Nhận định, soi kèo Fortaleza vs Rionegro Aguilas, 08h10 ngày 18/2: Khách tự tin có điểm
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2 -
Thiết bị sinh trắc học rơi vào tay Taliban nguy hiểm như thế nào?Khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan vào tháng 8, nhiều thông tin cho biết lực lượng này cũng chiếm thiết bị sinh trắc học của Mỹ để quét mống mắt, vân tay và khuôn mặt.
Thiết bị Phát hiện Nhận dạng Liên hợp Cầm tay (HIIDE) này có thể bị Taliban sử dụng để tìm kiếm công dân Afghanistan từng làm cho Mỹ và hỗ trợ lực lượng liên minh.
Một số chuyên gia cho biết HIIDE chỉ có thể truy cập hạn chế vào dữ liệu sinh trắc học lưu trên máy chủ từ xa. Tuy nhiên theo MIT Technology Review, rủi ro lớn hơn nằm ở APPS, cơ sở dữ liệu của chính phủ Afghanistan có thể nhận diện hàng triệu người trên khắp đất nước. Taliban có thể lùng ra những cá nhân nào họ muốn.
Dữ liệu đơn giản nhưng nguy hiểm
Viết tắt của Afghan Personnel and Pay System (Hệ thống Trả lương và Nhân sự Afghanistan), APPS do Mỹ tài trợ, được Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Afghanistan sử dụng để trả lương cho quân đội và cảnh sát. Đây được xem là hệ thống nhạy cảm nhất, chứa nhiều dữ liệu về nhân viên an ninh và mạng lưới công việc của họ.
APPS được triển khai từ năm 2016 để giải quyết tình trạng gian lận lương liên quan đến danh tính giả, hoặc những "lính ma". Hệ thống chứa khoảng 500.000 hồ sơ về thành viên Quân đội, Cảnh sát Quốc gia Afghanistan. Dữ liệu được thu thập khi họ tham gia lực lượng, lưu trữ vĩnh viễn kể cả khi đã rời quân ngũ.
Nhân vật liên quan đến APPS cho biết dữ liệu trong hồ sơ có thể cập nhật, nhưng không rõ có bị xóa trong tình huống bất ngờ như Taliban kiểm soát chính phủ hay không. Người chia sẻ thông tin về APPS được MITgiữ kín danh tính, phòng trường hợp bị truy tìm và trả thù.
Mỗi hồ sơ APPS chứa hàng chục thông tin, bao gồm mã số liên kết với dữ liệu sinh trắc học do Bộ Nội vụ Afghanistan lưu giữ. Ảnh: MIT Technology Review.
Mỗi hồ sơ của APPS chứa ít nhất 40 dữ liệu gồm tên, ngày sinh, nơi sinh và mã số liên kết với dữ liệu sinh trắc học do Bộ Nội vụ Afghanistan lưu giữ. Hồ sơ cũng chứa thông tin chi tiết về chuyên ngành quân sự, quá trình làm việc, tên của cha, chú, ông và người bảo lãnh.
Nhà nghiên cứu Ranjit Singh từ Viện Nghiên cứu Dữ liệu và Xã hội (Mỹ) cho biết AAPS chứa các dữ liệu đơn giản nhưng rất nguy hiểm. Ông mô tả đây là "phả hệ của những mối quan hệ cộng đồng, đặt những người (có trong hệ thống) vào tình thế nguy hiểm".
Thông tin từ hệ thống có giá trị với lính Mỹ lẫn Taliban, những người đang "tìm kiếm mạng lưới phe đối thủ", theo nhà báo Annie Jacobsen, tác giả cuốn sách First Platoon: A Story of Modern War in the Age of Identity Dominanceviết về chiến tranh thời hiện đại.
Dữ liệu có thể phục vụ "chiến dịch săn đầu người"
Khi kiểm soát đất nước, Taliban tuyên bố không trừng phạt người Afghanistan từng làm việc với chính phủ hoặc quân đội Mỹ. Tuy nhiên, hành động thực tế của họ làm dấy lên lo lắng.
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ kiểm tra dữ liệu, lập danh sách cho chiến dịch săn tìm các cựu quân nhân", một nhân vật liên quan đến APPS chia sẻ.
Ngày 24/8, Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc cho biết đã nhận báo cáo tóm tắt về "các vụ hành quyết thường dân và thành viên chiến đấu thuộc lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan". Cuộc điều tra của Tổ chức Ân xá Quốc tế cho thấy Taliban đã tra tấn và tàn sát 9 người dân tộc thiểu số Shia Hazara, vốn là mục tiêu của Taliban từ lâu.
Nguồn tin địa phương cho biết Taliban cũng đến từng nhà dân tại Kabul để "ghi nhận" những người từng làm việc cho chính phủ hoặc các dự án do quốc tế tài trợ.
Taliban được cho từng sử dụng sinh trắc học vào năm 2016. Khi đó, quân nổi dậy đã phục kích một chiếc xe bus tại Kunduz, bắt 200 hành khách làm con tin và giết chết 12 người, gồm binh sĩ thuộc quân đội Afghanistan đang trở về căn cứ sau chuyến thăm gia đình.
Nói với cảnh sát địa phương, nhân chứng cho biết Taliban đã sử dụng một số máy quét vân tay để kiểm tra danh tính con tin. Tuy nhiên, không rõ chúng được sản xuất bởi công ty nào, có cùng loại với thiết bị được Mỹ sử dụng để xác nhận danh tính quân đội Afghanistan không.
Taliban có thể sử dụng cơ sở dữ liệu gồm sinh trắc học để tìm kiếm công dân Afghanistan từng làm cho Mỹ và hỗ trợ lực lượng liên minh. Ảnh: AFP.
Quan chức Mỹ muốn theo dõi danh tính để triệt phá các băng đảng sản xuất bom tự chế, thứ khiến nhiều lính Mỹ thương vong tại Afghanistan. Với hệ thống sinh trắc học, các quân nhân Mỹ có thể chụp ảnh mắt, khuôn mặt và dấu vân tay, liên kết chúng với những kẻ chế bom liên quan đến từng vụ việc cụ thể. Dữ liệu thô sẽ đi theo một chiều, từ thiết bị đến cơ sở dữ liệu, trong khi thông tin cần thiết được tải xuống thiết bị quét sinh trắc học.
Vụ tấn công tại Kunduz năm 2016 cho thấy những thiết bị quét vân tay mà Taliban sử dụng có thể truy cập vào lượng dữ liệu rộng hơn, điều mà Bộ Quốc phòng Afghanistan và quan chức Mỹ nhiều lần phủ nhận.
"Mỹ đã có hành động cẩn thận để đảm bảo dữ liệu nhạy cảm không rơi vào tay Taliban. Chúng không có nguy cơ bị lạm dụng", Eric Pahon, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Thomas Johnson, Giáo sư trường sau đại học tại Monterey, California (Mỹ) đưa ra quan điểm khác về cách Taliban sử dụng thiết bị sinh trắc học khi tấn công xe bus tại Kunduz. Thay vì lấy dữ liệu trực tiếp từ thiết bị HIIDE, những người thân Taliban tại Kabul đã cung cấp dữ liệu của các quân nhân. Nói cách khác, có thể dữ liệu mới là yếu tố nguy hiểm trong vụ tấn công tại Kunduz thay vì thiết bị quét sinh trắc học.
Abdul Habib, cựu binh sĩ thuộc Quân đội Afghanistan từng mất đi đồng nghiệp trong cuộc tấn công tại Kunduz, cho rằng việc truy cập vào dữ liệu sinh trắc học là nguyên nhân khiến nhiều người phải chết. Lo sợ bị nhận dạng, Habib đã rời quân đội và Kunduz sau cuộc tấn công 5 năm trước để đến Kabul.
"Khi được giới thiệu, tôi rất vui về hệ thống sinh trắc học này. Tôi nghĩ đó là điều hữu ích để quân đội hưởng lợi. Nhưng bây giờ khi nhìn lại, tôi cho rằng đó không phải lúc thích hợp để ra đời thứ đó. Nếu đã tạo ra hệ thống như vậy, họ cần nghĩ đến việc bảo mật", Habib chia sẻ. Ngay cả khi đến Kabul, Habib cũng cảm thấy không an toàn trong suốt 5 năm.
Trong cuộc trò chuyện cuối cùng với MIT Technology Reviewtrước thời hạn sơ tán ngày 31/8, Habib cho biết dữ liệu sinh trắc học của anh đã bị xâm nhập nhưng nếu may mắn, anh ta có thể rời khỏi Afghanistan.
Tại Kabul, những tờ đơn xin di tản được cung cấp qua WhatsApp hoặc Google Forms, có thể bị lộ thông tin nếu đơn được tạo bởi kẻ xấu. Ảnh: AP.
Hệ thống sinh trắc học thiếu liên kết của Afghanistan
APPS có thể là một trong những hệ thống tệ nhất, nhưng không phải hệ thống duy nhất, thậm chí lớn nhất về sinh trắc học tại đất nước này.
Trước khi sụp đổ, chính phủ Afghanistan đã đẩy mạnh việc sử dụng sinh trắc học từ năm 2010 để "hỗ trợ các đối tác của Afghanistan biết công dân là ai, giúp Afghanistan kiểm soát biên giới và cho phép GIRoA (Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan) có sự kiểm soát về danh tính", một quan chức quân đội Mỹ chia sẻ trong hội nghị về sinh trắc học tại Kabul năm 2010.
Trọng tâm của nỗ lực này gồm cơ sở sinh trắc học của Bộ Nội vụ Afghanistan, có tên Hệ thống Nhận dạng Sinh trắc học Tự động Afghanistan (AABIS), mô phỏng nền tảng của Bộ Quốc phòng Mỹ có tên Hệ thống Nhận dạng Sinh trắc học Tự động (ABIS), giúp xác định mục tiêu các cuộc tấn công bằng drone.
Theo cuốn sách của Jacobsen, AABIS đặt mục tiêu bao phủ 80% dân số Afghanistan vào năm 2012, tức khoảng 25 triệu người. Dù không có số liệu công khai về lượng hồ sơ trong hệ thống, một chi tiết chưa được xác nhận trên LinkedIn cho biết con số này là 8,1 triệu.
AABIS được chính phủ Afghanistan sử dụng cho nhiều mục đích như kiểm tra tình trạng tiền án, đăng ký hộ chiếu, giấy tờ tùy thân, giấy phép lái xe và thi tuyển sinh đại học.
Một cơ sở dữ liệu nhỏ hơn AABIS được liên kết với e-tazkira, thẻ căn cước của Afghanistan. Theo Cơ quan Thống kê và Thông tin Quốc gia Afghanistan, khoảng 6,2 triệu đơn đăng ký thẻ căn cước đang được xử lý khi chính phủ nước này sụp đổ, song không nói bao nhiêu người đã cung cấp dữ liệu sinh trắc học.
Sinh trắc học cũng được sử dụng công khai bởi Ủy ban Bầu cử Độc lập Afghanistan nhằm ngăn chặn gian lận bầu cử quốc hội năm 2019. Năm 2020, Bộ Thương mại và Công nghiệp nước này cho biết sẽ thu thập dữ liệu sinh trắc học khi đăng ký mới hồ sơ kinh doanh.
Một số chuyên gia cho rằng sự thiếu liên kết giữa các hệ thống sinh trắc của Afghanistan có thể mang đến an toàn cho người dân. Ảnh: Sky News.
Dù có rất nhiều hệ thống, chúng không bao giờ liên kết hoàn toàn với nhau. Cuộc kiểm toán của Mỹ năm 2019 cho thấy dù đã chi 38 triệu USD, APPS chưa thể đạt mục tiêu liên kết dữ liệu sinh trắc học trực tiếp với thân nhân mà chỉ thông qua mã số định danh. Nó cũng không kết nối trực tiếp với các hệ thống khác. APPS vẫn dựa vào quy trình nhập liệu thủ công, dễ xảy ra tình trạng sai dữ liệu do lỗi đánh máy.
"Vũ khí của chính quyền mới"
Afghanistan không phải quốc gia duy nhất áp dụng hệ thống sinh trắc học cho công dân. Tại nhiều nước, việc áp dụng sinh trắc học nhằm mục đích ngăn chặn giả danh tính, dùng để hưởng tiền lương hoặc các khoản trợ cấp một cách bất hợp pháp.
Amba Kak, Giám đốc chính sách tại viện AI Now, chuyên gia về sinh trắc học cho rằng APPS được vẽ ra như một công cụ ngăn chặn tình trạng chung của toàn cầu. Tuy nhiên, việc sử dụng sinh trắc học làm công cụ nhận diện hợp pháp duy nhất có thể gây nguy hiểm.
Tuy còn nhiều tranh cãi, phần lớn dự án sinh trắc học tại Afghanistan được thúc đẩy bởi mục tiêu quân sự của Mỹ và tài trợ quốc tế. Ngay cả khi không hoạt động hiệu quả, APPS và những hệ thống khác vẫn chứa nhiều TB dữ liệu về công dân Afghanistan mà Taliban có thể khai thác.
Bên cạnh nguy hiểm về hệ thống sinh trắc học bị bỏ lại Afghanistan, mối lo lắng về lộ dữ liệu tiếp tục tăng trong 2 tuần sau khi Taliban chiếm được Kabul, cũng là thời gian các nước sơ tán công dân và quan chức ngoại giao.
Trong bối cảnh hỗn loạn tại Kabul, những tờ đơn xin di tản được cung cấp qua WhatsApp hoặc Google Forms, yêu cầu nhiều thông tin như số căn cước, ảnh chụp thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Dù khả năng Taliban tấn công WhatsApp hay Google Forms là khá thấp, nhiều chuyên gia bảo mật đã cảnh báo rủi ro lộ thông tin khi sử dụng những website này. Chúng có thể được tạo bởi kẻ xấu hoặc chính Taliban để thu thập thông tin nhạy cảm.
Các chiến binh Taliban đứng gác bên trong Sân bay Quốc tế Hamid Karzai sau khi Mỹ rút quân ở Kabul, Afghanistan ngày 31/8. Ảnh: AP.
Theo Singh, vấn đề liên quan đến dữ liệu khi xảy ra xung đột hoặc chính phủ sụp đổ cần được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt tại những nơi thông tin có thể bị khai thác cho mối nguy hiểm tấn công tiềm tàng.
Một số chuyên gia cho rằng sự thiếu liên kết giữa các hệ thống sinh trắc của Afghanistan có thể vô tình mang đến an toàn cho người dân.
"Tôi nghĩ APPS không hoạt động tốt lại là điều tích cực trong bối cảnh hiện nay", Dan Grazier, cựu chiến binh từng làm việc tại tổ chức Dự án Giám sát Chính phủ Mỹ (Project on Government Oversight) cho biết.
Tuy nhiên, những người có tên trong APPS vẫn lo sợ bản thân họ hoặc gia đình sẽ bị Taliban tìm đến và trả thù.
"Quân đội Afghanistan đã tin tưởng đối tác quốc tế để xây dựng hệ thống như thế này. Và giờ chúng sẽ được dùng làm vũ khí của chính phủ mới", một nhân vật liên quan đến APPS cho biết.
Theo Zing/MIT Technology Review
Thiết bị sinh trắc học của Mỹ rơi vào tay Taliban?
Các quan chức quốc phòng lo ngại thiết bị này được dùng để trả thù những người Afghanistan đã hỗ trợ quân đội Mỹ trong cuộc chiến kéo dài 20 năm qua.
"> -
Nhân viên FPT xăm hình chip lên người để quyết tâm làm chip cho Việt NamFPT Semiconductor có đội ngũ nhân sự mang khát vọng dân tộc, khát khao làm sản phẩm chip Make in Viet Nam. Ảnh: TK Chia sẻ tại buổi nói chuyện về "Hành trình chip Việt”, bà Nguyễn Thị Thu Giang, Tổng thư ký Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (Vinasa) cho hay, Việt Nam có khoảng 5000 đến 6.000 người đang làm trong lĩnh vực này. Nhu cầu về nguồn nhân lực bán dẫn rất lớn, nhưng hiện mỗi trường đại học có khoảng vài chục sinh viên. Đây là câu hỏi khá khó với Việt Nam nếu từng nhóm, doanh nghiệp không có sự liên kết với nhau.
“Hơn 20 năm trước, Vinasa cùng nhau đồng hành, xây dựng ngành phần mềm phát triển. Vinasa thành lập khi ngành phần mềm doanh thu chưa đến 50 triệu USD, quy mô quá nhỏ và chưa thể là ngành công nghiệp. Hiện nay, với ngành bán dẫn, chúng ta không nên tự thân làm, cần tập hợp lực lượng, vì lượng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới làm bán dẫn rất đông đảo. Tất cả chúng ta xây dựng ngành công nghiệp mới cho đất nước, có thể đứng trên vai người khổng lồ để thực hiện. Chúng ta có khát vọng, nhân sự, sẵn sàng học hỏi để làm cùng các nước lớn trên thế giới”, bà Nguyễn Thị Thu Giang nói.
Ông Trần Đăng Hoà, Chủ tịch FPT Semiconductor cho hay, 10 năm trước FPT có làm dịch vụ CNTT cho các công ty quốc tế về chip. Khi có cuộc chạy đua Mỹ - Trung về bán dẫn toàn cầu, FPT nhìn thấy cơ hội thị trường và sẵn có năng lực cung cấp nên thành lập FPT semiconductor với những đơn hàng và trước mắt tập trung vào thiết kế chip nguồn.
Để mô tả về hành trình chip bán dẫn, ông Trần Đăng Hoà, Chủ tịch FPT Semiconductor đưa ra 3 vòng tròn gồm: thứ nhất là vòng tròn kinh tế số. Vòng tròn thứ hai nằm trong kinh tế số là các thiết bị điện tử và lõi trong cùng, đến vòng tròn thứ ba là chip bán dẫn. Nếu Việt Nam muốn phát triển nền kinh tế số, phát triển ngành điện tử thì phát triển ngành bán dẫn chính là điều cốt lõi nhất.
Ông Hòa dẫn chứng, những năm gần đây khi Trung Quốc đã có tiến bộ rất lớn về nghiên cứu sản xuất chip, ngày càng cạnh tranh với các nước khác đặc biệt là Mỹ. Mỹ nhận ra vấn đề này nên đã đưa ra những rào cản và Đạo luật chip ra đời, đây cũng là cơ hội cho Việt Nam có cơ hội tham gia vào vòng lõi để làm ra con chip.
“Khi nói về chip có 3 cấu phần. Phần thiết kế có hai mảng là người hoặc công cụ thiết kế (tool và IP). Hiện tại Mỹ nắm tool và IP, không cho kỹ sư Trung Quốc làm. Về sản xuất với các công nghệ nano cần máy quang khắc và vật liệu, đều do Mỹ kiểm soát. Phần thứ ba là đóng gói và kiểm thử. Việt Nam chưa tham gia vào công đoạn thứ hai, vì để sản xuất được cần đầu tư lớn, quy mô hàng tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 50 công ty thiết kế chip, chủ yếu là công ty nước ngoài tuyển nhân sự Việt Nam. Trong số các công ty thiết kế đó có FPT Semiconductor chủ yếu cần người và công cụ. Việt Nam đang được quyền mua công cụ để làm và nhu cầu nhân sự sẽ tăng rất cao. 20 năm trước, Việt Nam đã xây dựng ngành phần mềm từ số 0, nhưng mảng bán dẫn hiện nay có nhiều Việt kiều có thể góp sức đào tạo vài lứa sinh viên thành kỹ sư ngang đẳng cấp với thế giới và đây là cơ hội cho Việt Nam”, ông Hòa nói.
Khi thiết kế chip thì con người là nhân tố quan trọng. Thế nhưng những doanh nghiệp nước ngoài cũng đang khát nguồn nhân lực bán dẫn, nên khi họ vào Việt Nam có nhiều chính sách thu hút nhân tài với mức lương rất cao. Tuy nhiên, FPT “đi 2 chân” là làm dịch vụ cho khách hàng, nên có cơ hội tuyển, đào tạo người cho khách hàng để bổ sung lực lượng và tự tuyển dụng cho mình.
“Về thiết kế chip, FPT Semiconductor có đội ngũ nhân sự gắn bó, họ mang khát vọng dân tộc, khát khao làm sản phẩm Make in Viet Nam rất lớn. Thậm chí có những người xăm lên mình hình con chip và khẩu hiệu quyết tâm làm ra sản phẩm Việt Nam. Họ là đội ngũ dẫn dắt thế hệ tiếp theo. Chúng tôi có cũng có đội ngũ nhân sự, chuyên gia là Việt Kiều mà thu nhập không phải vấn đề của họ. Họ sẵn sàng làm việc và dẫn dắt thế hệ trẻ làm chip. Trong trường hợp những người đang làm ở FPT Semiconductor mong muốn đi ra làm các công ty khác cũng không sao cả. Chúng tôi quan điểm ở đâu cũng đều là làm cho Việt Nam”, ông Trần Đăng Hoà chia sẻ.
"> -
Phá botnet khổng lồ, bắt giữ quản trị viên Trung Quốc 35 tuổiThông báo tịch thu tên miền thuộc về botnet 911 5S của nhà chức trách. Ảnh: Bleeping Computer Từ năm 2014 đến tháng 7/2022, chúng tạo ra một mạng lưới hàng triệu máy tính Windows dân dụng trên toàn thế giới được liên kết với hơn 19 triệu địa chỉ IP độc nhất. Theo Bộ Tư pháp Mỹ, Wang quản lý và kiểm soát khoảng 150 máy chủ chuyên dụng trên toàn thế giới, khoảng 76 trong số đó thuê từ các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến có trụ sở tại Mỹ.
Với các máy chủ chuyên dụng, Wang đã triển khai và quản lý các ứng dụng, chỉ huy và kiểm soát các thiết bị bị lây nhiễm, vận hành dịch vụ 911 S5 và thu tiền truy cập vào các địa chỉ IP proxy được liên kết với các thiết bị bị nhiễm.
Tháng 7/2022, botnet bị sập sau khi các thành phần quan trọng trong đường dây được cho là bị hủy hoại sau sự cố bảo mật nhưng sau đó đã hồi sinh dưới tên gọi mới “CloudRouter” chỉ vài tháng sau đó.
Bộ Tư pháp đang tống đạt lệnh bắt giữ cho các cơ quan đăng ký để thu giữ các tên miền mà bonet đang dùng.
Wang đã thu được khoảng 99 triệu USD bằng cách bán quyền truy cập vào các địa chỉ IP được ủy quyền cho tội phạm mạng. Tội phạm đã sử dụng kết nối Internet của các thiết bị này cho một loạt các hành vi phạm pháp, bao gồm tấn công mạng, đe dọa đánh bom, khai thác trẻ em, gian lận quy mô lớn, quấy rối và vi phạm xuất khẩu.
Khách hàng của 911 S5 cũng đã sử dụng dịch vụ proxy dân cư bất hợp pháp để gửi hàng chục nghìn đơn đăng ký gian lận cho các chương trình liên quan đến Đạo luật Viện trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế Corona (CARES). Chúng còn nộp 560.000 đơn xin bảo hiểm thất nghiệp gian lận và hơn 47.000 đơn xin vay Tổn thương kinh tế và thảm họa (EIDL), dẫn đến hàng tỷ USD bị đánh cắp từ các tổ chức tài chính, tổ chức phát hành thẻ tín dụng và các chương trình cho vay liên bang tại Mỹ.
Hôm 28/5, Bộ Tài chính Hoa Kỳ cũng đã trừng phạt Wang (quản trị viên), Jingping Liu (kẻ rửa tiền) và Yanni Zheng (người đóng vai trò là người ủy quyền cho Yunhe Wang) và ba pháp nhân (Spicy Code Company Limited, Tulip Biz Pattaya Group Company Limited và Lily Suites Company Limited) thuộc sở hữu hoặc kiểm soát của Wang.
Theo một bản cáo trạng được công bố vào ngày 24/5, hàng chục tài sản của Wang hiện đang bị tịch thu, "bao gồm một chiếc Ferrari F8 Spider S-A 2022, một chiếc BMW i8, một chiếc BMW X7 M50d, một chiếc Rolls Royce, hơn 10 tài khoản ngân hàng trong nước và quốc tế, hơn 20 ví tiền điện tử, một số đồng hồ đeo tay sang trọng, 21 bất động sản nhà ở hoặc đầu tư (trên khắp Thái Lan, Singapore, UAE, St. Kitts và Nevis, Mỹ) và 20 tên miền.
Wang phải đối mặt với hình phạt tối đa là 65 năm tù nếu bị kết án về tất cả các tội danh, bao gồm âm mưu gian lận máy tính, âm mưu lừa đảo và âm mưu rửa tiền.
(Theo Bleeping Computer)
">