当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Qaradag Lokbatan vs Difai Agsu FK, 17h00 ngày 6/11: Tiếp tục gieo sầu 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Bạn Minh Phương (ĐH Nông Lâm) cho biết: “Đề này hay, phản ánh đúng thực tế, mình nghĩ đề cho học sinh lớp 11 thì sẽ làm được tốt thôi. Từ này giờ ở đâu cũng nghe, nhất là lúc mấy bạn đi du lịch, đi chơi này nọ thì hay dùng đến từ này.”
Nhưng không phải ai cũng đồng tình với Minh Phương. Như Ngọc Hiếu (ĐH Tài chính- Marketing) chẳng hạn. “Tôi nghĩ mỗi người có một cách sống, một tiếng yolo chả thế nào khẳng định được hướng đi của một con người. Yolo cũng chỉ là một phong trào tạm thời, có nổi có chìm thôi. Còn việc đưa YOLO vào đề thi cũng giống như đưa bà “Tưng” vào đề thi vậy”, Hiếu chia sẻ.
Nhưng bạn có thực sự “YOLO”?
Lướt quanh các trang mạng xã hội, phần đông giới trẻ bây giờ khi bình luận về một topic nào đó hay dùng từ “YOLO”. “YOLO” cũng một trong những từ khóa xuất hiện nhiều nhất trong cộng đồng mạng. Gõ từ khóa “YOLO” sẽ hiển thị hơn 9 triệu kết quả, bạn sẽ dễ dàng thấy một loạt định nghĩa về thuật ngữ này.
Đúng như trong đề văn giải thích, YOLO có thể hiểu nôm na là một từ khích lệ, giúp bạn phấn đấu, nỗ lực hết mình để đạt được ước mơ hay đơn giản chỉ là mục đích mà mình đề ra. Nhưng các bạn trẻ thì có những cách hiểu khác nhau về từ này.
Hải Sơn (CĐ Sân khấu - Điện ảnh) cho rằng YOLO theo nghĩa gốc là đời người sống có một lần, đừng ngần ngại, hãy làm cái mình muốn. Người thì coi đó là "đèn xanh" để ăn chơi, làm trò khó coi, ngắn gọn là tiêu cực. Người thì coi nó là lời động viên dám sống hết mình. “Mình thường không dùng từ đó một cách nghiêm túc cho lắm, chủ yếu là kiểu "làm liều" mà thôi”, Sơn cho biết. Ngọc Bích (sinh viên năm 2- ĐH Hoa Sen) giải thích: “Mình thường dùng YOLO trong tình huống muốn làm nhiều thứ mà còn phân vân băn khoăn không biết nên làm hay không”.
Dạo gần đây tần số từ YOLO xuất hiện quá nhiều đến nỗi có thể coi đây như từ cửa miệng của teen. Ở nước ngoài YOLO thường được bạn bè nói với nhau trong các quán bar, tiệc tùng thân mật. Tuy nhiên nhiều bạn chỉ dùng theo trào lưu, nhưng chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của nó. Điều này cũng gây hại không kém, làm mọi người hiểu chệch đi ý nghĩa ban đầu vốn có của từ.
Bạn Khắc Tuấn (ĐH KTL) chia sẻ: “Mình nghĩ nghĩa của nó dùng để cổ động hay động viên hay hô hào kêu gọi thì đúng nhất. Nếu lạm dụng từ này nhiều quá sẽ hạ thấp nghĩa của nó rồi dần dà không ai quan tâm nó mang ý nghĩa gì nữa và sẽ biến mất theo thời gian”.
Dù YOLO được hiểu theo nghĩa như thế nào thì việc bạn sử dụng từ đó như thế nào cũng phản ánh được phần nào tính cách con người bạn. Đừng vì “bạn chỉ sống có một lần” mà lại chọn lối sống hưởng thụ, hành động thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Và bởi lẽ “bạn chỉ sống có một lần” nên khi nhận ra sai lầm cũng không còn cơ hội để sửa chữa đâu.
TheoPhương Hằng/Mực Tím Online
" alt="Xôn xao với đề văn nghị luận về “YOLO”"/>Nhóm côn đồ ngồi trên xe máy, rút súng đe dọa các cửa hàng kim hoàn phải đóng tiền 'bảo kê' nhưng sự cố không ngờ đã xảy ra.
" alt="Cô gái bị cướp tấn công bất ngờ tại ga tàu điện"/>Nhận định, soi kèo Machida Zelvia vs Shonan Bellmare, 17h00 ngày 25/4: Tìm lại niềm vui
Hiện tại, Đức đang tu tại chùa Hưng Long (Đông Mỹ, Hà Nội)
Bỏ nghiệp, từ thân, quyết vào chùa
Tôi vẫn gọi cái quyết định đi tu của Đức là một “bất ngờ hợp lý”. Sở dĩ như vậy vì tôi quen Đức trong một đội tình nguyện của trường thời sinh viên. Chẳng cần nói đến ngành học liên quan đến chữ Hán mà Đức vừa tốt nghiệp, những am hiểu về việc tâm linh, một chút Phật học và cả “nghề” lễ bái tuần rằm, mùng 1 cũng đủ để hiểu cái quyết định kia chẳng phải là ngẫu nhiên. Chúng tôi vẫn bảo Đức có duyên với nghiệp hương khói, đình chùa.
Sau mấy lần hẹn, tôi cũng đã gặp được thầy tiểu Phạm Văn Đức với pháp danh Thích Minh Hạnh tại chùa Hưng Long (thôn Đông Trù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội) - nơi cậu đang tu hành. Đức tiếp tôi trong bộ áo nâu sòng và cái chào vái tay của người nhà chùa như đánh dấu một con người hoàn toàn khác trong vẻ ngoài của cậu.
Thật khó tin, một chàng sinh viên sôi nổi, thích tham gia các hoạt động tình nguyện mới đây thôi, nay đã thành một nhà sư nơi cửa thiền. Âu cũng là số phận, là cái duyên của mỗi người như nhân gian đã nói. Ngày mà Đức từ thân vào chùa là một cú sốc cho cả gia đình, nhưng với chàng trai trẻ thì tâm đã nguyện, lòng chẳng còn vương vấn trần tục.
Sinh ra trong một gia đình nông dân ở Vũ Thư, Thái Bình, từ nhỏ, Đức đã chịu ảnh hưởng từ gia đình bên ngoại có truyền thống xuất gia (em ông ngoại, bác ruột của mẹ đều đã đi tu). Đức từng ở chùa năm 10 tuổi, chính vì vậy mà cảnh sinh hoạt, không gian trong chùa không còn xa lạ với cậu.
Trong quá trình học tập, Đức cũng tự tìm hiểu cho mình những kiến thức về phật học, từ đó mà tư tưởng tu hành cứ lớn dần lên. Thi đỗ đại học năm 2009, Đức vào ngành Hàn Nôm -Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội - một ngành học liên quan đến chữ Hán lại ít nhiều tác động đến tư tưởng của chàng cử nhân 23 tuổi này.
Được gia đình, dòng họ kỳ vọng vào một tương lai sáng lạn, ngay cả bố của Đức cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho cậu một công việc tốt sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng cuối cùng chẳng ai ngờ Đức lại quyết định bỏ lại tất cả vào chùa đi tu.
Ban đầu tiếp xúc, tôi vẫn còn hơi e ngại bởi sợ phạm đến những quy tắc của người tu hành. Nhưng sau những câu chuyện trải lòng của Đức, tôi đã tìm lại được cảm giác trò chuyện thân mật. Giờ nhìn Đức trầm tư hơn trước, duy chỉ có cung cách nói chuyện là vẫn giữ được sự hoạt ngôn, chắc chắn, hiểu biết vốn có. Cậu cũng không ngại nói về quyết định, những mâu thuẫn nội tâm cũng như những chuyện hỉ, nộ khi tu hành, về điều mà người tu hành cần có, đó là đức tin, là chữ tâm trong người.
Trong xã hội vẫn thường có quan niệm về những người đang có cuộc sống bình thường đi tu hành là do gặp phải biến cố lớn trong cuộc đời, ly tan cửa nhà, sự nghiệp đổ vỡ, trắc trở trong tình duyên... Chính vì vậy mà đã có không ít người nghĩ tới những nguyên nhân tiêu cực để lý giải cho việc Đức xuất gia, nhất là tại làng quê cậu sống không tránh khỏi chuyện rèm pha.
Đức là con trưởng trong gia đình và cũng là đích tôn của dòng họ - người sẽ gánh vác trách nhiệm trưởng họ trong tương lai, sau Đức còn 2 em gái. Chính vì vậy mà Đức nhận sự phản đối kịch liệt từ phía gia đình, đặc biệt là bố của cậu, thậm chí ông còn đòi… từ con.
Theo lý giải của Đức, đi tu chẳng phải là sự mất mát về con người, cũng không phải một chuyện gì ghê gớm, nhưng quan niệm của gia đình thì khác, nhất là đối với một gia đình nông thôn gia giáo như dòng họ của Đức. Bởi thế mới có cuộc đấu tranh vô cùng lớn trong nội tâm nhà sư trẻ đứng giữa hai dòng nước, chọn chữ “hiếu” hay chữ “đạo”.
Đức tâm sự đã có những lúc nghĩ thương cha xót mẹ, nhớ gia đình, đã có lúc đấu tranh tâm lý đến cao trào để lựa chọn, nhưng rồi cái nghiệp nó vẫn thắng. Với gia đình, khi đồng ý ký vào tờ giấy cam kết giao cúng con cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc... “mất” con, bởi lẽ Đức sẽ chỉ về nhà lo hậu sự khi “cha già mẹ héo”, từ nay sẽ cắt ái từ thân. Một quyết định không mấy dễ dàng với chàng trai 9x, một người trẻ mới bước vào đời.
Vì “duyên” chọn 3 tấc áo nâu sòng
![]() |
Phạm Văn Đức (trái) khi còn là sinh viên. |
Đức tâm tình, quyết định đi tu của cậu đã được lên kế hoạch trước đó 1 năm khi vẫn còn đang là sinh viên, mọi sự đã được chuẩn bị. Cái duyên đến thì như một quy luật tự nhiên ở đời. Khi lựa chọn chữ đạo, ở một góc độ nào đó Đức bị người đời nhìn nhận là bất hiếu khi từ bỏ gia đình đã có công nuôi nấng, chăm sóc, cho ăn học nhưng lại từ thân đi tu, không có trách nhiệm với gia đình, phụng dưỡng cha mẹ về già, bỏ hương hỏa tổ tiên.
Chính Đức cũng đã suy nghĩ rất nhiều về chữ “hiếu” trước khi quyết định, bởi đã là còn người không ai là không có tình cảm với gia đình, với đấng sinh thành. Để chọn cửa chùa làm nơi dung thân, chàng trai trẻ đã được cái duyên thấm trọn.
Dân gian quan niệm số mệnh con người do con tạo xoay vần, do thiên cơ định sẵn. Quy y cửa Phật với Đức cũng như một cái duyên đã định. Trong xã hội hiện đại, chuyện người trẻ đi tu không hiếm nhưng chuyện cử nhân đi tu lại là điều đáng quan tâm. Người ta sẽ đặt ra một câu hỏi, môi trường đại học phải chăng khiến con người ta dễ “giác ngộ”? Đó là câu chuyện của những người trí thức trẻ ngộ đạo, lại có cả kiến thức được trau rồi qua sách vở và đến với đạo theo cái duyên như trường hợp của Đức.
Chính cái duyên gặp được người thầy của mình trong lần đi thực tập dập văn bia tại chùa Sùng Phúc (Từ Liêm–Hà Nội) cũng là động lực để Đức quyết tâm đến với cửa phật hơn.
Đức chia sẻ, sau khi gặp thầy của mình là Đại đức Thích Minh Tiến trong chuyến thực tập, được thầy chăm lo, tận tình giúp đỡ, lại đúng cái duyên khi thầy không chỉ chuyên tâm vào việc cúng bái, mà còn có học vấn và làm trên Trung ương giáo hội. Đặc biệt, thông tin Đại đức cũng xuất gia đi tu sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ đã giúp Đức có thêm quyết tâm đưa ra quyết định lớn trong cuộc đời mình. Như một cuộc đời như được lặp lại, gặp một cử nhân đi tu bái làm thầy, đến đây, cái duyên coi như đã đủ vẹn toàn.
Khi duyên đã đến, khi tâm hướng Phật đã trọn, quyết định của Đức được đưa ra khá dứt khoát với một tâm lý vững vàng. Đức cho biết, những kiến thức sau 4 năm đại học vẫn sẽ được cậu sử dụng trong quá trình tu tập. Bởi chữ Hán thông, có kiến thức về Phật học sẽ giúp Đức trong quá trình học tập các sách về Phật, sau này có thể làm giảng sư trên Học viện Phật giáo giúp các tăng, ni. Đây là một điều đáng quý trong nghiệp đi tu của những người trẻ. Thành quả của Phật giáo Việt Nam ở những thế hệ này không chỉ là cái tâm mà còn là những nhà sư tri thức, uyên thâm Phật học những giáo lý kinh điển của Đạo Phật.
Nói về những mối quan hệ bên ngoài, nhà sư trẻ này tâm sự, cái duyên của mình với bạn bè, người thân chỉ đến vậy nên không có gì đáng tiếc. Thời gian theo nghiệp tu hành, Đức vẫn có thể gặp những người thân, bạn bè, vẫn có thể giúp đỡ họ trong phạm vi cho phép. Nhưng dù sao, giờ đây Đức cũng là người nhà chùa, ở một cuộc sống khác xa với đời thường trước đây. Người tu hành có những giới luật mà nhất nhất toàn tâm phải theo, chính vì vậy mà mỗi nhất cử nhất động đều thuộc sự quản lý của nhà chùa cũng như sư thầy.
Đức tu theo phái Đại thừa, Tịnh độ Mật tông (niệm phật là chủ yếu, thiền là phụ), không sát sinh, không ăn mặn. Hàng ngày Đức dậy từ 4h sáng chắp táp, niệm phật, làm công việc trong chùa, đọc sách, tụng kinh... 5h chiều đóng cổng chùa, không liên quan gì đến thế giới bên ngoài. Nghiệp tu bắt đầu từ đây với chàng cử nhân trẻ. Âu cũng là cái duyên, là cái nghiệp mỗi người đều phải lựa chọn cho riêng mình.
Đức đã vì đạo từ bỏ gia đình cùng tương lai phía trước để vận vào mình 3 tấc áo nâu sòng nơi cửa chùa. Không phải ai cũng ngộ đạo và dám quyết định theo nghiệp tu hành như Đức. Vì chữ duyên mà chọn nghiệp, đó là cái đáng quý của những người trí thức tu hành.
(Theo Hải Đăng/ Lao Động)" alt="Một cử nhân đại học đột ngột xuất gia tu hành"/>
![]() |
Ba cựu chân dài nổi tiếng làng mẫu gồm Thúy Hạnh, Thân Thúy Hà, và Xuân Lan cùng hội ngộ dịp đầu xuân bên các con. Cả ba là những người mẫu nổi tiếng của những thập niên 1990 và từng làm mưa làm gió trên sàn diễn thời trang. Tới nay, mỗi người có những thay đổi trong cuộc sống và công việc, nhưng vẫn luôn giữ mối quan hệ tình cảm bạn bè gắn bó. |
![]() |
Á hậu Lâm Diễm Trang cùng chồng đưa con đầu lòng đến chùa cầu an ngày đầu năm. Diễm Trang ngày càng đẹp đằm thắm, dịu dàng mà vẫn quyến rũ đúng như câu nói: “Gái một con trông mòn con mắt” của dân gian xưa. |
![]() |
Hoa hậu Kỳ Duyên dí dỏm khoe chiếc áo hình chú heo vàng, cô chia sẻ: “Mặc áo Heo Vàng ngày Mùng 2 Tết để được nhiều lì xì”. |
![]() |
Người mẫu Minh Triệu cũng khoe dáng cùng thời trang theo phong cách Sài Gòn những năm 1970. Người hâm mộ cũng nhanh chóng nhận ra cô đang diện quần đôi với hoa hậu Kỳ Duyên trong ngày Mùng 2 Tết. |
![]() |
Diệp Bảo Ngọc diện áo dài khoe em trai và em gái xinh xắn. Gia đình Diệp Bảo Ngọc trang hoàng nhà cửa đậm chất dân gian. |
![]() |
Ca sĩ Đại Nhân khoe bức ảnh “tứ đại đồng đường” nhà họ Trần trong ngày Tết. Đại Nhân nhận được nhiều lời khen ngợi và ngưỡng mộ truyền thống gia đình nề nếp và hạnh phúc. |
![]() |
Minh Hằng lại chọn xuất hành vào ngày Mùng 2 Tết. Nữ ca sĩ khoe phong cách thời trang cá tính trên máy bay. |
![]() |
Bảo Thy cùng cả gia đình đi chúc Tết. Cả gia đình Bảo Thy diện áo dài đỏ cho năm mới nhiều may mắn. |
![]() |
Á hậu Quốc tế Thúy Vân chia sẻ khoảnh khắc thảnh thơi khi đến cầu nguyện ở nhà thờ vào ngày vắng người. Thúy Vân chia sẻ, nhà thờ chính là nơi lưu giữ cả tuổi thơ của cô. Á hậu Thúy Vân cũng không quên gửi lời chúc mừng năm mới đến người hâm mộ trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam. |
![]() |
Hoa hậu Mai Phương Thúy vui vẻ đưa hai cháu gái đi chơi Tết. Mới đây, Mai Phương Thúy vừa khiến dân mạng xôn xao với bộ ảnh xuân đẹp rạng ngời. Cộng hưởng với sự xuất hiện thường xuyên hơn ở các sự kiện giải trí, người hâm mộ đồn đoán cô đang có từng bước trở lại showbiz Việt sau nhiều năm chuyên tâm kinh doanh. |
![]() |
Ca sĩ Jun Phạm lại nhí nhảnh khoe được nhận lì xì ngày Mùng 2 Tết từ “Hai Phượng” Ngô Thanh Vân. Tình cảm thầy trò của nam ca sĩ với diễn viên Ngô Thanh Vân nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả. |
![]() |
Ca sĩ Trương Quỳnh Anh lên chùa cầu an cho gia đình vào ngày Mùng 2 Tết. Nữ ca sĩ cũng liên tục cập nhật những hình ảnh bên con trai. |
Mai Hương
Ngày 19/1, cặp đôi Đàm Thu Trang và Cường Đô La làm đám hỏi tại quê nhà của cô dâu ở Lạng Sơn. Bên cạnh đó, nhiều người tò mò về khối tài sản "khủng" của hai người khi về chung một nhà.
" alt="Tin sao Việt 07/02: Cường Đô La, Đàm Thu Trang hạnh phúc bên gia đình chào năm mới"/>Tin sao Việt 07/02: Cường Đô La, Đàm Thu Trang hạnh phúc bên gia đình chào năm mới