Điền kinh vào cuộc, đoàn Mỹ có thêm HCV (Ảnh: Getty).
Đêm qua (3/8) và rạng sáng nay (4/8), đoàn Mỹ giành thêm một HCV ở nội dung ném tạ nam trong môn điền kinh (Ryan Crouser, 22m90) và 2 HCV trong môn bơi, gồm HCV nội dung 800m bơi tự do nữ (Katie Ledecky, 8 phút 11 giây 04) và bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ.
Tuy nhiên, đoàn Mỹ cũng mất HCV đầy đáng tiếc ở nội dung chạy tiếp sức 4x400m hỗn hợp nam nữ, chạy 100m nữ trong môn điền kinh và nội dung 4x200m bơi tự do nữ trong môn bơi.
Ngược lại, Trung Quốc cũng suýt thắng các VĐV Mỹ ở nội dung bơi tiếp sức 4x100m hỗn hợp nam nữ. Điều đó cho thấy hai đoàn thể thao mạnh nhất thế giới đang so kè từng chút một ở Olympic Paris 2024.
Cho đến thời điểm này, đoàn Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đang có số HCV trong môn điền kinh ngang với đoàn Mỹ (mỗi bên hiện có một HCV). HCV điền kinh của Trung Quốc xuất hiện ở nội dung đi bộ 20km nữ (thuộc về Yang Jiayu, 1 giờ 25 phút 54 giây).
Các VĐV Trung Quốc tiến bộ vượt bậc trong môn bơi (Ảnh: Reuters).
Đoàn thể thao Trung Quốc có thể tự hào rằng họ đã có HCV ở 2 môn quan trọng nhất, được đánh giá cao nhất tại các kỳ Olympic gồm điền kinh và bơi, xóa bỏ hoàn toàn quan điểm cho rằng thể thao Trung Quốc không thể tấn công vào các môn thi đấu này, ở nhiều kỳ Thế vận hội trước đây.
Thể thao Trung Quốc tấn công thẳng vào thế mạnh của Mỹ và ngược lại
Chưa bao giờ bơi Trung Quốc giành được nhiều huy chương các loại như tại Olympic Paris.
Cho đến trước ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, diễn ra đêm nay (4/8) và rạng sáng mai (5/8, môn bơi thực chất còn có thêm cự ly marathon diễn ra trong các ngày 8 và 9/8, nhưng các cự ly marathon không được đánh giá là nội dung hấp dẫn trong môn bơi), Trung Quốc đã có một HCV, 3 huy chương bạc (HCB) và 5 huy chương đồng (HCĐ).
Katie Ledecky giúp Mỹ tăng tốc trong môn bơi (Ảnh: Getty).
Đây là chi tiết cho thấy Trung Quốc đang phát triển toàn diện môn bơi, chứ huy chương của họ không đến từ sự khởi sắc nhất thời.
Riêng ở môn điền kinh, tại Olympic Tokyo 2020, Trung Quốc giành đến 6 huy chương các loại, gồm 2 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ. Các HCV của Trung Quốc tại Tokyo cách đây 3 năm (Olympic 2020 diễn ra năm 2021) ở các nội dung ném tạ nữ và phóng lao nữ.
Về lý thuyết Trung Quốc vẫn có khả năng thắng các nội dung này trong năm nay, tiếp tục tấn công vào thế mạnh của đoàn Mỹ.
Ngược lại, Mỹ hiện quá mạnh trong môn thể dục dụng cụ (TDDC), môn được xem là thế mạnh truyền thống của Trung Quốc suốt nhiều thập kỷ qua. Đoàn Mỹ tạm dẫn đầu ở môn này với thành tích 3 HCV, 4 HCĐ, trong khi Trung Quốc chưa giành HCV nào (họ chỉ mới có 3 HCB và 2 HCĐ).
Trung Quốc vẫn cố gắng giữ vị trí số một ở các môn lâu nay họ rất mạnh như bóng bàn (Ảnh: Reuters).
Điều đó cho thấy đôi bên đang tấn công qua lại vào các môn thế mạnh của đối thủ, nhằm mục đích ngăn đối thủ tăng tốc ở các môn này.
Từ đây đến cuối đại hội, 2 cường quốc thể thao hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục so kè nhau từng HCV một. Đoàn Mỹ sẽ cố gắng bứt phá ở các môn điền kinh, bơi, quyền anh, bóng rổ, bóng đá nữ, golf...
Còn về phía đoàn Trung Quốc, bóng bàn, thể dục nghệ thuật, nhảy cầu, bắn súng, bơi nghệ thuật sẽ là các môn mà họ cố gắng giành HCV. Song song đó, đôi bên sẽ tiếp tục tấn công thẳng vào những lĩnh vực mà đối thủ mạnh nhất.
Nhờ việc các VĐV Trung Quốc mạnh lên ở các môn thế mạnh của Mỹ và các VĐV Mỹ lột xác hẳn trong các môn vốn là thế mạnh của Trung Quốc, giúp cho cuộc đua của các đoàn thể thao Mỹ và Trung Quốc hấp dẫn chưa từng có trong lịch sử các kỳ Olympic.
Bảng xếp hạng huy chương Olympic Paris 2024 tính đến 16h00 ngày 4/8 (Ảnh: Wiki).
Nguyễn Thị Thật (trái) gây ấn tượng khi giành chiến thắng ở chặng 1 tại Thái Lan (Ảnh: ThaiCycling).
Ở giải đấu diễn ra trên đất Thái Lan, Việt Nam có hai đội tham dự gồm tuyển Việt Nam gồm Nguyễn Thị Thật, Nguyễn Thị Thi, Nguyễn Thị Thu Mai, Trần Thị Thùy Trang và Lâm Thị Kim Ngân và đội tuyển xe đạp nữ Biwase Bình Dương gồm Bùi Thị Quỳnh, Lê Thị Huyền, Quách Thị Phương Thanh, Trần Thị Thúy Vân, Trần Huỳnh Ánh Vân. Lộ trình chặng một từ tỉnh Phitsanulok đến Sukhothai, dài 112,7km.
Với sự hỗ trợ tốt của các đồng đội, cua-rơ Nguyễn Thị Thật luôn có mặt ở nhóm đầu. Trong khoảng 20km cuối chứng kiến đội đua của các nước thực hiện màn nước rút nhằm bứt tốp để về đích.
Khi còn cách đích khoảng 2km, chủ nhà Thái Lan đẩy tốc độ cao để đưa tay đua chủ lực Jutatip về nước rút. Tuy nhiên, Nguyễn Thị Thật đã chứng tỏ sức bền tuyệt vời khi vượt qua mọi đối thủ để cán đích trước Jutatip khoảng 10m để giành chiến thắng chặng. Về đích thứ ba là tay đua Claudia Marcks người Australia.
Nguyễn Thị Thật vượt qua tay đua chủ nhà Thái Lan để về nhất ở chặng 1.
Sau chặng một, Nguyễn Thị Thật mặc cả Áo Vàng (được trao cho người dẫn đầu trong bảng tổng sắp chung cuộc) lẫn Áo Xanh (dành cho tay đua có thành tích về nước rút tốt nhất trong mỗi chặng). Ngày mai 9/4, cô cùng các đồng đội sẽ đua chặng 2 quanh công viên Sukhothai Historica dài 95,5km.
Nguyễn Thị Thật, sinh năm 1993, trong gia đình có ba chị em gái tại thành phố Long Xuyên, An Giang. Ban đầu, cô gái 31 tuổi theo nghiệp điền kinh nhưng sau chuyển sang tập xe đạp cùng em gái Nguyễn Thị Thà.
Nguyễn Thị Thật bắt đầu thi đấu đỉnh cao nội dung đường trường với Cúp Truyền hình An Giang từ năm 2010. Sau đó, cô giành huy chương đồng SEA Games 2013 - giải đấu quốc tế lớn đầu tiên.
Một năm sau, cô đoạt huy chương bạc Asiad tại Hàn Quốc, rồi giành 5 huy chương vàng SEA Games liên tiếp 2015, 2017, 2019, 2021 và 2023. Đỉnh cao của Nguyễn Thị Thật là huy chương vàng châu Á các năm 2018, 2022 và 2023.
" alt=""/>Tay đua Nguyễn Thị Thật chiến thắng ngoạn mục ở đường đua Thái LanVeronika Major được cho là ứng viên sáng giá giành HCV nội dung 25m súng ngắn Olympic Paris 2024 (Ảnh: Getty).
Vì bắn mục tiêu di động không phải là môn thi đấu Olympic nên cô đã chuyển sang các nội dung súng ngắn Olympic, cho thấy đẳng cấp khi giành HCV ở cả nội dung 10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn thể thao tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF 2019.
Năm 2022, cô tiếp tục thể hiện phong độ ấn tượng khi giành HCB ở nội dung 25m súng ngắn thể thao tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF diễn ra ở Baku (Azerbaijan) và Cairo (Ai Cập).
Thành tích này tiếp tục được cô tái hiện vào năm 2023 với 3 HCV tại Rio de Janeiro (Brazil) và Cairo (Ai Cập) cho cả nội dung 25m súng ngắn thể thao và 10m súng ngắn hơi. Vào tháng 9 năm ngoái, Major cũng đã giành chức vô địch quốc gia Hungary ở nội dung 25m súng ngắn thể thao.
2. Manu Bhaker(Ấn Độ)
Manu Bhaker cũng được xem là đối thủ đáng gờm của Trịnh Thu Vinh ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ, giành vị trí thứ 2 ở vòng loại với 590 điểm. Xạ thủ sinh năm 2002 đã giành được 2 HCĐ cho đội tuyển bắn súng Ấn Độ ở Olympic Paris 2024, lần lượt ở nội dung 10m súng ngắn hơi nữ và nội dung 10m súng ngắn hơi hỗn hợp đồng đội.
Manu Bhaker từng giành HCV tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF 2018 (Ảnh: Getty).
Cô cũng trở thành người phụ nữ Ấn Độ đầu tiên giành được hai huy chương tại một kỳ Thế vận hội. Trước đó, Bhaker từng giành HCV tại Đại hội thể thao Khối thịnh vượng chung 2018 ở tuổi 16. Cô cũng trở thành VĐV Ấn Độ trẻ nhất giành HCV tại Giải vô địch bắn súng thế giới ISSF 2018.
3. Hanieh Rostamian (Iran)
Hanieh Rostamian, xạ thủ 25 tuổi người Iran cũng xếp trên Trịnh Thu Vinh ở vòng loại 25m súng ngắn thể thao nữ với 588 điểm. Đây là kỳ Olympic thứ hai mà Hanieh Rostamian tham dự, khi trước đó cô tham dự nội dung 10m súng ngắn hơi nữ và 10m súng ngắn hơi hỗn hợp đồng đội ở Olympic Tokyo 2020 nhưng không giành được kết quả tốt.
Đoàn thể thao Iran kỳ vọng Hanieh Rostamian sẽ tạo nên lịch sử tại Thế vận hội Paris (Ảnh: Getty).
Xạ thủ sinh năm 1988 từng giành HCV ở Giải vô địch bắn súng thế giới 2022 diễn ra tại Brazil và HCB cũng ở giải đấu này năm 2023 tại Azerbaijan.
"Đây là một cuộc thi khó khăn vì Thế vận hội đã quy tụ những xạ thủ giỏi nhất thế giới tại Paris. Tôi sẽ cố gắng hết sức để giành huy chương vào hôm nay (3/8) và hi vọng người dân Iran sẽ cầu nguyện cho tôi", Rostamian chia sẻ trước thềm chung kết nội dung 25m súng ngắn.
4. Katelyn Morgan Abeln (Mỹ)
Katelyn Morgan Abeln được cho là ẩn số tại Olympic Paris 2024 khi không có nhiều thông tin đề cập tới xạ thủ sinh năm 2001 này. Thành tích nổi bật của nữ VĐV 23 tuổi là HCV giải Vô địch bắn súng châu Mỹ năm 2022 ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ.
Katelyn Morgan Abeln vô địch nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ tại Giải vô địch quốc gia Hoa Kỳ 2024 (Ảnh: Getty).
Gần đây nhất, cô cũng giành chức vô địch bắn súng quốc gia Hoa Kỳ năm 2024 ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ và giành suất tham dự Olympic Paris 2024 trong đội tuyển bắn súng Mỹ.
5. Yang Jiin (Hàn Quốc).
Xạ thủ người Hàn Quốc ghi dấu ấn khi giành HCV nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ tại giải Vô địch bắn súng thế giới 2024 diễn ra ở Baku (Azerbaijan). Đáng chú ý VĐV sinh năm 2003 lập kỷ lục thế giới với 41 lần bắn trúng hồng tâm để phá vỡ kỷ lục cũ của xạ thủ người Hungary Veronika Major thiết lập tại Giải vô địch bắn súng thế giới diễn ra ở New Delhi năm 2019 (Major có 40 lần bắn trúng hồng tâm).
Yang Jiin (giữa) từng giành HCV và phá kỷ lục thế giới ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ tại giải Vô địch bắn súng thế giới 2024 (Ảnh: Yonhap).
6. Zhao Nan (Trung Quốc)
Zhao Nan là một trong 14 xạ thủ của đoàn thể thao Trung Quốc tham dự các nội dung bắn súng tại Olympic Paris 2024. Thành tích nổi bật nhất của VĐV 20 tuổi là giành HCB nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ ở Giải vô địch bắn súng thế giới 2024.
Zhao Nan, xạ thủ người Trung Quốc cũng là một ẩn số thú vị tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: Sina).
7. Camille Jedrzejewski (Pháp)
Camille Jedrzejewski là xạ thủ người Pháp chuyên về nội dung 10m súng ngắn hơi và 25m súng ngắn hơi nữ.
Jedrzejewski đã giành được hai huy chương tại Giải vô địch thế giới trẻ ISSF 2021, trước khi đủ điều kiện tham dự Vòng chung kết Cúp thế giới ISSF năm 2022, sau đó giành được 1 HCV và 1 HCB.
Camille Jedrzejewski đại diện cho chủ nhà Pháp tranh tài ở chung kết nội dung súng ngắn 25m nữ tại Olympic Paris 2024 (Ảnh: Getty).
Tại Đại hội thể thao châu Âu 2023, cô đã giành được HCB cá nhân ở nội dung 25m súng ngắn thể thao nữ, cũng như HCB ở nội dung 25m súng ngắn hỗn hợp đồng đội.
Kỳ vọng nào với xạ thủ Trịnh Thu Vinh?
"Nhiều người hỏi tôi về khả năng giành huy chương của Thu Vinh trong bài bắn chung kết vào hôm nay. Đứng trên góc độ chuyên môn, tôi có một số phân tích như sau: Ở bài bắn vòng loại, Thu Vinh đã có điểm số thật tuyệt vời: 587 điểm. Đây là điểm số cao nhất mà Thu Vinh đạt được ở cuộc thi Quốc tế.
Theo luật bắn súng ở Olympic Paris 2024, khi vào bắn chung kết, các VĐV chỉ thi đấu bài bắn nhanh, một loạt 5 viên 3'7' (là 7 giây giữ súng và 3 giây bắn). Khi bắn trúng mức hồng tâm 10.2 điểm mới được tính 1 điểm. Tại bài bắn vòng loại, Thu Vinh bắn 30 viên được 14 viên hồng tâm (từ điểm 10.2 trở vào).
Vậy chúng ta thấy được độ khó của nội dung này khi vào chung kết. Có thể bắn rất nhiều điểm 10 mà không được tính điểm. Chúng ta hãy cùng cổ vũ cho Thu Vinh, trân trọng sự nỗ lực cố gắng của em và tin tưởng đồng hành cùng Thu Vinh trên từng phát bắn", HLV Nguyễn Thị Nhung chia sẻ trước vòng chung kết súng ngắn 25m của xạ thủ Trịnh Thu Vinh.
" alt=""/>Những đối thủ đáng gờm của Thu Vinh ở chung kết 25m súng ngắn thể thao