Không ít người cả tin đã xuống tiền mua số lượng lớn đất để rồi vỡ mộng "một vốn bốn lời". Bài học đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho việc tin vào "bánh vẽ" từ nhóm đầu cơ đất rồi tự thổi giá.
Thế nhưng từ đầu năm nay, cơn sốt đất này lại xuất hiện với quy mô lớn hơn tại TX Quảng Yên, Đông Triều và TP Uông Bí.
Hướng dẫn viên du lịch, lão nông cũng thành "cò đất"
Là một hướng dẫn viên du lịch trên Vịnh Hạ Long loại hình khách Hàn Quốc, anh N.T.D (28 tuổi, trú TP Hạ Long) đã phải "treo niêu" gần 2 năm khi đại dịch Covid-19 hoành hành.
Sau khi theo đủ thứ nghề nhưng không thuận lợi, giữa tháng 3, anh quyết định xin làm chuyên viên tư vấn của sàn giao dịch bất động sản (BĐS) V.T (trụ sở tại TP Hạ Long) với mức lương 2 triệu đồng/tháng.
Chuyển hướng đi làm một việc mà từ trước đến nay không có một chút kinh nghiệm nào, anh D. vẫn tự tin vì phía công ty nói rằng chỉ cần bán được đất, kiến thức mồi chài khách sẽ tự học dần.
"Phía sàn BĐS đầu cơ đất rồi chúng tôi chỉ việc đăng bài lên mạng xã hội, tiếp cận khách rồi phải nói sao cho khách chịu xuống tiền mua, nếu bán được, phía công ty sẽ trích cho tôi 1% lợi nhuận giá trị hợp đồng đó", anh D. nói.
Nhiều khu vực không có hệ thống điện, nước vẫn được rao bán |
Người dân phường Tân An, TX Quảng Yên sinh sống bằng nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ, hải sản. Song, từ đầu năm tới nay, nhiều gia đình cũng bị cuốn vào vòng xoáy mua bán đất khi mỗi ngày có hàng trăm người từ khắp nơi tìm đến để hỏi mua đất số lượng lớn.
Bởi lẽ, phường Tân An và một số địa phương khác được cho là nằm trong quy hoạch của siêu dự án 10 tỷ USD HLX.
Ông N.T.H (51 tuổi, người dân phường Tân An) từ một nông dân nay cũng trở thành "cò đất" bất đắc dĩ khi khu đất nhà ông được các sàn BĐS định giá ngưỡng gần 20 triệu đồng/m2.
Cứ mỗi cuối tuần, ông H. lại bận rộn dẫn khách đi xem khoảnh đất của gia đình. Với kiến thức nhặt nhạnh của mình, hiện ông phải tự học thêm như nắm bắt khách mua đất thuộc mệnh gì và hợp với hướng nào để giới thiệu tiềm năng phần đất.
"Khách tới xem đất thì mình phải lựa hỏi ra xem tuổi của khách, từ đó mới dẫn tới những mảnh đất phù hợp, nhiều khi tôi cứ tưởng mình là thầy phong thuỷ", ông H. nói vui.
Tình trạng sốt đất ảo đang diễn ra tại một số địa phương của Quảng Ninh |
Khó khăn trong quản lý giao dịch
Trên trục đường liên xã từ trung tâm TX Quảng Yên đến thôn 4, xã Hoàng Tân có hàng trăm biển quảng cáo với nội dung mua bán đất đai. Trước đây khu vực này có dự án quy hoạch dân cư Đầm Cành Chẽ, tuy nhiên dự án giậm chân tại chỗ trong thời gian dài, bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, không có hệ thống điện, nước.
Bất cập là vậy, nhưng hoạt động giao dịch đất tại đây rất nhộn nhịp, mỗi ngày có hàng trăm xe ô tô mang biển kiểm soát Hà Nội, Hải Phòng tới xem đất.
Khách hàng có nhu cầu sẽ được đội "cò đất" chỉ ra những tiềm năng và hứa hẹn những lợi nhuận trong thời gian ngắn như: "Anh, chị cứ mua đi, chỉ vài tháng nữa chỗ này sẽ có một dự án 10 tỷ USD HLX, đến lúc đấy để kinh doanh cũng tốt mà "lướt sóng" cũng lãi gấp mấy lần".
Nếu khách hàng đồng ý thì đặt cọc tiền ngay tại chỗ, sẽ có nhân viên mang hợp đồng mua bán đất được soạn sẵn ra để ký.
Khu Thống Nhất, phường Tân An cũng được coi là điểm nóng khi giá đất ở miền quê này đang chạm ngưỡng 20 triệu đồng/m2. Dự án khu dân cư Thống Nhất 2 và 3 rộng hơn 10ha đã được chính quyền phường Tân An đưa ra đấu giá 3 lần. Lần gần nhất vào tháng 1/2020 với mức giá 10 đến 12 triệu đồng/m2.
Song, từ đầu năm đến nay, các sàn giao dịch BĐS tràn về đây đầu cơ diện tích lớn. Tiếp đó, mua đi bán lại trong nội bộ nhằm tạo làn sóng đẩy giá lên gần 20 triệu đồng/m2 rồi bán cho những người cả tin. Đặc biệt, có những thửa đất trong vòng 1 tháng đã được chuyển nhượng qua lại hàng chục lần.
Văn phòng giao dịch BĐS mọc lên tại bãi đất bỏ hoang ở TX Quảng Yên |
Chủ tịch UBND phường Tân An Đoàn Quang Tuyên cho biết, tất cả giá đất hiện tại đều được niêm yết công khai để cho người dân biết.
Ngoài ra, phía UBND TX Quảng Yên cũng chỉ đạo gắt gao việc quản lý hoạt động giao dịch đất đai trên địa bàn. "Các sàn BĐS chỉ đặt các văn phòng nhỏ ở địa bàn phường, tuy nhiên hiện tại giao dịch toàn trên điện thoại nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn", ông Tuyên nói.
Còn theo Chủ tịch UBND TX Quảng Yên Trần Đức Thắng, bước đầu đã có những văn bản thông báo về các địa phương, nhất là những nơi có dự án phát triển kinh tế.
Khuyến cáo người dân không nên cả tin, mắc bẫy sốt đất ảo của nhóm đầu cơ gây khó khăn trong công tác quản lý và giải phóng mặt bằng trên địa bàn.
Được biết, Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh có tổng diện tích đất sử dụng dự kiến trên 4.109 ha, gồm khoảng 3.186 ha thuộc các xã, phường Tân An, Hà An, Hoàng Tân, Liên Hòa (TX. Quảng Yên), trên 923 ha thuộc các phường Hà Khẩu, Đại Yên (TP Hạ Long). Dự án với tổng mức đầu tư khoảng 232.369 tỷ đồng (tương đương khoảng 10 tỷ USD), trong đó vốn chủ sở hữu khoảng 34.855 tỷ đồng (khoảng 15%), vốn huy động khoảng 197.514 tỷ đồng (khoảng 85%).
Phạm Công
Những chiêu trò trong giao dịch đất nền tuy không mới nhưng vẫn được một bộ phận môi giới áp dụng hòng đưa khách hàng vào tròng.
" alt=""/>Quảng Ninh lại 'quay cuồng' trong cơn sốt đất ảoĐường dây này do Lê Đức Dũng (SN 1979, trú tại xã Diễn Yên) cầm đầu, dưới Dũng là 12 đối tượng đại lý cấp 1. Ngay sau đó, đơn vị này đã xác lập chuyên án để đấu tranh, triệt xóa.
Quá trình điều tra, ban chuyên án gặp nhiều khó khăn do các đối tượng hoạt động rất tinh vi, kín kẽ, không giao dịch trực tiếp với nhau ở nhà riêng mà sử dụng mạng internet và các ứng dụng Facebook, Zalo, Viber nhắn tin để chuyển bảng mua bán lô, đề...
Sau một thời gian tiến hành điều tra, ngày 31/3, ban chuyên án phối hợp với Công an các xã Diễn Thịnh, Diễn Tân, Diễn Yên (huyện Diễn Châu) và phòng nghiệp vụ (Công an tỉnh Nghệ An) huy động nhiều cán bộ, chiến sỹ, chia thành các tổ công tác tiến hành khám xét khẩn cấp 13 địa điểm.
Qua đó, bắt giữ Lê Đức Dũng và 12 đối tượng (trong đó có 5 phụ nữ tham gia). Cảnh sát đã thu giữ 35 điện thoại di động và nhiều tài liệu, sổ sách liên quan đến hoạt động ghi lô, đề.
Cơ quan chức năng xác định, số tiền các đối tượng đánh bạc mỗi ngày từ 500 triệu đến hơn 1 tỷ đồng. Trong đó, riêng số tiền giao dịch trong ngày 31/3 là 1 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an huyện Diễn Châu) đang tạm giữ hình sự các đối tượng để điều tra, mở rộng chuyên án.
Trước đó, vào ngày 26/3, Phòng Cảnh sát hình sự và Công an huyện Yên Thành (Công an tỉnh Nghệ An) đồng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan phá thành công chuyên án, triệt xoá đường dây đánh bạc dưới hình thức ghi số lô, đề quy mô lớn, bắt giữ 10 đối tượng.
Đường dây trên do Hoàng Thế Vinh (SN 1976, trú tại phườn Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội) cầm đầu. Các đối tượng còn lại đều trú ở tỉnh Nghệ An và Bình Dương.
Bước đầu, cơ quan điều tra xác định số tiền các đối tượng giao dịch đánh bạc bằng hình ghi số lô, số đề trong ngày bị bắt giữ là gần 1 tỷ đồng.
" alt=""/>Bắt ổ nhóm lô đề có nhiều phụ nữ tham gia, có ngày giao dịch tiền tỷNgày 23/7, tại Hà Nội, IDG Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam đã tổ chức công bố chương trình hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020.
Năm 2020 ghi dấu cột mốc tròn 15 năm sự kiện hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử được tổ chức. Đặc biệt, năm nay sự kiện được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số, với mong muốn là tạo ra sự đột phá nhằm hình thành một nền kinh tế số, xã hội số và xa hơn là quốc gia số toàn diện.
Là sự kiện được Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ và UBND TP.HCM bảo trợ, Hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 sẽ là nơi các lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành, tỉnh thành cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng thảo luận, đề xuất mô hình, lộ trình và giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công quốc gia hướng tới hình thành Chính phủ số.
Theo ông Lê Doãn Hợp, nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam, thời gian qua, ứng dụng CNTT, việc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam ở một số ngành, lĩnh vực đã có những chuyển động đáng mừng, trong đó tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực Hải quan, Thuế và quản lý nhà nước.
Tuy nhiên, dẫn ra những thành tựu của Israel trong ứng dụng CNTT, ông Hợp cho rằng, những gì chúng ta mong muốn vẫn còn rất xa và so với thế giới, Việt Nam thời gian tới vẫn cần có những nỗ lực không nhỏ.
Nhấn mạnh cuộc cách mạng về Chính phủ điện tử trước hết là cách mạng về nhận thức, vị Chủ tịch danh dự Hội Truyền thông số Việt Nam nhận định, việc tiếp tục tổ chức hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử là để làm sao tạo ra chuyển biến trong trong nhận thức, nhất là nhận thức của những người đứng đầu về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử.
Thực tế, công cuộc xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Theo đánh giá của Liên hợp quốc về phát triển Chính phủ điện tử, liên tiếp trong 4 kỳ đánh giá từ năm 2014 đến nay, Việt Nam đều tăng hạng. Hiện Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia trên thế giới và đứng thứ 6 tại khu vực Đông Nam Á.
Tổng thể các giải pháp đang được triển khai đều nhắm đến mục tiêu là đến năm 2025 Việt Nam có tên trong Top 4 quốc gia hàng đầu về Chính phủ điện tử tại Đông Nam Á và thuộc nhóm 70 quốc gia dẫn đầu thế giới về Chính phủ điện tử...
Để đạt được mục tiêu nêu trên, theo các chuyên gia, rõ ràng chúng ta còn có rất nhiều việc cần thực hiện, cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các tổ chức trong nước và quốc tế để hoàn thiện lộ trình, lựa chọn giải pháp thích hợp với Việt Nam.
Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam Nguyễn Minh Hồng nhấn mạnh, việc chọn chủ đề về Chính phủ số cho hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm nay rất phù hợp, bám sát xu hướng phát triển của thế giới. |
Nói về chủ đề “Phát triển Chính phủ điện tử và Cổng dịch vụ công trực tuyến hướng đến Chính phủ số - Mô hình và giải pháp công nghệ”, ông Nguyễn Minh Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam cho rằng, việc chọn chủ đề về Chính phủ số của hội thảo năm nay rất phù hợp, bám sát theo xu hướng phát triển của thế giới và thực tiễn, yêu cầu của Việt Nam.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó xác định Chính phủ số là 1 trong 3 trụ cột lớn, cùng với kinh tế số và xã hội số. Bộ TT&TT cũng đã xác định năm 2020 là năm chuyển đổi số quốc gia, coi chuyển đổi số là cơ hội để Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao Bộ TT&TT chủ trì xây dựng Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 và Đề án xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2021 - 2025. Hiện Bộ TT&TT đang xây dựng dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng, phát triển Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Một mục tiêu trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia là đến năm 2025 Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc (Ảnh: Chinhphu.vn) |
Thông tin về chương trình hội thảo, đại diện Ban tổ chức cho biết, phiên báo cáo chính sẽ tập trung giới thiệu mô hình, lộ trình và giải pháp công nghệ nhằm phát triển Cổng dịch vụ công trực tuyến và Chính phủ số, với các tham luận của đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội, Bộ TT&TT, Văn phòng Chính phủ, UBND TP.HCM…
Trong khuôn khổ hội thảo, còn diễn ra 3 phiên chuyên đề: “Sáng tạo, năng động trong hoạt động quản lý vận chuyển, giao nhận và kho bãi”; “Chuyển đổi số ngành Giáo dục và xây dựng môi trường giáo dục 4.0, giáo dục thông minh”; “Chuyển đổi số hoạt động trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe”.
Được tổ chức theo hình thức tập trung, bán trực tuyến, hội thảo quốc gia về Chính phủ điện tử năm 2020 sẽ có khoảng 400 đại biểu dự trực tiếp; song song với đó, toàn bộ chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến trên nền tảng công nghệ đến Văn phòng UBND tỉnh, thành; Sở TT&TT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải cùng các bệnh viện, trường học tiêu biểu. Ngoài ra, sự kiện còn được livestream trên fanpage của IDG Việt Nam.
Diễn ra song song với hội thảo là triển lãm CNTT phục vụ công tác xây dựng hạ tầng và chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, có quy mô khoảng 30 gian triển lãm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp tiêu biểu.
Vân Anh
Theo Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2020 mới được Liên hợp quốc công bố, Việt Nam xếp ở vị trí thứ 86/193 quốc gia, tăng 2 bậc so với năm 2018. Việt Nam đã duy trì tăng hạng liên tục từ năm 2014 đến nay.
" alt=""/>Hội thảo quốc gia Chính phủ điện tử 2020 sẽ diễn ra ngày 17/9