发布时间:2025-01-19 22:01:10 来源:NEWS 作者:Thời sự
- Với lý do hỗ trợ nhân lực cho các trường tư thục phát triển,ệnlạHàTĩnhĐiềugiáoviêncônglậpquahỗtrợtưthụbảng xếp hạng ngoại hạng anh hôm nay UBND TP Hà Tĩnh biệt phái các viên chức là giáo viên, cán bộ quản lý đang công tác ở các trường công lập trên địa bàn sang làm việc tại trường tư thục.
Vào tháng 3/2016 bà Nguyễn Thị Nh. đang là Phó hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Giang (TP Hà Tĩnh) được biệt phái sang làm quản lý cho Trường Mầm non tư thục T.Đ trong thời hạn đến tháng 3 năm học 2016- 2017.
Theo bà Trương Thị Diện, Hiệu trưởng Trường Mầm non Tân Giang, thời điểm cô Nh. được điều động sang Trường T.Đ công tác là có quyết định do Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh ký, trên tinh thần cô Nh. tự nguyện.
Bà Diện nói thêm, Trường Mầm non T.Đ trả lương cho Nh., còn tiền lương hàng tháng và các chế độ của cô là nhà trường được hưởng.
Sau khi hết thời hạn biệt phái, cô Nh. viết đơn xin ra biên chế, nghỉ việc ở Trường Mầm non Tân Giang, hiện tại cô làm việc ở trường tư thục.
Văn bản của UBND thành phố Hà Tĩnh kí quyết định biệt phái một thầy giáo dạy trường công lập để sang làm việc trong trường tư thục |
Tiếp đến, vào tháng 9/2017 ông Hà Văn Trọng, Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh (hiện Giám đốc Sở Tài chính) có quyết định số 1795 biệt phái ông Phạm Hồng Ư., lúc đó là giáo viên biên chế Trường Tiểu học Thạch Linh đến nhận công tác tại Trường liên cấp IS Hà Tĩnh năm học 2017- 2018, thời hạn 1 năm.
Bà Lệ Thị Thủy, hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh thông tin, việc điều chuyển là chủ trương của thành phố và trên tinh thần tự nguyện. Thầy Ư. qua Trường IS được làm phó hiệu trưởng.
Theo bà Thuỷ, việc thành phố biệt phái thầy Ư. diễn ra trong lúc nhà trường đang khó khăn khi thiếu đến 4 giáo viên đứng lớp.
“UBND TP Hà Tĩnh biệt phái thầy Ư. đi nhưng không bù thêm giáo viên đứng lớp cho trường nên nhà trường phải dùng tiền lương hàng tháng của thầy để thuê hợp đồng giáo viên thời vụ”, bà Thủy nói.
Một trường hợp nữa, ngày 1/8/2018, Chủ tịch UBND TP Hà Tĩnh lại có quyết định biệt phái bà Nguyễn Thị T., giáo viên trường Tiểu học Trần Phú đến nhận công tác tại trường Phổ cập liên cấp A.E, trong thời hạn một năm.
Việc này đã khiến cho Trường Tiểu học Trần Phú thiếu giáo viên định biên nên phải hợp đồng thời vụ một giáo viên đã về hưu để đứng lớp.
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú - bà Nguyễn Thị Hương - cho hay hiện tại trường quá khó khăn, thiếu đến 4 giáo viên đứng lớp. Trước mắt, nhà trường phải lấy tiền lương hàng tháng của cô Toàn để hợp đồng thời vụ một giáo viên đã về hưu dạy học sinh lớp 5.
Khi biệt phái một giáo viên đứng lớp đi làm việc ở trường tư thục khiến trường Tiểu học Trần Phú khó khăn khi thiếu đến 4 giáo viên đứng lớp |
Một hiệu trưởng cho rằng theo luật, các trường hợp trên là giáo viên, hiệu phó thuộc diện viên chức khi biệt phái đi làm việc ở các trường tư thục là hoàn toàn sai. UBND TP Hà Tĩnh có quyết định như vậy làm thiệt thòi cho học sinh các trường công lập khi thực trang chung của các trường mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố đang thiếu giáo viên biên chế.
Tạo điều kiện cho trường tư thục phát triển?
Ông Nguyễn Tiến Minh, phụ trách tổ chức cán bộ Phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh, giải thích khi UBND TP có quyết định biệt phái 3 trường hợp trên, ngay chính Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ cũng phân vân vì sợ không đúng luật.
“Tuy nhiên, ý kiến lãnh đạo là việc làm này tạo điều kiện cho trường tư thục phát triển để giảm gánh nặng ngân sách. Các trường hợp biệt phái trên đều do chủ trương và đồng thuận của lãnh đạo thành phố”, ông Minh cho hay.
Ông Minh nói thêm, 3 trường tư thục trên đều có văn bản trình gửi UBND TP Hà Tĩnh đề nghị nhờ bên ngành giáo dục hỗ trợ về con người, còn lương thưởng do do họ chi trả.
Phó phòng GD-ĐT TP Hà Tĩnh - bà Trần Thủy Nga - nói rõ quan điểm: “Khi các trường tư thục mở ra là giảm áp lực cho cho thành phố về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và công tác tuyển sinh. Chủ trương của thành phố là khuyến khích và tạo điều kiện cho các trường tư thục phát triển. Việc làm này đúng quy trình và có sự đồng ý của UBND tỉnh Hà Tĩnh”.
Đậu Tình
相关文章
随便看看