Quả bóng vàng 2019 Hùng Dũng tiết lộ mức thu nhập khó tin
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nakhon Ratchasima vs Sukhothai, 19h00 ngày 21/2: Khách thất thế -
8 thói quen cực xấu bạn phải loại bỏ ngay từ độ tuổi 20Độ tuổi 20 là thời điểm bạn đang trưởng thành. Bạn rời xa vòng tay của cha mẹ để sống riêng. Bạn đang học cách tự làm mọi việc cũng như đối phó với những rắc rối xung quanh cuộc sống của mình. Bạn đặc biệt sẽ gặp khó khăn trong chuyện ăn uống. Những thói quen ăn uống thiếu khoa học hoàn toàn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.
Chính vì vậy, chúng ta cần biết cách bảo vệ sức khỏe của mình càng sớm càng tốt. Ngay từ độ tuổi 20, bạn cần loại bỏ 8 thói quen xấu có tác động tiêu cực đến bản thân như dưới đây nhé:
1. Ăn vặt hàng đêm
Phải thấy rằng các bạn trẻ khi sống độc thân thường rất lười biếng làm cho mình một bữa ăn thực sự mà thay vào đó là sử dụng các đồ ăn vặt có nhiều dầu mỡ. Việc ăn đồ vặt mỗi đêm không phải là điều tốt mà bạn có thể làm cho cơ thể của mình, nó có thể khiến bạn béo lên nhanh chóng và ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Sẽ thật vô lý nếu bạn tuyệt đối từ bỏ đồ ăn vặt. Nhưng tốt nhất, bạn nên ăn vặt một cách điều độ để thỉnh thoảng có thể tự thưởng cho cơ thể của mình chứ không phải thay thế những bữa tối muộn vì bạn quá lười nấu ăn.
2. Ăn bữa tối với thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh là những món ăn rất tiện lợi, dễ dàng chuẩn bị. Nhưng đến một thời điểm nào đó trong cuộc sống bạn sẽ nhận thấy, bạn không thể bóp nghẹt cơ thể của mình bằng những thực phẩm nhiều natri này. Nó không những làm cho bạn tăng lượng calo vào cơ thể mà còn đe dọa huyết áp vì lượng muối và chất béo trong chúng quá nhiều.
Lúc này bạn sẽ hối hận vì đã không tìm hiểu làm thế nào để nấu một bữa ăn thực sự. Bằng việc chọn học một khóa dạy nấu ăn, xem video trên internet, hỏi bố mẹ của mình về cách chế biến món ăn bạn có thể kết thúc những chuỗi ngày ăn tối bằng các món ăn nhanh.
3. Tiêu thụ nhiều caffeine
Tiêu thụ nhiều caffeine là nguyên nhân làm tăng sự sản xuất các hormone căng thẳng như cortisol, epinephrine và norepinephrine, từ đó gây ra chứng mất ngủ, căng thẳng và bồn chồn. Tiêu thụ caffeine còn có thể làm tăng huyết áp ở những người đã bị cao huyết áp, gây kích ứng dạ dày và niêm mạc ruột non...
Mỗi ngày một chút, bạn hãy cố gắng hạn chế liều lượng caffeine tiêu thụ. Có thể bạn thực sự cần đến cà phê hoặc trà vào mỗi sáng, bạn nên sử dụng sirô hoặc kem và cố gắng hạn chế các chất làm ngọt. Thậm chí tốt hơn, để giải thoát hoàn toàn khỏi các loại đường chế biến và kem không có lợi cho sức khỏe bạn có thể sử dụng trà hoặc 1 ly cà phê đen mỗi sáng.
4. Không rửa bát đĩa ngay sau khi ăn
Bạn có thể cảm thấy ớn lạnh và ghê gớm với những đĩa ăn chất đầy trong bồn rửa bát ngày này qua ngày khác. Nhưng đừng giống như những người bạn cùng phòng của mình. Như một nghi thức đơn giản sau khi ăn xong, bạn hãy rửa sạch bát đĩa của mình. Hãy chú ý điều này vì như vậy bạn sẽ làm giảm lượng vi trùng sinh sôi và đe dọa cuộc sống của bạn.
5. Lười uống nước
Uống quá ít nước là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bạn bị thiếu nước, dẫn đến hệ quả là các cơ quan trong cơ thể không thực hiện tốt chức năng, dễ bị tổn thương, da nhăn nheo... Cơ thể bị thiếu nước có thể làm cho nồng độ aldosterone trong máu tăng cao sẽ tăng độ cứng động mạch.
Uống nhiều nước rất tốt cho sức khỏe, giữ ẩm cho da, giải độc gan. Cả cơ thể sẽ phải cảm ơn bạn vì điều đó. Hơn nữa, khi bạn uống nước thay vì soda, nước ngọt, thức uống có cồn mỗi khi bạn ăn tại các nhà hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền cũng như cung cấp được nhiều năng lượng cho cơ thể của bạn.
6. Không tìm hiểu nguồn gốc của các thực phẩm
Đã bao giờ bạn tìm hiểu về nguồn gốc của những thực phẩm bạn sử dụng trước khi chúng được vận chuyển đến cửa hàng tạp hóa? Nếu câu trả lời của bạn là chưa thì chắc chắn bạn chưa biết cách quan tâm đến sức khỏe của mình. Không phải thực phẩm nào được bày bán đều có là thực phẩm sạch và một khi nó là thực phẩm không an toàn thì hoàn toàn có thể gây hại cho cơ thể khi bạn ăn.
Tìm hiểu về nguồn gốc thực phẩm mình đang sử dụng thực sự là điều thú vị. Bạn có thể tham gia một chuyến đi thực tế đến các trang trại của những nông dân địa phương hoặc tìm hiểu và đọc về những loại thực phẩm mình yêu thích để chọn thực phẩm tốt cho mình.
7. Bỏ bữa sáng
Bạn ngủ dậy muộn và một lần nữa bạn quyết định bỏ bữa sáng. Vài giờ sau, bạn cảm thấy đói và không thể tập trung làm việc được. Do đó, bạn đã ăn quá nhiều vào bữa trưa. Kết quả là bạn không những không làm việc hiệu quả vào buổi sáng vì mệt mỏi, thiếu tập trung mà còn dễ tăng cân do ăn quá nhiều vào các bữa sau đó.
Điều này thực sự tồi tệ đối với bạn, nhất là khi bạn không muốn mất đi vóc dáng cân đối hiện có của mình hoặc đang cố gắng giảm cân. Vậy nên hãy cố gắng đừng bỏ bữa sáng nhé.
8. Ăn bữa trưa ở ngoài
Ăn trưa ở ngoài với bạn bè và đồng nghiệp thực sự là một hoạt động xã hội thú vị. Nhưng nếu bạn làm điều đó mỗi ngày thì sẽ dần dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, thừa calo, chất béo. Đó là chưa kể bạn phải đối mặt với những nguy cơ ăn phải các loại thực phẩm không đảm bảo nguồn gốc, nhà hàng chế biến mất vệ sinh...
Dành một chút thời gian để chuẩn bị bữa trưa tại văn phòng bằng việc dậy sớm hơn mỗi sáng, hoặc chuẩn bị mọi thứ sau bữa ăn tối của đêm hôm trước là cách đơn giản nhất giúp bạn giảm thiểu những lo lắng này.
(Theo Afamily.vn)
Tin liên quan:
10 thói quen ăn uống sai lầm có thể gây nguy hiểm">
-
Hai vị trí trong tủ lạnh nguy cơ chứa đầy vi khuẩn độc hạiBạn cần để tách biệt thịt, rau để tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Ảnh: iStock Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ (NSF) đã xem xét một số nơi bẩn nhất trong nhà bếp và phát hiện hai vị trí hàng đầu là ngăn đựng rau và thịt trong tủ lạnh. Họ tìm thấy vi khuẩn salmonella, listeria, nấm men và nấm mốc phát triển ở những nơi này. NSF khuyên bạn nên vệ sinh hai ngăn trên bằng nước xà phòng nóng mỗi tháng. Ngoài ra, bạn có thể làm một số việc khác để ngăn thực phẩm nhiễm khuẩn.
Cách xử lý thịt sống đúng cách
Theo The Healthy, khi đi mua hàng, bạn nên cho thịt, hải sản trong các túi riêng. Về tới nhà, bạn cũng tránh để các thực phẩm gần nhau. Để ngăn nước từ thịt, hải sản chảy sang các khu vực khác trong tủ lạnh, hãy đặt chúng vào các hộp hoặc túi tách biệt.
Bạn cũng cần cẩn thận khi xử lý thịt sống, hải sản để tránh vi khuẩn có hại dính vào tay, dụng cụ nhà bếp, quầy bếp và bồn rửa. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, sau khi xử lý thịt sống, bạn rửa tay ít nhất 20 giây để đảm bảo an toàn.
Nếu tiếp xúc với thịt, bàn bếp, thớt cần được rửa sạch. Ngược lại, các bề mặt đó bị bẩn từ trước cũng có thể khiến thịt nhiễm khuẩn. Các mầm bệnh như campylobacter, salmonella và norovirus có thể tồn tại trên bề mặt và dụng cụ nhà bếp trong nhiều giờ.
Rửa rau dưới vòi nước chảy là một cách giúp thực phẩm sạch hơn. Ảnh: Times of India Cách xử lý rau quả
Mặc dù các chuyên gia luôn khuyến khích mọi người ăn nhiều rau quả nhưng bạn cần làm sạch cẩn thận. Theo CDC Mỹ, trái cây và rau sống thường chứa vi khuẩn salmonella, listeria hoặc E. coli. Đó là lý do những thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe lại góp phần gây ra nhiều bệnh. Bạn cần nhớ hãy để trái cây và rau tách biệt với thịt, hải sản.
Nấu chín rau quả có thể bảo vệ bạn khỏi các mầm bệnh có hại còn ăn sống vẫn ổn nếu bạn rửa kỹ dưới vòi nước chảy. Cắt bỏ những phần hư hỏng vì chúng có thể chứa vi khuẩn. Lá bên ngoài của rau diếp hoặc bắp cải cũng cần được loại bỏ. Nếu bạn không sử dụng rau quả ngay, hãy bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 độ C hoặc thấp hơn.
Nha sĩ cảnh báo một điều không nên làm khi đánh răng
Bạn không nên cho kem đánh răng lên bàn chải còn khô. Thói quen nhỏ này có thể gây hại cho răng, nướu về lâu dài."> -
VietNamNetchiều 1/9. Dịch bạch hầu ở Hà Giang nguy cơ lan rộng, một người tử vongĐược biết, gia đình bệnh nhân có 2 trẻ là em của bệnh nhân cũng có triệu chứng tương tự, đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc.
Lấy mẫu bệnh phẩm nghi ngờ làm xét nghiệm. Ảnh: Sở Y tế Hà Giang Ca tử vong thứ 2 là nữ, tên G.T.S, 16 tuổi, ở xã Giàng Chu Phìn. Chị S. được đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc ngày 25/8 và được lấy mẫu bệnh phẩm. Ba ngày sau, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương trả kết quả chị âm tính bạch hầu.
Tuy nhiên, 2h ngày 28/8 người bệnh có biểu hiện bệnh nặng, được chuyển tuyến lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp tục điều trị. Một ngày sau, dù được thầy thuốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang vận động cho phép chuyển về bệnh viện trung ương để điều trị nhưng gia đình không đồng ý.
Chiều cùng ngày, bệnh nhân có diễn biến nặng lên, viêm cơ tim cấp tính, vài tiếng sau có dấu hiệu ngừng tuần hoàn, đồng tử giãn, phản xạ âm tính, gia đình xin đưa bệnh nhân về. Nữ bệnh nhân đã tử vong trên đường trở về nhà.
Hiện tại, 30 bệnh nhân nghi ngờ đang được điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc. Một số bệnh nhân có biểu hiện ban đầu như sốt nhẹ, ho khan, đau rát thành họng, nuốt đau, mệt mỏi, ăn kém, có giả mạc...
Nguồn tin riêng của VietNamNet chiều 1/9 được biết một trường hợp 12 tuổi ở xã Khâu Vai (nơi có 14 ca nghi ngờ), được chuyển từ Bệnh viện tỉnh Hà Giang lên Bệnh viện Nhi Trung ương ngày 1/9, đang được cách ly, điều trị tại phòng riêng.
Triệu chứng ban đầu của trường hợp này gồm sốt, đau đầu, đau họng, khó thở. Sau 10 ngày điều trị ở huyện không đỡ nên chuyển lên bệnh viện tỉnh, xét nghiệm phát hiện men tim tăng.
Sở Y tế: Dịch diễn biến tương đối phức tạp, nguy cơ lan rộng
Theo Sở Y tế Hà Giang, các ca bệnh xuất hiện tản phát tại 8 xã, diễn biến tình hình dịch bệnh trong khoảng thời gian khá dài và tương đối phức tạp, nguy cơ có thể lan rộng.
Dù việc giám sát và kiểm soát các ca bệnh tại địa bàn nguy cơ phải quyết liệt hơn, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị năm học mới, nhưng thực tế tồn tại nhiều khó khăn.
Trong đó, do thái độ, nhận thức, chủ động phòng chống dịch của người dân rất kém, việc hợp tác trong quá trình điều trị của người bệnh và gia đình cùng với cơ quan y tế rất khó khăn. Ngoài ra, tỉnh cũng thiếu vắc xin tiêm chủng để triển khai chiến dịch tiêm phòng, tại các bệnh viện tỉnh, huyện không có huyết thanh kháng độc tố bạch hầu.
Tỉnh này cũng thiếu kinh phí mua thuốc, hóa chất phục vụ phòng chống dịch bệnh; chưa kể thiếu nhân lực và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế tại địa bàn các xã còn hạn chế.
Vì thế, địa phương này đề nghị cơ quan thuộc Bộ Y tế sớm hỗ trợ huyết thanh kháng độc tố bạch hầu để điều trị những ca bệnh có dấu hiệu và diễn biến nặng; Hỗ trợ và sớm cấp vắc xin tiêm chủng để tỉnh tổ chức tiêm chủng phòng chống dịch chủ động, bền vững.
Hà Giang cũng đề nghị các bệnh viện trung ương như Nhi Trung ương, Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương sẵn sàng cử cán bộ hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật cho tỉnh để điều trị ca bệnh, đặc biệt là các ca bệnh nặng.
Bé gái 10 tuổi tử vong do bạch hầuBệnh nhi vào viện với biểu hiện sốt cao và nhanh chóng rơi vào tình trạng nguy kịch, tử vong.">