Nhận định, soi kèo Lokomotiva Zagreb vs Rijeka, 0h00 ngày 4/11


相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Atalanta vs Lecce, 01h45 ngày 28/4 -
Lén đọc nhật ký, mẹ đau lòng biết con bị quấy rối tình dục nơi công sở -
Đánh giá an toàn các hệ thống có nhu cầu kết nối với CSDL quốc gia dân cưCSDL quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an khai trương ngày 25/2 và đưa vào vận hành, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 1/7. (Ảnh minh họa: Internet)
Thủ tướng giao Bộ Công an chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện CSDL quốc gia về dân cư và hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân, bảo đảm dữ liệu chính xác, minh bạch, thống nhất, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, sẵn sàng tổng kết và vận hành chính thức cùng thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực.
“Trong quá trình triển khai kịp thời đánh giá, chấn chỉnh, xử lý vi phạm để bảo đảm quyền, lợi ích của người dân cũng như động viên, khen thưởng hoặc đề xuất đối với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ”, thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu rõ.
Bộ Công an còn được yêu cầu phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp cấp giấy tờ cư trú hoặc xác nhận cư trú với những trường hợp có khó khăn, vướng mắc liên quan đến các vấn đề về quốc tịch để thực hiện tốt công tác quản lý và bảo đảm quyền, lợi ích của người dân.
Với Bộ Tư pháp, cơ quan này được yêu cầu chủ trì đẩy nhanh tiến độ xây dựng CSDL về hộ tịch, kết nối với CSDL quốc gia về dân cư.
Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành, địa phương trong việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề quốc tịch cho các trường hợp không có quốc tịch Việt Nam hoặc chưa xác định được quốc tịch Việt Nam, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Xây dựng quy định về phí, lệ phí khai thác CSDL quốc gia về dân cư trên cơ sở Đề án thu phí, lệ phí do Bộ Công an đề xuất là nhiệm vụ Thủ tướng giao Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Công an thực hiện.
Song song với việc hoàn thiện CSDL, hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý, bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, các bộ, ngành, địa phương còn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong kết nối, tích hợp, chia sẻ và sử dụng CSDL quốc gia về dân cư.
Việc này nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư cũng như góp phần xây dựng Chính phủ điện tử.
Hơn 35 triệu công dân đã được cấp số định danh cá nhân
“Xây dựng CSDL quốc gia về dân cư” và “Sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân” là 2 dự án quan trọng do Bộ Công an chủ trì.
Là một trong những CSDL quốc gia quan trọng tạo nền tảng cho phát triển Chính phủ điện tử, CSDL quốc gia về dân cư đã được Bộ Công an khai trương ngày 25/2 và sẽ đưa vào vận hành, khai thác chính thức trên diện rộng từ ngày 1/7 - thời điểm Luật Cư trú có hiệu lực thi hành.
CSDL quốc gia về dân cư được thiết kế để kết nối, cho phép các hệ thống thông tin khác khai thác thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP) do Bộ TT&TT quản lý và Cổng dịch vụ công quốc gia. Nhờ đó, sẽ tăng khả năng khai thác, cập nhật thông tin về dân cư, giảm chi phí ngân sách nhà nước trong xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT của các CSDL chuyên ngành.
Về tiến độ triển khai 2 dự án, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, đến ngày 1/6, lực lượng công an cả nước đã đạt mốc thu nhận 50 triệu hồ sơ cấp Căn cước công dân có gắn chíp điện tử, hoàn thành mục tiêu trước 1 tháng so với kế hoạch đề ra.
Đến ngày 7/6, toàn quốc đã thu được hơn 100 triệu phiếu DC01 (phiếu thu thập thông tin dân cư – PV), đạt 99,6% và rà soát, làm sạch đạt 92,9%; đã có hơn 35 triệu công dân trong đó có hơn 6 triệu trẻ sơ sinh, đã được cấp số định danh cá nhân. Bộ Công an dự kiến ngày 18/6 tiến hành cấp khoảng 90% số định danh cá nhân cho công dân trên cả nước.
Cùng với đó, công tác triển khai kết nối CSDL quốc gia về dân cư với các bộ, ngành và cơ quan ngoài Bộ Công an đang được tích cực triển khai. Về kết nối, chia sẻ CSDL quốc gia về dân cư xuống địa phương, Bộ Công an dự kiến trong tháng 7/2021 sẽ hoàn thành kết nối với 63 tỉnh, thành phố.
Liên quan đến việc kết nối, khai thác thông tin trong CSDL quốc gia về dân cư, Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT đang cùng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an phối hợp với các địa phương để kết nối các hệ thống thông tin phục vụ cung cấp hơn 200 dịch vụ công trực tuyến mức 4 với CSDL quốc gia về dân cư, thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu quốc gia - NGSP.
Sau khi hoàn thành, người dân khi sử dụng hơn 200 dịch vụ công trực tuyến mức 4 này sẽ được giảm thiểu yêu cầu giấy tờ cá nhân.
Vân Anh
Sử dụng nền tảng “xương sống” cho kết nối, chia sẻ dữ liệu trên toàn quốc
Sử dụng nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia là một trong bốn yêu cầu cần thiết trong xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL), hệ thống thông tin liên quan đến dân cư bảo đảm kết nối, chia sẻ với CSDL quốc gia dân cư.
"> -
22 câu hỏi thường gặp qua các cuộc thi viết thư quốc tế UPUNăm 2024, cuộc thi viết thư quốc tế UPU có chủ đề là: “Trong hành trình 150 năm qua, Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã phục vụ hơn 8 thế hệ người dân toàn cầu. Từ đó đến nay, thế giới đã có nhiều thay đổi. Hãy viết thư gửi các thế hệ tương lai để kể về thế giới mà bạn hy vọng họ được kế thừa”.
Tiếng Anh là: "At 150 years old, the UPU has served people around the world for more than eight generations. The world has changed enormously since then. Write a letter to future generations about the world you hope they inherit".
Chủ đề của cuộc thi năm nay gắn với kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính Thế giới (1874-2024).
Theo Ban Tổ chức cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024, những câu hỏi thường tập trung vào các nội dung sau:
Những câu hỏi chung về cuộc thi và cách thức gửi bức thư dự thi
1. Việc tham gia cuộc thi viết thư quốc tế UPU có bắt buộc không?
- Thể lệ cuộc thi ghi rõ, không bắt buộc 100% học sinh tham gia cuộc thi.
2. Thời hạn của bức thi dự thi được tính từ ngày gửi thư, có đóng dấu bưu điện hay được tính ở thời gian đến tay Ban Tổ chức?
- Thời hạn bức thư UPU được tính theo ngày bạn gửi thư, có dấu nhật ấn của Bưu điện Việt Nam chứ không tính theo ngày Ban Tổ chức nhận thư.
3. Viết bức thư UPU có được đánh máy hoặc photocopy không?
- Ban Tổ chức chỉ nhận bức thư viết tay. Những bức thư đánh máy hoặc photocopy là không hợp lệ.
4. Nếu có cùng một lúc mấy ý tưởng đều hay, một người có thể tham dự bằng mấy bức thư khác nhau hay không?
- Khi tập trung cho một ý tưởng độc đáo, dành tâm huyết để hoàn thành một bức thư giàu cảm xúc, giàu tư duy sáng tạo, bức thư ấy sẽ chinh phục hơn là bạn nộp mấy bức thư có ý tưởng thú vị nhưng nội dung chưa được đầu tư trọn vẹn để chạm đến trái tim của người đọc.
5. Trong Thể lệ quy định cuộc thi viết thư quốc tế UPU dành cho học sinh từ 9-15 tuổi. Chúng em là học sinh lớp 10, làm thế nào để có cách tính chính xác?
- Việc tính tuổi của bạn sẽ được tính theo thời điểm bạn gửi bức thư dự thi (có dấu nhật ấn của Bưu điện Việt Nam). Nghĩa là, căn cứ vào ngày tháng năm sinh của bạn, thời điểm bạn gửi bức thư trước ngày sinh nhật bước sang tuổi 16 của bạn sẽ là hợp lệ.
Những câu hỏi về cách thức trình bày một bức thư dự thi
1. Thể lệ Cuộc thi yêu cầu thí sinh dự thi phải ghi đầy đủ tên, tuổi, địa chỉ ở lề trái, phía bên trên bức thư nhưng lại không cho phép được ghi tên, trường lớp, địa chỉ trong nội dung bức thư. Hai nội dunng này khác nhau như thế nào?
- Phần ghi tên và địa chỉ đầy đủ ở phía trên, bên lề trái trang thư đầu tiên là yêu cầu bắt buộc. Khi chấm bức thư của bạn, Ban Tổ chức sẽ che phách phần thông tin này để việc chấm thi đảm bảo tính công bằng, khách quan.
Còn trong nội dung bức thư yêu cầu bạn không xưng tên, tuổi, địa chỉ là để đảm bảo tính công bằng cho mọi thí sinh.
2. Khi viết bức thư UPU sang tờ giấy thứ hai thì có cần cách ra để giám khảo cắt phách không?
- Ban Tổ chức dán phách chứ không cắt nên bạn không cần phải để cách ở trang thứ hai và những trang tiếp theo.
3. Có thể viết bức thư dự thi vào giấy A4 hay giấy kiểm tra, giấy tập, giấy sổ? Giấy A4 có được kẻ ngang để dễ viết không?
- Nên viết trên giấy khổ A4, có dòng kẻ để trình bày bức thư ngay ngắn. Bạn cũng có thể viết trên giấy vở, giấy tập khổ A4 để bức thư sáng sủa, dễ đọc. Lưu ý chỉ viết trên một mặt của tờ giấy.
4. Viết bức thư UPU chỉ được viết trên một mặt giấy nghĩa là viết trên mặt đầu tiên rồi bỏ mặt thứ hai và những trang tiếp theo cũng thế? Tại sao lại chỉ được viết trên một mặt giấy?
- Ban Tổ chức yêu cầu các em viết trên một mặt giấy để đảm bảo giữ được trọn vẹn nội dung bức thư. Khi viết trên 2 mặt giấy, nếu bút đậm, chữ ở mặt sau có thể bị hằn, bị loang lên mặt trước làm bức thư bị nhòe hoặc khó đọc.
5. Viết bức thư UPU có thể dùng 2 đến 3, hoặc 4 tờ giấy được không?
- Ban Tổ chức chỉ giới hạn số chữ, không giới hạn trong mấy tờ giấy. Bạn chỉ cần viết sạch đẹp và đúng thể thức bức thư của mình.
6. Trong trường hợp viết bức thư hết 3 đến 4 trang giấy, có cần dập ghim các trang bức thư hay không?
- Bạn cần ghim trang thư lại và đánh số thứ tự để không bị nhầm lẫn.
7. Có được viết trên giấy màu, trang trí các bức thư UPU và đóng quyển thật đẹp không? Có thể viết thư trên giấy luyện chữ bán sẵn được không?
- Chỉ nên viết sạch, đẹp, đầy đủ nội dung của bức thư theo đúng Thể lệ cuộc thi trên giấy trắng. Ban Tổ chức không khuyến khích các em viết trên các tờ giấy in mẫu không phù hợp với cuộc thi.
- Nếu viết trên giấy màu và trang trí nhiều hình ảnh rối mắt, thư vào vòng chung khảo được photocopy để các giám khảo chấm, giấy màu bị đen, chữ sẽ mờ và khó đọc.
- Không đóng quyển bức thư UPU vì các bức thư vào vòng Chung khảo sẽ được tháo rời từng trang, photocopy thành nhiều bản cho nhiều giám khảo cùng chấm.
8. Bức thư dự cuộc thi viết thư quốc tế UPU nếu viết xuống đoạn mà không lùi đầu dòng thì có bị loại không?
- Khi viết xuống đoạn luôn phải lùi dòng, đó là nguyên tắc khi trình bày văn bản. Bức thư dự thi viết xuống đoạn không lùi vào đầu dòng là phạm quy.
9. Khi viết bức thư UPU mà gạch xóa nhiều thì bài thi có bị loại không?
- Ban Tổ chức quy định, bức thư gạch xóa từ 5 lỗi trở lên sẽ bị loại.
10. Trong 1 bức thư, số lỗi chính tả trong phạm vi là bao nhiêu để không bị trừ điểm?
- Trong bức thư dự thi, từ 5 lỗi chính tả trở lên sẽ bị loại.
11. Viết bức thư UPU có dùng bút tẩy, bút bi đỏ để viết được không?
- Bạn nên dùng bút mực xanh hoặc mực tím viết cho đẹp, không dùng bút bi đỏ, bút tẩy để viết.
13. Viết bức thư UPU như thế nào là quá ngắn? Viết khoảng 100 từ đến 200 từ có sao không?
- Theo bạn, bức thư khoảng 100 từ đến 200 từ liệu có chuyển tải đủ nội dung mà đề tài yêu cầu không?
14. Trong bức thư UPU nên viết số như thế nào, viết thẳng con số hay số phải viết ra thành từng chữ?
- Những con số cụ thể thì được viết bằng con số bạn nhé!
15. Cuối bức thư mình có được để lại tên hoặc chữ ký không?
- Bạn có thể ký tên thật hoặc ký tên nhân vật mà bạn hoá thân hoặc đóng vai trong bức thư của mình.
16. Khi viết thư UPU có thể gửi cho người không có thật, người đã mất được không và khi trình bày bài có phải trình bày rõ điều đó không?
- Bức thư tham dự cuộc thi viết thư quốc tế UPU là bức thư văn học nên bạn hoàn toàn có thể tưởng tượng viết thư gửi cho ai đó (người thật hoặc không có thật, người sống hoặc người đã mất) đều được. Quan trọng là cách bạn thuyết phục người đọc một cách hợp lý, logic và không bị lạc đề.
17. Bức thư UPU là bài dự thi cuộc thi Viết thư quốc tế, nếu người Việt Nam viết thì có cần bản dịch sang tiếng Anh không?
- Các bức thư tham dự cuộc thi viết thư quốc tế UPU của Việt Nam được viết bằng tiếng Việt. Chỉ bức thư đoạt giải Nhất Việt Nam mới được dịch sang tiếng Anh/hoặc tiếng Pháp để tham dự quốc tế.
Hướng dẫn cách viết và gửi thư UPU lần thứ 53 đúng quy định
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 53 năm 2024 đã chính thức được triển khai tới học sinh các tỉnh thành trong cả nước. Dưới đây là một số điểm quan trọng các em cần lưu ý để có bài dự thi đúng quy định.">