Một con dê ở Venezuela có khả năng uống bia kỳ lạ. Nó có thể tự ngậm và chỉ cần 1 hơi tu hết chai bia.

Một con dê ở Venezuela có khả năng uống bia kỳ lạ. Nó có thể tự ngậm và chỉ cần 1 hơi tu hết chai bia.
Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” trở lại, hàng loạt ông lớn Hollywood ngừng phát hành phim tại Nga. Do đó, người dân không thể xem những bộ phim điện ảnh quốc tế.
Điều này khiến cho Hiệp hội các chủ rạp chiếu phim của Nga phải tuyên bố rằng sự sụp đổ của toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh đang ở phía trước.
Với dự đoán doanh thu lỗ 80%, Hiệp hội đã kêu gọi Bộ Văn hóa hỗ trợ. Trong thời gian chờ đợi, một số rạp chiếu phim đã có những hành động quyết liệt nhằm thỏa mãn cơn “sốt phim” của người dân.
Khoảng giữa tháng 4, các bài đăng trên các trang mạng xã hội phổ biến ở Nga (VK, Telegram) cho rằng rạp chiếu phim ở một số khu vực sẽ bắt đầu chiếu những bộ phim lớn của Hollywood, kể cả phim không nên chiếu.
Một số bộ phim được đề cập bao gồm: The Batman (Warner Bros), Don't Look Up (Netflix) và I'm Blushing (Pixar).
Chỉ vài ngày sau đó, các buổi chiếu phim tại một số thành phố tại Nga đã sôi động trở lại. Vào ngày 21/4, một sự kiện đặc biệt tại Trung tâm nghệ thuật đương đại WIP ở Moscow có sự góp mặt của The Batman với giá vé khoảng 500 Rub (7 USD).
Tất nhiên, nguồn của bộ phim là bản không chính thức hay nói cách khác là bản lậu được lồng tiếng Nga. Các bản phim đều được tải xuống từ một trang torrent không tên tuổi.
Sử dụng nguồn tương tự, các buổi chiếu phim bổ sung đã diễn ra tại một số địa điểm khác, bao gồm cả Rạp chiếu phim Grinvich ở Yekaterinburg.
Nhiều bài đăng trên mạng xã hội bày tỏ sự ủng hộ đối với hành động chiếu phim bất hợp pháp tại Nga. Họ cho rằng nếu các công ty điện ảnh phương Tây không rút khỏi Nga thì rạp chiếu tại đây sẽ không cần đến những buổi chiếu phim lậu.
Thái Hoàng (Theo Torrentfreak)
Nhằm tạo niềm tin cho người dùng, hãng bảo mật Kaspersky tiếp tục di dời khối lượng dữ liệu từ Nga sang một đất nước trung lập.
">Theo đó, Vinasun yêu cầu Tòa phúc thẩm buộc Grab phải bồi thường 36,3 tỉ đồng còn lại cho doanh nghiệp này.
Trong đơn khởi kiện, Vinasun cho rằng Grab cạnh tranh không lành mạnh, khuyến mãi tràn lan, phá giá… gây thiệt hại cho taxi truyền thống.
Theo Vinasun, trong khi việc khuyến mãi phải được đăng ký trước với Sở Công thương thì Grab lại triển khai tràn lan quanh năm. Việc khuyến mại không được phép diễn ra quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày, nhưng Grab không tuân theo nghị định trên.
![]() |
Ông Trương Đình Quý, Phó Tổng giám đốc của Vinasun |
Kèm theo đơn khởi kiện, Vinasun cung cấp cho tòa nhiều chứng cứ cho luận điểm trên gồm văn bản, hình ảnh và khoảng hơn 20 video. Từ đó, Vinasun đòi Grab phải bồi thường 41,2 tỉ. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 28/12/2018, TAND TP.HCM chỉ buộc Grab bồi thường 4,8 tỉ đồng và bác bỏ khoản tiền 36,3 tỉ.
Trước đó, Grab cũng có đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Theo đơn kháng cáo, Grab cho rằng TAND TP không có thẩm quyền xét xử vụ án, đề nghị cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án hoặc nếu không đình chỉ thì cần sửa bản án sơ thẩm hoặc hủy bán án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho TAND TP giải quyết lại.
Theo Grab, TAND TP không đánh giá đầy đủ, khách quan các tình tiết, chứng cứ của vụ án. Tòa bác yêu cầu giám định lại của Grab để dựa vào kết luận giám định không khách quan, không chính xác và đầy sai sót về mặt kỹ thuật của công ty giám định do TAND TP chỉ định.
Ngoài ra, việc áp đặt các quy định về kinh doanh vận tải đối với Grab là không đúng pháp luật và áp dụng không đúng các quy định tại Quyết định 24.
Cụ thể, trong việc xác định thiệt hại của VinaSun, chi phí xe nằm bãi và giảm giá trị vốn hóa thị trường không phải thiệt hại thực tế của VinaSun hoặc xác định là có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm của Grab và thiệt hại của VinaSun, trong khi trên thực tế, thiệt hại của VinaSun do nhiều nguyên nhân khác gây ra.
Trong đơn kháng cáo, Grab cho rằng TAND TP.HCM không có thẩm quyền xét xử vụ án, đề nghị Tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, đình chỉ giải quyết vụ án.
">Chính quyền Thượng Hải không đưa ra lý do lựa chọn cụ thể. Thành phố có khoảng 50.000 công ty đăng ký, bao gồm nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất nước SMIC, nhà sản xuất xe hơi SAIC Motor, đại công xưởng của Tesla.
Hệ thống “sổ trắng” được thông qua trong cuộc họp chính phủ hôm 18/4 do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì. Các cơ quan chức năng phải thiết lập “sổ trắng” doanh nghiệp chủ chốt trong các ngành xe hơi, bán dẫn, điện tử tiêu dùng, chế tạo máy móc, thiết bị nông nghiệp, thực phẩm, dược phẩm.
Bằng cách cho phép họ hoạt động bình thường, Trung Quốc muốn giảm tác động của các biện pháp phong tỏa. Chẳng hạn, một số nhà kinh tế học dự đoán lockdown Thượng Hải có thể khiến GDP hàng tháng của nước này giảm tối đa 3%. Tuy nhiên, không rõ các doanh nghiệp được lựa chọn sẽ hoạt động thế nào trong hệ thống “bong bóng” khép kín.
Một nhà máy VW đã quyết định loại bỏ chế độ “bong bóng” sau khi hàng trăm công nhân không có gì để làm do thiếu nguồn cung ứng. Nhiều người chỉ còn cách xem phim, tập thể dục để giết thời gian, theo Bloomberg.
Theo chính sách của Thượng Hải, 666 doanh nghiệp nói trên phải đáp ứng các yêu cầu nhất định, bao gồm yêu cầu nhân viên ở lại cơ sở sản xuất để tránh tiếp xúc với người ngoài, giảm nguy cơ lây nhiễm. Nhiều công ty phải vận hành dưới công suất do không thể bố trí tất cả nhân viên cùng ở lại.
Một lãnh đạo công ty dược trong “sổ trắng” bày tỏ có quá nhiều vấn đề cần giải quyết trước khi bắt đầu hoạt động theo hệ thống mới. Chẳng hạn, làm sao để đưa công nhân ra khỏi khu vực phong tỏa, quản lý chuỗi cung ứng, bảo đảm nguồn cung ổn định, phản hồi khách hàng về các đơn hàng và thu tiền.
Chuyên gia phân tích Ming Chi Kuo cho biết, Tesla phải giảm từ 2 ca xuống 1 ca, tương ứng với giảm sản lượng từ 25.000 đến 35.000 xe/tháng. Nhà máy Thượng Hải của Tesla giao 56.515 xe trong tháng 2 và chưa thể hoạt động bình thường ít nhất cho tới giữa tháng 5.
Chuỗi cung ứng gián đoạn nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến khả năng thu mua linh kiện của Tesla, theo David Zhang, nhà nghiên cứu ngành ô tô tại Đại học Công nghệ Bắc Trung Quốc.
“Các hãng xe cần mua linh kiện thiết yếu từ nhà cung ứng và sẵn sàng mọi thứ tại nhà máy trước khi tái khởi động dây chuyền, song điều ấy đặc biệt thách thức trong hoàn cảnh hiện tại”. Ông Zhang ước tính phải mất ít nhất 20 ngày để Thượng Hải khôi phục sản xuất bình thường.
Du Lam (Theo SCMP)
Một giám đốc cấp cao của Huawei bày tỏ lo lắng trên WeChat trước chính sách zero-Covid nghiêm khắc của Trung Quốc.
">