Soi kèo phạt góc Daegu vs Gwangju, 17h30 ngày 20/8
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1: Cơ hội thoát hiểm -
Gỡ 'nút thắt' cho học sinh yên tâm theo chương trình 9+Xã hội đang có nhu cầu rất lớn đối với nhân lực lành nghề, được đào tạo đầy đủ. Ảnh minh họa Nhà báo Phạm Huyền: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đang phải điều chỉnh chương trình học, thực hiện giảm tải. Vậy trong mô hình đào tạo kép như Chương trình 9+, phần học văn hóa của các em học vẫn giống như chương trình bình thường hay cũng được giảm tải hoặc lược bớt?
Ông Đỗ Văn Giang: Thời gian qua Bộ LĐ-TBXH đã có nhiều văn bản rất kịp thời gửi tới các sở ban ngành địa phương và các trường về việc tổ chức dạy online và được các trường rất ủng hộ. Tất nhiên chỉ dạy những vấn đề nặng về lý thuyết nhiều hơn chứ còn phần thực hành để dạy được một tiết online, để hình thành một kỹ năng cho học sinh nhìn thấy thì thầy cô phải gia công sư phạm rất nhiều.
Nhà báo Phạm Huyền: Từ đầu Tọa đàm tới giờ, các khách mời cũng đã nói sơ qua, nhưng ở đây bạn đọc vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề tổng thời gian sẽ rút ngắn được ở chương trình 9+ khi các em học liên thông lên cao đẳng?
Bà Phạm Thị Lan Phương: Theo khung chương trình đào tạo đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS muốn có bằng cao đẳng thì mất tầm khoảng 4-4,5 năm về thời lượng. Theo chương trình thì các em có thể rút ngắn từ 1-1,5 năm so với bình thường.
Nhà báo Phạm Huyền: Một câu hỏi nữa xin chuyển đến ông Giang là có được phép đăng ký dự thi liên thông khác ngành không?
Ông Đỗ Văn Giang: Hiện tại theo Luật Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành thông tư quy định về liên thông và thông tư rất là mở như tôi đã đề cập. Còn về liên thông khác ngành nghề thì căn cứ chuẩn đầu ra theo quy định các em sẽ phải bổ sung một số lượng kiến thức để phù hợp với ngành nghề này, còn phần đã học rồi sẽ được tích lũy, công nhận.
Cơ hội việc làm rất cao
Nhà báo Phạm Huyền: Có một vấn đề mà tôi chắc chắn rằng bất cứ phụ huynh, học sinh nào cũng quan tâm. Đó là, từ thực tiễn điều hành trường nghề, các thầy cô đánh giá nhu cầu đầu ra hiện nay của Chương trình 9+ đang ở mức độ nào? Xin hỏi cô Phương là trường cao đẳng nơi cô làm hiệu trưởng đã thí điểm chương trình 9+ và có lứa học sinh nào tốt nghiệp chưa, thực tế tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của các em ra sao?
Bà Phạm Thị Lan Phương: Như đầu chương trình chúng tôi đã giới thiệu là trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo 9+. Hàng năm chúng tôi tuyển vào từ 500-650 học sinh tốt nghiệp THCS. Khi ra trường các em được đón nhận rất khả quan. Trong quá trình học tập chúng tôi đã đưa các em đi thực tập ở doanh nghiệp, các em cũng đã tiếp cận được với thị trường lao động. Chậm nhất là 3 tháng sau khi tốt nghiệp các em đều có việc làm và nhà trường lo việc làm cho các em 100%.
Nhà báo Phạm Huyền: Một thông tin rất hấp dẫn thưa cô. Vậy còn thực tế ở trường trung cấp của thầy Bằng thì sao?
Ông Khuất Huy Bằng: Tại Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội, trong số 1.700 học sinh hiện tại có đến 95% là đối tượng tốt nghiệp THCS (đối tượng 9+). Trường chúng tôi cũng như các trường dạy nghề nói chung đều có xu hướng gắn kết với doanh nghiệp vào quá trình đào tạo, ngoài việc nhà trường đào tạo ra thì còn có doanh nghiệp đặt hàng trực tiếp với nhà trường để đào tạo ra đối tượng học sinh theo nhu cầu nguyện vọng của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định học sinh tốt nghiệp của Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội 100% có việc làm luôn. Và nhà trường trong thông báo tuyển sinh cũng cam kết nếu ra trường các em không tìm được việc làm nhà trường sẽ giới thiệu các em việc làm, nếu không giới thiệu được thì nhà trường sẽ hoàn trả lại kinh phí đào tạo. Như thế để thể hiện rõ quan điểm của nhà trường là các em hoàn toàn có việc làm với mức thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng khi theo học tại Trường.
Các ngành nghề được đào tạo trong Trường đều là ngành nghề “hot” và nhà trường liên kết với hơn 100 các doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau, xã hội lại đang rất thiếu những người thợ kỹ thuật có tay nghề. Các em học sinh có thể yên tâm khi học tại Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội cũng như các trường nghề là cơ hội việc làm rất cao.
Từ trái qua phải: Ông Khuất Huy Bằng, nhà báo Phạm Huyền, ông Đỗ Văn Giang, bà Phạm Thị Lan Phương Nhà báo Phạm Huyền: Theo dõi truyền thông, báo chí cuối năm 2019 đầu 2020, chúng tôi nhận thấy có một số phản ánh về việc triển khai chương trình 9+ vẫn còn những lúng túng, vướng mắc. Vậy thưa ông Giang những “nút thắt” chính nằm ở đâu và hiện chúng ta có chính sách hấp dẫn nào để có thể thúc đẩy mô hình đào tạo này và thu hút học sinh hơn nữa không?
Ông Đỗ Văn Giang: Trước tiên tôi khẳng định lại một lần nữa, việc đào tạo nghề hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS theo mô hình mà chúng ta gọi tắt là Chương trình 9+ tiếp thu kinh nghiệm của mô hình đào tạo kép của Đức, KOSEN của Nhật Bản chắc chắn sẽ là một hướng đi đúng, rất đi vào thực tế của các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
Chẳng hạn như một trường hợp tôi được biết là trường Trung cấp công nghệ Thăng Long dù cũng mới thành lập mấy năm nay và là trường tư thục nhưng đã đào tạo nghề cho đối tượng này gắn với ngoại ngữ và khẳng định đó là một hướng đi tất yếu. Trường đẩy mạnh việc học ngoại ngữ, ví dụ tiếng Đức, Anh, Nhật, Hàn… để các em vừa có thể học tập ở trong nước vừa có thể đi học, làm ở nước ngoài sau này nếu có cơ hội.
Còn “nút thắt” mà bây giờ các bậc phụ huynh quan tâm nhất chính là việc Bộ GD&ĐT phải ra được các văn bản để công nhận, chứng nhận được khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho các đối tượng có nhu cầu học liên thông. Các cơ quan quản lý nhà nước đều phải nghĩ đến việc này và chắc chắn Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TBXH phải khẩn trương xử lý để phụ huynh, học sinh yên tâm. Như tôi cũng đã nói ngay từ đầu là chắc chắn việc này sẽ được thực hiện sớm. Mặt khác, khối lượng kiến thức được quy định phải phù hợp thực tế hơn chứ không phải như trong thông tư 16 cũ từ năm 2010.
Thứ hai, quyền hạn công nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa cần mở rộng đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT là được dạy và công nhận phần này.
Còn về chính sách thì rõ ràng Nhà nước đã rất là quan tâm. Chẳng hạn, đối với Nghị định 86/2015/NĐ-CP*, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TBXH, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng giao điều chỉnh lại về mức hỗ trợ cho đối tượng học sinh này. Rồi những vấn đề khác nữa theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp. Chắc chắn Đảng và nhà nước rất quan tâm và những điều đang còn chưa tới, còn bất cập sẽ được giải quyết.
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm, vững vàng lựa chọn mô hình 9+. Cá nhân tôi mong rằng các cơ quan truyền thông không phải chỉ VietNamNet cũng phải quan tâm và đẩy mạnh tuyên truyền để người học và phụ huynh học sinh yêu giáo dục nghề hơn, đi vào con đường này nhiều hơn. Vì cơ hội rộng mở phía trước là rất lớn.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, xin cảm ơn ba vị khách mời đã chia sẻ các thông tin hữu ích. Thưa quý vị bạn đọc, hy vọng chương trình Tọa đàm hôm nay phần nào đã phần nào giúp các phụ huynh, học sinh hiểu được ưu thế của Chương trình 9+. Chúng tôi cũng hy vọng những nút thắt về mặt chính sách mà các khách mời vừa đề cập tới đây sẽ được các bộ ngành liên quan tham gia tháo gỡ.
VietNamNet thực hiện
* Nghị định 86/2015/NĐ-CP: Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.
Chương trình 9+: "Số lượng người học sẽ tăng lên rất nhiều"
“1-2 năm nữa khi nhìn vào lượng học sinh ra trường đông dần lên, với mức lương từ 8-10 triệu đồng, lại rút ngắn được thời gian học tập, kinh tế ổn định thì chắc chắn số lượng người theo học sẽ tăng lên rất nhiều.”
"> -
4 sinh viên đọat giải gồm Trần Minh Sang, Phan Ngọc Tường Vi, Phạm Đình Hồ Trọng Ân (cùng lớp 17KT2 CLC) và Trần Nguyễn Gia Hân (lớp 18KT2 CLC, Khoa Kiến trúc). Sinh viên Đà Nẵng đoạt Á quân cuộc thi kiến trúc tại Hong KongNhóm sinh viên đoạt Á quân cuộc thi thiết kế tại Hong Kong Đây là cuộc thi quốc tế do UrbanactionsHK và Trường ĐH Kiến trúc, ĐH Chinese University of Hong Kong (top 100 thế giới và top 10 Châu Á) tổ chức nhằm khơi dậy những ý tưởng sáng tạo của sinh viên để cải thiện không gian công cộng tại các quận trung tâm của Hong Kong.
Cuộc thi thu hút 49 đồ án của các nhóm tác giả đến từ 20 quốc gia. Nhóm sinh viên Khoa Kiến trúc - Trường ĐH Bách khoa đã mang đến đồ án thiết kế với ý tưởng “Tầm nhìn - Tuyệt vời - Linh hồn - Hạnh phúc”.
Các sinh viên hướng đến giải pháp không gian, biến đổi lưu thông, thiết kế và tiện nghi, bên cạnh đó tân trang lại các không gian bị lãng quên trở thành khu vườn Lok Hing Lane - một không gian với các công trình kiến trúc “biết kể chuyện”.
Đồ án của nhóm không những cải biến, khắc phục thực trạng thiếu không gian văn hóa công cộng mà còn tăng cường tính cộng đồng. Đồng thời, đồ án đem lại cảm xúc mới mẻ cho cư dân và một không gian công cộng chất lượng cao, sôi động.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp sinh viên của trường đoạt giải thưởng về cuộc thi kiến trúc. Năm 2019, sinh viên của trường đoạt giải nhì cuộc thi kiến trúc quốc tế tại Busan (Hàn Quốc).
Hồ Giáp
Nam sinh Bách khoa và sáng chế cánh tay kỳ diệu giúp người khuyết tật
Có anh họ bị tai nạn lao động mất đi một cánh tay phải, Tài cùng nhóm bạn quyết tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đọc sóng não để điều khiển cánh tay nhân tạo cho người khuyết tật.
"> -
Khai thác đề tài về nông thôn, bộ phim Bão qua làngcủa dạo diễn Trần Quốc Trọng với thời lượng 30 tập phát sóng năm 2014 đã gây một cơn "bão" đối với người xem. Nam chính 'Bão qua làng': Người vợ con đề huề, kẻ một mình cô quạnhBão qua làngxoay quanh cuộc sống của những người dân ở làng Đợi - một làng quê giống như nhiều vùng nông thôn Bắc Bộ khác. Câu chuyện bắt đầu khi trang trại của vợ chồng Lận - Đận đột ngột đứng trước nguy cơ bị thu hồi đất, do dự án mở đường giao thông và công trình phúc lợi để xây dựng nông thôn mới. Vợ chồng Đận lâm vào cảnh hoang mang và lo lắng khi vốn liếng đã đổ hết vào trang trại. Hai người khổ sở tìm cách để cứu lấy tài sản của mình nhưng tiếng nói của họ bị chìm lấp trong cuộc bầu cử trưởng thôn đang sôi sục ở làng.
Bộ phim quy tụ dàn diễn viên nổi tiếng và đầy kinh nghiệm: NSND Công Lý, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Quang Thắng và NSƯT Trần Hạnh, NSƯT Hán Văn Tình - hai nghệ sĩ đã qua đời.
NSND Công Lý đã đem đến cho khán giả một ông nông dân Đận cơ cực, thấp cổ bé họng đầy chua xót. NSND Công Lý được đánh giá là diễn viên không bao giờ bị "chết vai", anh vào vai bi thì lấy hết nước mắt khán giả nhưng diễn vai hài thì khán giả cũng không thể nhịn cười. Sau gần 10 năm với vai Đận trong phim, NSND Công Lý cũng đóng khá nhiều phim truyền hình khác như: Chiều ngang qua phố cũ, Hoa hồng trên ngực trái, Hướng dương ngược nắng... Năm 2020, NSND Công Lý được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội. Hiện tại, nam diễn viên đang phục hồi sức khoẻ sau cú ngã mạnh phải nhập viện điều trị. Công Lý mong mỏi sức khoẻ sớm ổn định để có thể quay lại nghiệp diễn. Trong 'Bão qua làng', NSƯT Quốc Khánh vào vai ông tân trưởng thôn hiền lành, chính trực. Được giới làm phim đánh giá rất có duyên với điện ảnh và truyền hình, nhưng để mời được Quốc Khánh đóng phim rất khó, bởi theo quan điểm của anh đóng phim mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, sau khi đọc xong kịch bản bộ phim này, “bỗng dưng” anh muốn đóng phim trở lại, bởi đây là một bộ phim chính luận nhưng nhẹ nhàng với đủ "hỉ, nộ, ái, ố" của cuộc sống, đặc biệt là bối cảnh đời sống nông thôn mới. Sau bộ phim này, Quốc Khánh gần như không tham gia phim truyền hình. Ánh sáng hào quang của sự nổi tiếng không quá hấp dẫn đối với Quốc Khánh, vì thế mà anh vẫn thường “bị” bạn bè chê cổ hủ, không chịu thay đổi. Danh xưng “ngôi sao” hoặc vị trí này nọ trong nhà hát không phải là đích hướng đến của Quốc Khánh, mà anh chỉ mong muốn có những vai diễn sân khấu phù hợp với hình thức và tâm trạng của mình. Ngay cả khi sân khấu rơi vào cảnh ế ẩm, tối đèn, được nhiều nhà làm phim mời gọi, anh em nghệ sĩ rủ rỉ đi đóng phim thì Quốc Khánh… tưng tửng chối từ. Để xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, có lẽ bển bỉ nhất đối với Quốc Khánh vẫn là vai Ngọc Hoàng trong chương trình Táo Quân. Quốc Khánh năm nay đã bước sang tuổi 60 nhưng vẫn còn độc thân. Anh từng tiết lộ với báo chí, hôn nhân giống như một cái vòng tròn, nhiều lúc anh cho một chân vào rồi lại rút ra, không dám tiến tới. Gia đình cũng giục giã anh nhiều nhưng đành "bó tay". Hiện tại, nam diễn viên sống cuộc sống độc thân vui vẻ, chăm chỉ làm việc. Trên trang cá nhân, nam diễn viên không chia sẻ gì nhiều ngoài những bức hình làm việc vui vẻ với đồng nghiệp. Dù được biết tới nhiều khi diễn hài nhưng Quang Thắng lại cực kỳ hợp với vai phó chủ tịch xã tham lam, bộ tịch trong phim 'Bão qua làng'. Quang Thắng từng chia sẻ, hay xuất hiện trên truyền hình với những vai hài nhưng ở sân khấu anh lại thường xuyên đóng chính kịch. NSƯT Quang Thắng mới chuyển công tác từ Hải Phòng để đầu quân cho Nhà hát Kịch Hà Nội. Nam nghệ sĩ là người chăm chỉ đi diễn. Thời gian dịch Covid-19 vừa qua, không thể thường xuyên về Hải Phòng thăm vợ con được, Quang Thắng bảo lúc đó anh mới thấm thía nỗi cô đơn khi mình đi làm ở Hà Nội, còn gia đình lại ở Hải Phòng. "Tôi đã nuôi một chú chó để hàng ngày bầu bạn, giải tỏa căng thẳng và phần nào vơi đi nỗi nhớ vợ con. Sau giờ làm, tôi học nấu thêm một số món ăn mới để phụ giúp gia đình trong những dịp sum họp. Tôi không nghĩ bếp núc là bổn phận của phụ nữ", Quang Thắng chia sẻ. Quang Thắng hiện sống hạnh phúc bên vợ và 3 con. Nam diễn viên hiện vẫn rất chăm chỉ đi diễn để có thể đủ tiền mua được ngôi nhà ngôi nhà khang trang, rộng rãi đóng vợ con lên Hà Nội. Trích đoạn 'Bão qua làng':
Ngọc AnhNSND Công Lý vẫn phải tập vật lý trị liệu
Người thân cho biết sức khỏe của NSND Công Lý tiến triển tốt. Anh hiện tập vật lý trị liệu với bác sĩ tại nhà riêng.
">