Chiến lược bảo vệ nhóm nguy cơTrong họp báo chiều 13/12, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, TP đang triển khai chiến dịch bảo vệ sức khỏe cho người thuộc nhóm nguy cơ. “Đây là chiến dịch rất quan trọng, được Bộ Y tế và Chính phủ đánh giá cao”, bà Mai cho hay.
Theo đó, người trên 65 tuổi và người có bệnh nền là nhóm đối tượng nguy cơ rất cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Qua phân tích các trường hợp tử vong do Covid-19 trong thời gian qua trên địa bàn Thành phố cho thấy phần lớn các ca tử vong rơi vào nhóm nguy cơ này.
“Chúng ta sẽ tác động can thiệp đúng trên các đối tượng nguy cơ này”, bà Mai thông tin.
|
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM. |
Để thực hiện chiến dịch, các địa phương sẽ lập danh sách đối tượng nguy cơ: trên 65 tuổi, có bệnh nền. Khi có danh sách, địa phương sẽ thực hiện xét nghiệm cho các gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, tìm ra các F0 để can thiệp và cấp thuốc phù hợp.
Ngành y tế đảm bảo túi thuốc C được phát ngay khi người dân có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Đồng thời, người bệnh sẽ được tư vấn, theo dõi bởi các bác sĩ trong Mạng lưới thầy thuốc đồng hành qua điện thoại thường xuyên.
Sở Y tế TP cho biết, các quận huyện đang tích cực phát phiếu điều tra các đối tượng nguy cơ. Đồng thời, HCDC cũng rà soát lại để nắm chắc, chính xác thông tin. Đây là cơ sở, số liệu để nhập vào hệ thống quản lý chung, liên quan đến hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân trên địa bàn TP sau này.
Trong khi đó, ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức cho biết, có 60.000 người tại TP Thủ Đức thuộc nhóm nguy cơ, lớn tuổi, có bệnh nền. Đáng chú ý, rất nhiều gia đình có ông bà, cha mẹ lớn tuổi kèm theo bệnh lý nền nghiêm trọng, nhưng chưa tiêm vắc xin vì sợ biến chứng. Những người thân tham gia các hoạt động xã hội bên ngoài, trở về nhà và lây bệnh cho nhóm này.
“Trên 60% các ca tử vong tại TP Thủ Đức đều chưa tiêm vắc xin”, ông Hoàng Tùng chia sẻ, trong đó có cả bệnh nhân không có bệnh nền.
|
Người già, có bệnh nền được đặc biệt chăm sóc trong giai đoạn này. |
Theo ông Tùng, TP Thủ Đức cũng ghi nhận nhiều người chưa tiêm mũi vắc xin nào, sẵn sàng ký vào giấy không tiêm vắc xin. Ông Hoàng Tùng đề xuất Sở Y tế TP.HCM phải công bố số liệu bệnh nhân tử vong vì Covid-19 mà không tiêm vắc xin. Từ đó, nâng cao ý thức tiêm chủng cho người dân.
“Tôi tin là Sở Y tế đã có con số và đề xuất Sở hãy cập nhật hàng ngày để người dân hiểu, nếu không tiêm sẽ nguy hiểm”, ông Tùng chia sẻ.
Theo kế hoạch, việc lập danh sách người thuộc nhóm nguy cơ kéo dài từ ngày 7-12/12, tuy nhiên việc khảo sát đến nay vẫn đang tiếp tục. Liên quan đến chiến dịch tiêm vắc xin mũi 3 của TP.HCM, từ ngày 10/12 đến nay, TP thực hiện được 4.448 mũi bổ sung, 7.370 mũi nhắc lại.
Nhà thuốc được cấp túi thuốc C cho F0
Theo bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, TP.HCM có khoảng 6.500 nhà thuốc phân bố khắp 21 quận huyện và TP Thủ Đức, ở các khu dân cư, chợ, khu công nghiệp. Việc huy động nhà thuốc đồng hành cùng ngành y tế phòng chống dịch, xuất phát từ thực tiễn dịch bệnh trên địa bàn TP.HCM.
Theo kế hoạch, nhà thuốc sẽ cung ứng đầy đủ vật dụng, thuốc cấp thiết cho F0 tại nhà, các loại thuốc được Mạng lưới thầy thuốc đồng hành, Trạm y tế lưu động kê đơn theo quy định của Bộ Y tế.
Nhà thuốc cũng cung cấp các sinh phẩm, test nhanh được Bộ Y tế cho phép lưu hành với giá phù hợp, các trang thiết bị y tế (với các nhà thuốc được đăng ký, cấp phép). Bên cạnh đó, nhà thuốc phải có trách nhiệm truyền thông tư vấn cho F0 và người nhà F0.
Một số nhà thuốc sẽ trở thành cánh tay nối dài với ngành y tế, khi được quyền cấp phát túi thuốc A,B,C miễn phí cho người dân. Bà Mai lưu ý, nhà thuốc tây này phải được phòng y tế đề xuất và UBND quận huyện cho phép.
“Mỗi nhà thuốc là một tình nguyện viên”, bà Mai chia sẻ quan điểm của Sở Y tế trong việc huy động nhà thuốc tham gia phòng chống dịch cùng TP.HCM.
Bà Mai thông tin thêm, khi F0 vẫn tăng, các nhà thuốc tham gia cùng y tế địa phương vô cùng cần thiết. Việc cấp phát thuốc các túi thuốc F0 là trách nhiệm của y tế công lập, y tế cơ sở, nhưng địa phương nào cần có sự hỗ trợ của các nhà thuốc trong công tác trên, sẽ đề xuất.
Quy chế phối hợp sẽ được tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương, trên nguyên tắc kiểm soát chặt các loại thuốc, tránh nhập nhằng giữa mua bán và cấp phát miễn phí.
TP.HCM ghi nhận 1.072 lượt khách nước ngoài trong 3 ngày qua, phát hiện 19 ca dương tính. Các mẫu này đều được gửi đến cơ quan giải mã trình tự gen, chưa phát hiện biến thể Omicron.
Ngoài ra, cơ quan chức năng đã làm việc về trường hợp 3 người khách bay từ TP.HCM sang Hong Kong, đã nhiễm biến thể Delta, không phải Omicron như 1 số tờ báo thông tin. “TP vẫn kiểm soát chặt chẽ biến thể mới để phát hiện sớm, xử lý kịp thời”, Chánh văn phòng Sở Y tế cho biết.
Linh Giao
Nguyên nhân bệnh nhân Covid-19 tử vong tại TP.HCM vẫn ở mức cao
Ngày 5/12, TP.HCM có 94 ca tử vong vì Covid-19. Trong khi đó, TP vẫn đang điều trị 431 trường hợp nặng phải thở máy, 14 bệnh nhân chạy ECMO.
" alt=""/>TP.HCM nhận định nguyên nhân tử vong do Covid
Hội đồng Quy hoạch quốc gia có nhiệm vụ tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại Luật Quy hoạch…>> Hà Nội: Điều chỉnh quy hoạch khu đô thị An Hưng tăng thêm 2.100 người
Thủ tướng: Điều chỉnh quy hoạch xây dựng còn tùy tiện
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1226/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Quy hoạch quốc gia.
Theo quyết định này, hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng, các thành viên Hội đồng và Cơ quan thường trực của Hội đồng. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng là Chủ tịch Hội đồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng gồm các Bộ trưởng: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng.
|
Thành lập Hội đồng Quy hoạch quốc gia tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại Luật Quy hoạch (Ảnh minh họa). |
Cơ quan thường trực của Hội đồng là cơ quan giúp việc của Hội đồng; có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ và các địa phương có liên quan tổ chức triển khai lập quy hoạch theo nhiệm vụ được phân công; tổng hợp ý kiến và báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, giải quyết kịp thời các nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền.
Quyết định cũng nêu rõ nhiệm vụ của hội đồng là tham mưu, giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao tại Luật Quy hoạch liên quan đến Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng thời chỉ đạo quá trình tổ chức lập Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các nội dung vướng mắc, vượt thẩm quyền.
Hội đồng hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm và tự giải thể sau khi Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia và Quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt.
Hồng Khanh
TP.HCM báo cáo Thủ tướng việc tự ý điều chỉnh quy hoạch
UBND TP.HCM thừa nhận có thiếu sót, vì điều chỉnh quy hoạch 8 khu chức năng, khi chưa xin ý kiến của Thủ tướng.
" alt=""/>Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch quốc gia