Bây giờ chỉ còn thu nhập của hai vợ chồng hàng tháng, tiết kiệm được đồng nào thì tiết kiệm. (ảnh minh họa) |
Thấy chúng tôi làm vậy, bố mẹ cũng mừng vì con cái trong nhà biết thương yêu, đùm bọc nhau. Với lại, mình cũng ở chung cùng bố mẹ nên phải hiểu ý tứ. Cái nhà này lẽ ra anh chị cũng được ở, vậy mà anh chị lại đi, nhường lại nhà này cho mình. Đó là tôi nghĩ tích cực như vậy, chứ cô bạn tôi thì lại bảo ‘thà là mày ra ngoài ở còn sướng hơn nhiều, ở chung có được tự do đâu’. Đúng là ở với bố mẹ chồng, dù hai người có dễ tính thế nào thì mình cũng phải ý tứ này nọ. Nhưng mà mua nhà thì tôi làm gì có điều kiện. Anh chị có trước thì hỗ trợ anh chị thôi.
Rồi có lần mẹ đẻ tôi ốm đau, thú thực, lúc đó tôi không biết bói đâu ra tiền. Đi vay mượn thì không biết vay ai. Cuối cùng tôi phải đi vay lặt vặt vài nơi, rồi vay thêm ngân hàng ít để biếu mẹ tôi chăm bệnh. Con gái không có gì biếu mẹ mình lại thành ra như vậy, tôi cảm thấy buồn lắm. Mẹ tôi, tôi phải có trách nhiệm. Chồng tôi cũng không nói gì nhưng mà có vẻ anh không hài lòng chuyện tôi vay tiền ngân hàng. Tôi thương mẹ tôi lại nghĩ đến việc, mình dốc lòng cho nhà chồng rồi mẹ mình lại không lo được vài đồng bạc, tôi thấy tủi thân vô cùng.
Hôm rồi, chị chồng hỏi vay chục triệu có việc, tôi cũng không có. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chị chưa bao giờ hỏi vay mình, mình từ chối thì ngại lắm nên tôi đành nhận lời. Với lại, sợ không cho chị vay thì chồng lại nghĩ tôi này kia vì vừa đi vay ngân hàng biếu mẹ mình. Thế là tôi đành lòng vay tiền cho chị vay…
|
Với lại, sợ không cho chị vay thì chồng lại nghĩ tôi này kia vì vừa đi vay ngân hàng biếu mẹ mình. (ảnh minh họa) |
Đấy, khổ như vậy đấy, làm gì có tiền mà vẫn cứ phải tính chuyện chu toàn. Bạn tôi bảo, ‘hay họ nghĩ mày ở nhà đấy, mày có tiền, mày phải có trách nhiệm với họ. Mày đừng có nghĩ đơn giản quá, anh chị em ruột còn chẳng ăn ai. Người ta không nghĩ đơn giản như mày đâu, họ tính toán, tranh giành cả đấy. Rồi mày xem. Có quỹ đen đi, phòng thân đi không nhỡ một ngày, ông chồng mày lật mặt thì mày chết. Bây giờ mày tử tế thì thế, sau này thử không cho nhà chồng họ vay, thử đối đãi không dung hòa với nhà chồng xem ông ấy có nghĩ này kia không? Mỗi cái khoản đưa tiền cho mẹ vợ mà đã như vậy thì không biết là trong lòng ông ấy nghĩ gì. Chẳng lẽ, giúp anh trai ông ấy mấy chục triệu để mua nhà mà lại không giúp được mẹ vợ à? Tính toán thế là không được rồi. Nếu có tiền, cất đi một tí, lập quỹ đen nhé, còn phòng thân mày ạ. Cứ như tao đây này, sau này bỏ chồng cũng không lo chết đói’.
Tôi chưa từng nghĩ đến việc bỏ chồng nhưng nghe bạn tôi nói cũng có lý. Đúng là, chồng tôi thật lạ, biếu mẹ vợ thì hơi có vẻ khó chịu, còn cho nhà anh chồng cả mấy chục triệu thì anh không nói gì. Cái này là do anh, anh bảo ít thì tôi đưa ít, anh bảo nhiều thì tôi đành, làm sao làm trái ý anh, anh lại này kia.
Bạn tôi nói không sai, tôi phải thủ thân thôi. Nếu không sau này nhỡ có chuyện gì xảy ra thì mẹ con tôi khổ. Ở đời, ai biết trước được chuyện gì, mình đâu phải là thánh thần để phán quyết tương lai. Tốt nhất là phải bắt đầu lập quỹ đen từ bây giờ…
[email protected]
(Theo Khám phá)
" alt=""/>'Sao lại dốc hết tiền cho nhà chồng?'
Trong số các trò chơi điện tử, máy gắp quà luôn có sự thu hút đám đông một cách kỳ lạ. Nhưng khi phần thưởng tưởng chừng như đã sắp giành được thì máy gắp lại làm rơi món đồ. Điều này lặp đi lặp lại cho đến khi bạn hết kiên nhẫn, hết xu hoặc cả hai.Chính xác thì làm thế nào mà những cỗ máy này lại có thể đánh bại hầu hết những ham muốn sâu xa nhất của chúng ta và quật ngã ý thức về giá trị bản thân?
Và quan trọng hơn: Máy gắp quà có gian lận không?
|
Máy gắp có thể được lập trình tuỳ theo ý thích của chủ sở hữu. |
“Gian lận” được định nghĩa là những máy gắp có một số tính năng nhất định khiến người chơi khó giành chiến thắng hơn.
Theo Umehara, một người thường xuyên đến khu trò chơi điện tử: “Bạn thực sự có thể cài đặt mọi thứ để khiến nó trở nên hấp dẫn hơn với mọi người”.
Ví dụ, chủ sở hữu có thể thay đổi độ mạnh của máy gắp khi gắp lên, gắp xuống hoặc khi quay lại phía trên máng. Điều này khiến mọi người cảm thấy như họ đang trên đà chiến thắng khi quà tặng ở gần máng trượt. “Đó là sự thật đen tối về máy gắp”, Umehara châm biếm.
Trong khi đó, một chuyên gia đồ chơi khác ở Singapore có tên là Claw Coach đã chỉ ra một chức năng “lừa lọc” khác của máy móc: “Chúng được lập trình sao cho người sở hữu máy luôn thắng.
Ví dụ: Nếu giải thưởng trị giá 10 USD và máy gắp tính phí 1 USD cho mỗi lần thử, chủ sở hữu trò chơi điện tử có thể lập trình để máy trả thưởng sau lần thứ 15. Điều này có nghĩa là một số người may mắn có thể giành được món quà nếu lượt gắp của họ đúng số 15.
Rey Chua, giám đốc của một công ty cho thuê máy gắp có trụ sở tại Singapore nói rằng mặc dù có nhiều loại máy gắp khác nhau nhưng chúng đều hoạt động giống nhau. “Theo đó, máy gắp chỉ nắm chặt món quà một khoảng thời gian ngắn chứ không phải toàn bộ thời gian từ lúc gắp đến lúc rơi vào máng”.
“Tuy nhiên người chơi muốn chiến thắng cũng cần một số kỹ năng và may mắn”. Chua nói thêm rằng độ khó của việc giành được giải thưởng sẽ phụ thuộc vào yêu cầu của những người thuê chúng.
Sự thay đổi trong cài đặt này có thể giải thích tại sao đôi khi quà được cầm lên có vẻ chắc chắn nhưng lại rơi một cách đáng tiếc khi nó gần chạm vào máng. Đây cũng là lý do mọi người không thể ngừng chơi.
|
Hãy quan sát người khác chơi để rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình |
Nhưng câu hỏi thực sự là máy gắp nào được gian lận nhiều hơn?
Câu trả lời không đơn giản chút nào.
Đặc điểm của máy gắp có sự khác biệt giữa các hãng, và ngay cả trong cùng một trò chơi điện tử, có thể có những cỗ máy trông giống nhau nhưng lại được thiết lập khác nhau.
Việc bạn chơi ở đâu cũng rất quan trọng. Theo Umehara, tỷ lệ thắng của anh cao hơn đáng kể ở Nhật Bản so với ở Singapore. Ở Nhật Bản, “họ muốn bạn chiến thắng”, và rất vui khi khách hàng thành công. Ngược lại, các cửa hàng ở Singapore “hướng đến tiền bạc hơn một chút”.
Một số người đam mê trò chơi điện tử cũng nói rằng máy gắp với các mặt hàng có giá trị lớn như iPhone hoặc Nintendo Switch, thường khó giành chiến thắng hơn nhiều.
Erik Kane, một Youtuber người Mỹ điều hành kênh Arcade Warrior cho biết: “Bạn có cơ hội trúng một con gấu nhồi bông nhiều hơn là Xbox”.
Vậy làm thế nào để bạn đánh bại một máy gắp?
Kể cả khi bạn đã biết máy gắp hoạt động như thế nào, bạn có thể vẫn cứ chơi. Vậy nếu định chơi, bạn làm thế nào để tối đa hóa cơ hội chiến thắng của mình?
Claw Coach đã nói về kỹ thuật “nhấn đúp” tiện dụng mà hầu hết mọi người không biết. Sau khi chạm vào nút một lần để thả máy gắp, hãy thử chạm vào nút lần thứ hai khi nó ở ngay phía trên giải thưởng. Điều này sẽ cho phép máy gắp di chuyển vào “vị trí lý tưởng” để lấy giải thưởng.
Kane khuyên bạn nên đánh giá máy gắp từ các góc độ khác nhau. “Hầu hết mọi người chỉ nhìn máy gắp từ phía trước. Hãy nhìn trộm xung quanh thành máy để xem liệu bạn đã di chuyển đúng vào giải thưởng hay chưa. Nghe có vẻ đơn giản nhưng tôi đã nhận thấy rất nhiều người không làm đúng cách vì họ chỉ nhìn cần trục từ phía trước chứ không phải từ phía bên cạnh”.
Anh nói thêm rằng điều quan trọng là phải quan sát khi những người khác đang chơi.
Umehara cũng có lời khuyên tương tự. Vì mỗi máy gắp lại có những yêu cầu chiến lược khác nhau để giành chiến thắng, theo nguyên tắc chung. “Hãy xem người khác chơi trước, để họ mất tiền, và một khi đã biết chiến lược, bạn hãy tham gia để giành chiến thắng”.
|
Đôi khi bạn phải biết khi nào nên từ bỏ |
Sau khi học được rất nhiều mẹo từ các chuyên gia về máy gắp, tôi đã dành một buổi chiều cuối tuần để đưa những kiến thức này vào thực tế. Ngay từ vòng đầu tiên, tôi đã ngay lập tức bị hút vào thế giới gây nghiện nhưng vô cùng khó chịu của chiếc máy gắp. Sau đó là 20 lần thất bại trong việc đẩy món đồ chơi vào máng trượt. Tôi mất bình tĩnh trước cái bẫy kiếm tiền đáng yêu và tiêu xài hoang phí hơn tôi dự định.
Claw Coach đã đưa ra một mẹo hữu ích: “Trước khi đặt đồng xu đầu tiên, tôi thường tự hỏi bản thân rằng tôi sẵn sàng chi bao nhiêu để cố gắng giành giải thưởng. Sau đó, tôi sẽ cho chiếc máy thử 2 lần. Nếu tay cầm quá yếu đến mức không thể giành được giải thưởng, tôi sẽ không tiếp tục”.
Hóa ra, học cách tận hưởng chiếc máy gắp mà không để nó điều khiển bạn là một quá trình thực hành lâu dài.
“Nếu bạn muốn chơi với máy gắp, hãy chơi để giải trí”, Umehara nói. “Hãy tiếp tục với suy nghĩ ‘Này, ngay cả nếu tôi thua, tôi vẫn vui”.
“Máy gắp sẽ luôn là một trong những lựa chọn phổ biến ở các khu vui chơi. Nó được yêu thích và bị ghét, chủ yếu vì nó là một trò chơi kỹ năng và đôi khi là sự may rủi”, Kane nói. “Đôi khi bạn phải biết khi nào nên bỏ đi, bởi vì không phải lúc nào bạn cũng có thể giành chiến thắng”.
Đăng Dương(Theo Vice)
Người Hàn Quốc mê mẩn 'Trò chơi con mực' đời thực
Bộ phim "Trò chơi con mực" nổi tiếng những ngày qua đã đi vào cả đời thực khi nhiều đơn vị quyết định tổ chức trò chơi này phiên bản đời thực.
" alt=""/>Tại sao chúng ta không bao giờ thắng trong trò chơi gắp quà?