Thể thao

Nhận định, soi kèo Atletico GO vs Athletic Club, 05h00 ngày 8/4: Bắt nạt ‘lính mới’

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-04-12 15:06:37 我要评论(0)

Hư Vân - 07/04/2025 04:30 Brazil aff cupaff cup、、

ậnđịnhsoikèoAtleticoGOvsAthleticClubhngàyBắtnạtlínhmớaff cup   Hư Vân - 07/04/2025 04:30  Brazil

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Grab thông báo thu phụ phí nắng nóng gay gắt từ 6/7. Ảnh: Duy Vũ

Cụ thể, tại Hà Nội và TP.HCM, phụ phí của các chuyến GrabFood, GrabBike, GrabMart sẽ là 5.000 đồng; trong khi mức phí của dịch vụ giao hàng GrabExpress là 3.000 đồng cho mỗi chuyến xe.

Các dịch vụ giao hàng công ty, siêu thị, ứng tiền (thuộc dịch vụ Express) tại Hà Nội và TP.HCM sẽ không áp dụng mức phí nói trên. Bù lại tài xế được thưởng thêm 2.000 đồng cho mỗi đơn hoàn thành.

Tại các địa phương khác như: Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hải Phòng, Cần Thơ, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai thì "phụ phí nắng nóng" áp dụng với hai dịch vụ GrabBike, GrabFood đồng thời là 5.000 đồng.

Lý giải nguyên nhân áp dụng phụ phí, Grab cho biết mong muốn có thể hỗ trợ giảm được thêm phần nào các vất vả khi tài xế thực hiện các đơn hàng.

Việc áp thêm phụ phí khiến cho các khách hàng của Grab phản đối gay gắt và được phản ánh trên các phương tiện truyền thông trong những ngày vừa qua. Theo các khách hàng, bên cạnh giá cước tăng cao do giá xăng tăng trong thời gian qua, việc thu phụ phí theo thời tiết là điều vô lí và Grab hiện đang đẻ ra quá nhiều loại phụ phí như: Phí giờ cao điểm, phí cuốc xe ban đêm và phụ phí nắng nóng... để "bóc lột" khách hàng. 

Ngoài ra, theo thông báo của hãng gọi xe, việc thu phụ phí nắng nóng này là để chia sẻ với các tài xế. Nhưng theo các đối tác tài xế, phụ phí này được cộng thẳng vào giá cước, điều đó có nghĩa là họ không được hưởng cả mà phải ăn chia với Grab theo tỉ lệ chiết khấu 7-3 hiện nay. 

"Grab ngồi máy lạnh nhưng vẫn được nhận phụ phí nắng nóng, trong khi chúng tôi chạy cả ngày ngoài đường vất vả như vậy thật không công bằng", một tài xế Grab tại TP.HCM cho biết. 

Liên quan đến việc thu phụ phí nắng nóng, trả lời trên báo Công Thương, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết: Việc Grab thu phụ phí thời tiết nắng nóng với một số dịch vụ như vậy là không thể chấp nhận được. Bởi theo ông Hùng, thời tiết có lúc mưa, lúc nắng, còn giá dịch vụ được hình thành từ đầu vào theo quy định.

Theo lãnh đạo Hội bảo vệ người tiêu Dùng, hiện nay xăng dầu tăng giá đã đánh trực tiếp vào túi tiền người tiêu dùng, bằng chứng là giá mỗi cuốc xe Grab cũng tăng giá đáng kể. Nay lại thu phụ phí nắng nóng, chẳng khác nào “bóp cổ” người tiêu dùng. Đồng thời, khi áp dụng phụ phí này, doanh nghiệp phải có cái nhìn chia sẻ giữa quyền lợi nhà nước, quyền lợi doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng. Khi Grab thu phụ phí cần phải làm rõ, lái xe được hưởng cả 5.000 đồng đó hay Grab “ngồi mát ăn bát vàng” cùng được hưởng. Nếu như thế thiệt thòi cuối cùng vẫn sẽ là người tiêu dùng.

Duy Vũ - Lê Mỹ

" alt="Grab thu phụ phí nắng nóng: Hãng bị yêu cầu giải trình" width="90" height="59"/>

Grab thu phụ phí nắng nóng: Hãng bị yêu cầu giải trình

 - Sáng 15/6, tổ chức VietAbroader tổ chức họp báo công bố 4 dự án hè năm 2016.

{keywords}
Các khách mời chia sẻ tại buổi họp báo

VietAbroader là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2004 tại New York, Hoa Kỳ và được điều hành bởi các học sinh, sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước. Với sứ mệnh “Truyền lửa cho Tuổi trẻ Việt Nam”, VietAbroader mong muốn tạo cơ hội phát triển cho giới trẻ Việt Nam thông qua ba mảng hoạt động trọng tâm: tài nguyên du học, phát triển kỹ năng tuổi trẻ, và kinh doanh và nghề nghiệp.

Tiếp nối thành công của mùa hè năm trước, VietAbroader sẽ đem 4 dự án trọng điểm trở lại với quy mô lớn hơn và chuyên nghiệp hơn vào mùa hè năm nay. Bốn dự án bao gồm: hội thảo du học 2016, trại hè tân sinh viên YOFO, hội thảo nghề nghiệp và cuộc thi thử thách lãnh đạo iLead Challenge.

Với lần tổ chức thứ 11, hội thảo du học 2016 sẽ được đưa đến 6 tỉnh thành trên cả nước từ ngày 16-24/7. Chương trình hội thảo bao gồm các buổi tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm nộp đơn tuyển sinh, chia sẻ trải nghiệm du học, các hoạt động phân tích hồ sơ, tư vấn trực tiếp và hỏi đáp với các khách mời, triển lãm du học với sự góp mặt của đại diện các trường từ hơn 100 đại học hàng đầu tại Mỹ như Harvard, Stanford, Yale, Duke…

Trong khi đó, trại hè tân sinh viên YOFO là trại hè dành cho các bạn tân sinh viên đại học Mỹ sắp nhập học vào mùa thu cùng năm. Tại trại hè diễn ra từ 27-30/7, các bạn trại sinh sẽ được trải nghiệm các lớp học giả định, chuyên đề thảo luận hay trò chuyện với khách mời. Mô hình trại hè 3 ngày 2 đêm của YOFO còn tạo cơ hội cho trại sinh thiết lập những mối quan hệ lâu dài, xây dựng cộng đồng du học Mỹ khăng khít.

Cuối tháng 7 cũng là thời điểm diễn ra hội thảo nghề nghiệp với sự góp mặt của các diễn giả nổi tiếng ở các ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao. Khác với những năm trước, hội thảo năm nay tập trung hoàn toàn vào thị trường tuyển dụng Việt Nam.

Cuộc thi Thử thách lãnh đạo iLead Challenge là chuỗi chương trình phát triển kỹ năng mềm, kết hợp với cuộc thi gây quỹ cộng đồng dành cho các bạn học sinh, sinh viên từ 16-20 tuổi. Tham gia cuộc thi từ ngày 28/5 đến 30/7, các nhóm dự thi sẽ lên kế hoạch và thực hiện một dự án cộng đồng của riêng mình. VietAbroader sẽ cung cấp những buổi huấn luyện kỹ năng mềm, kỹ năng lãnh đạo và hỗ trợ số vốn có tổng giá trị lên đến 40 triệu đồng cho các nhóm. Các giải thưởng cho nhóm và cá nhân có tổng giá trị lên đến 30 triệu đồng.

Phát biểu tại buổi họp báo, đồng chủ tịch Nguyễn Anh Huy cho rằng: “VietAbroader rất vui mừng khi những nỗ lực dành cho giới trẻ Việt Nam của tổ chức đã được các bạn trẻ đón nhận tích cực trong suốt thời gian qua. Tổ chức chúng tôi tin rằng tuổi trẻ Việt là một nhân tố quan trọng có khả năng tạo nên những thay đổi tích cực và vững bền cho cộng đồng, bắt nguồn từ những thay đổi ở bản thân. Chính vì vậy, VietAbroader luôn khẳng định trách nhiệm của chúng tôi đối với sứ mệnh “Truyền lửa cho Tuổi trẻ Việt Nam” thông qua những dự án đang không ngừng phát triển, với hi vọng phát huy được tiềm lực của thế hệ trẻ nước nhà”.

  • Nguyễn Thảo
" alt="4 hoạt động hè không nên vắng mặt của bạn trẻ săn học bổng Mỹ" width="90" height="59"/>

4 hoạt động hè không nên vắng mặt của bạn trẻ săn học bổng Mỹ

 - Gần đây, trên diễn đàn xuất hiện nhiều bài viết, trong đó có bài viết của một số nhà giáo trăn trở về thực trạng giáo dục hiện nay như dạy thêm - học thêm, nghề giáo không còn cao quý, sự xuống cấp đạo đức của giáo viên và học sinh, sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường đối với giáo dục...

Các bài viết đều thể hiện sự tâm huyết với nghề, sự trăn trở đầy trách nhiệm với thiên chức nhà giáo, sự quan tâm hết lòng vì học sinh thân yêu. 

Tuy nhiên, một số bài viết do cái nhìn xuôi chiều, theo tâm lý số đông, hùa theo dư luận nên đôi khi có sự đánh giá thiếu công bằng, thiên lệch, chưa thỏa đáng với giáo dục hiện nay.

{keywords}
Ảnh minh họa: Đinh Tuấn

Nhà giáo có còn cao quý?

Đề tài nhạy cảm nhất với nhà giáo có lẽ đó là đề tài: Nhà giáo có còn cao quý? Nếu nói nghề giáo không còn cao quý thì rất thiếu khách quan.

Hàng năm cả nước tăng thêm khoảng 22.500 - 23.000 sinh viên ĐH sư phạm và 24.500 - 26.000 sinh viên CĐ sư phạm, đó là chưa kể học viên các trường trung cấp sư phạm.

Chỉ riêng con số này đủ trả lời nghề giáo có còn cao quý hay không, nghề giáo có được thế hệ trẻ lựa chọn hay không.

Chỉ tiếc rằng, đào tạo chưa gắn với nhu cầu thực tế, thiếu dự báo về nhân lực lao động nên đến năm 2020 Việt Nam sẽthừa 70.000 giáo viên, theo dự báo của Bộ gần đây.

Dạy thêm là do nhu cầu của người học?

Về dạy thêm, nhà nước không cấm dạy thêm, chỉ cấm dạy thêm trái phép, sai quy định như dạy thêm không có giấy phép, dạy trước chương trình, dạy học sinh lớp mình đang dạy chính khóa, ép học sinh học thêm, thu tiền cao hơn quy định, phân biệt đối xử đối với học sinh không học thêm...

Có người nói “có cầu mới có cung”, giáo viên dạy thêm là do nhu cầu của học sinh, vì chất lượng học tập của các em nên phải dạy thêm. Vậy thì đừng thu tiền các em. Đằng này lại thu tiền, thu khoảng 200.000 - 500.000 đồng/học sinh/tháng, thậm chí hơn nhiều.

Công bằng mà nói, do chương trình học quá tải, học sinh phải đi học thêm là điều có thật. Học sinh cần học để theo kịp chương trình hoặc để đạt kết quả học tập khá, giỏi. Giáo viên dạy thêm vì thu nhập, điều đó rõ ràng.

Dạy thêm - học thêm, lợi cả đôi đường, thế mà có nhà giáo lên diễn đàn giáo dục than rằng: “Nỗi niềm giáo viên dạy thêm”. Dạy thêm để cải thiện thu nhập chứ có ai bắt buộc phải dạy đâu mà “nỗi niềm”, “tâm tư”? Nỗi niềm là từ phía người học mới đúng. Giáo viên “gài thế” để học sinh học thêm nhưng yêu cầu học sinh viết đơn xin học, phụ huynh ký xác nhận để “hợp thức hóa” rằng học sinh “tự nguyện” học thêm!

Nếu bỏ qua yếu tố tiêu cực này, tất nhiên, đối với học sinh có điều kiện kinh tế gia đình, học thêm là cần thiết, nhiều em học giỏi, đỗ cao trong các kỳ thi là nhờ học thêm. Vậy thì dạy thêm, học thêm không hoàn toàn là tiêu cực.

Không còn nghi ngờ gì nữa, học thêm tạo sự căng thẳng về học tập cho học sinh, đánh mất khả năng tự tin, khả năng tự học, tự nghiên cứu của các em; tạo gánh nặng về học phí đối với phụ huynh.

Tại buổi làm việc với Bộ GD-ĐT mới đây, Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khẳng định, nhất quyết trong năm học tới phải dứt khoát bỏ dạy thêm học thêm. Ông nói: “Tại sao các trường quốc tế thu học phí cao, không dạy thêm học thêm mà phụ huynh người ta vẫn vào. Năm nay thành phố dứt khoát không dạy thêm học thêm, tuyệt đối không mở các lớp dạy thêm tại các trường học. Hội nhập mà còn dạy thêm học thêm, chạy trường chạy lớp thì sao hội nhập được”.

Người thầy tự "hạ giá" bản thân

Có ý kiến cho rằng, “trước đây khi môi trường xã hội ít “nhiễm độc”; trường lớp, học sinh chưa nhiều, hình ảnh người thầy, cô giáo thật đẹp đẽ, cao quý trong tâm trí bao học trò, được cả xã hội quý trọng, hiếm khi thấy có chuyện học sinh vô lễ, xúc phạm, hành hung… giáo viên”.

Vậy có phải môi trường xã hội ngày nay “nhiễm độc” hơn trước?

Và có phải vì “trường lớp, học sinh chưa nhiều” nên “hình ảnh người thầy, cô giáo thật đẹp đẽ, cao quý trong tâm trí bao học trò, được cả xã hội quý trọng”?

Lập luận này e rằng chưa vững, chỉ là phán đoán cảm giác. Xã hội ngày càng văn minh, môi trường xã hội phải ít “nhiễm độc” hơn mới đúng. Trường lớp, học sinh nhiều không phải là nguyên nhân làm cho hình ảnh người thầy bớt cao quý.

Đúng là ngày nay hình ảnh người thầy có biểu hiện kém “thiên” hơn trước, nhưng không phải vì nguyên nhân trên. Nhà trường, mà trước hết là nhà giáo phải chịu trách nhiệm về điều này.

{keywords}
Ảnh minh họa: Đinh Tuấn

 

Một bộ phậngiáo viên thiếu chuẩn mực, mô phạm, thậm chí vi phạm đạo đức nhà giáo đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự người thầy. Sàm sỡ, xâm phạm thân thể, xúc phạm nhân phẩm, thiếu công tâm, vô trách nhiệm trong giáo dục học trò, biến học trò thành nạn nhân của bệnh thành tích trong giáo dục ... chính là sự tự “hạ giá” của người thầy giáo.

Thầy giáo cũng là con người, cũng hỉ - nộ - ái - ố, tham - sân - si như bao người khác. Nhưng do đặc điểm nghề nghiệp nên họ phải biết tiết chế, giữ mình theo “khuôn vàng thước ngọc”. Vì vậy hầu hết nhà giáo đều chuẩn mực, phẩm chất trong sáng, ngày đêm cống hiến thầm lặng cho đời. Tuy nhiên, một số ít giáo viên (tôi không muốn gọi là nhà giáo, vì không xứng đáng) chưa đủ bản lĩnh nghề nghiệp, gây ra những bê bối, làm ảnh hưởng đến danh dự và uy tín nhà giáo - vài “con sâu làm rầu nồi canh”.

Bệnh thành tích là của ngành?

Về “bệnh thành tích”, căn bệnh trầm kha trong giáo dục mà xã hội lên án, “thủ phạm chính” là nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục nhưng bên cạnh đó còn có một thủ phạm khác - đó là phụ huynh và xã hội. Nhiều học sinh phổ thông hư hỏng, lười học, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, lười vận động tư duy, hời hợt trong nhận thức và hành động ... nhưng ít phụ huynh chấp nhận sự thật này, lại muốn con mình được lên lớp, được tốt nghiệp, được khen thưởng ...

Phụ huynh và xã hội lên án gay gắt một kỳ thi thiếu nghiêm túc, nhưng nếu ngành giáo dục “siết chặt”, tỷ lệ tốt nghiệp thấp, phản ánh đúng thực chất thì liệu phụ huynh và xã hội có chấp nhận sự thật đó, hay lại lên án ngành giáo dục?

Vậy khi nào nhà trường, gia đình và xã hội không “nhìn thẳng vào sự thật”, không “đánh giá đúng sự thật”, không “chấp nhận sự thật” - thì bệnh thành tích vẫn còn đó, dù có lên án hay hô hào thay đổi đến mức nào đi nữa.

“Bệnh thành tích”, căn bệnh không có trong y văn nhưng tồn tại trầm kha không chỉ riêng gì ngành giáo dục.

Internet, thông tin đa chiều tác động xấu tới giáo dục?

Có ý kiến võ đoán rằng, “thời buổi công nghệ, internet bùng nổ, thông tin đa chiều đã ảnh hưởng, tác động, nhìn nhận tiêu cực, xấu xí về môi trường giáo dục”.

Sự phản ánh quá mức, thiếu khách quan của báo chí đối với một vài hiện tượng giáo dục là có nhưng không nhiều. Còn “thời buổi công nghệ, internet bùng nổ, thông tin đa chiều” không phải là thủ phạm gây “ảnh hưởng, tác động, nhìn nhận tiêu cực, xấu xí về môi trường giáo dục” như có người nói. Phải cảm ơn internet, thông tin đa chiều đã giúp mọi người thoát khỏi cái “ao làng bằng phẳng” để nhìn ra bên ngoài, biết mình - biết người, thấy cái hay của người mà học, thấy cái xấu của người mà tránh. Công nghệ thông tin “vô tội” trong việc truyền tải thông tin về hình ảnh người thầy giáo.

Một tác giả khác lại nhận định: “Môi trường xã hội ngày trước “trong lành, sạch sẽ, ít tác động xấu đến con trẻ”, môi trường ngày nay “diễn biến phức tạp, cái ác, cái xấu nảy sinh ngày càng nhiều”. Không hẳn vậy đâu. Bao đời nay cái tâm lý ấy vẫn ngự trị trong người chúng ta: xưa tốt hơn nay, quá khứ tốt hơn hiện tại. Vì sao? Vì cái đã qua là cái đã được sàng lọc, mang tính ổn định, còn hiện tại là cái đang tới, chưa được định hình. Người ta tin quá khứ hơn hiện tại vì lẽ đó.

Không phải trước đây xã hội không có tiêu cực, ít cái ác, cái xấu, mà do trước đây người dân thiếu thông tin, không có điều kiện, phương tiện để tiếp cận thông tin. Cái ác, cái xấu chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định ở một cơ quan, đơn vị, địa phương, ban ngành. Bây giờ thì ngược lại, thông tin truyền nhanh như điện. “Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, khi xảy ra hiện tượng xấu xa, tiêu cực, cả thế giới đều biết. Một đám học trò hỗn loạn đánh nhau ngoài đường, lập tức được đưa lên facebook, trở thành chủ đề bàn tán. Người quay clip có thể vô tình nhưng facebook không hề vô tình, đôi khi nó là bằng chứng “tố giác” thủ phạm.

Nhà giáo “mất giá” do mặt trái của nền kinh tế thị trường?

Có người nói, nguyên nhân nhà giáo ngày càng “mất giá” và bớt “thiêng” - tiêu cực trong giáo dục xuất hiện nhiều là do mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Nói như thế là cảm tính. Khoan bàn chuyện nền kinh tế nước ta hiện nay đã là kinh tế thị trường hay chưa, chỉ muốn nói rằng, đừng đổ lỗi cho kinh tế thị trường. Những tiêu cực trong xã hội ngày nay nói chung đều có nguyên nhân sâu xa từ sự “đứt gãy văn hóa”, “lệch pha” giữa văn minh và văn hóa.

Do điều kiện lịch sử - xã hội, văn hóa truyền thống của chúng ta chưa theo kịp đà phát triển của nền văn minh nhân loại, vì vậy nó sinh ra nhiều hệ lụy. Đà phát triển văn minh của nhân loại có xu hướng giảm nhẹ hình phạt, bỏ dùng cực hình, công nhận “quyền được im lặng” của bị can trong quá trình điều tra, thay tử hình bắn bằng tử hình tiêm hóa chất, thậm chí bỏ tử hình, bảo vệ tối đa quyền con người, trong đó đặc biệt coi trọng quyền trẻ em.

Điều đó rất nhân văn, là xu thế phát triển của nền văn minh nhân loại. Liên hệ điều này ta thấy, việc không đặt nặng kỷ luật học trò, đó là xu hướng đúng, cần được ủng hộ. Kỷ luật chỉ mang tính răn đe, chứ không khắc phục được nguyên nhân đạo đức học sinh sa sút.

Giáo dục con người phải từ gốc, uốn nắn từ tấm bé, tạo thành hành vi và thói quen, hình thành nhân cách. Nhân cách được xã hội điều chỉnh, thử thách trong môi trường cuộc sống, theo thói quen mà trở thành bản chất.

  • Xuân Chiến

XEM THÊM:

>> Dạy thêm, học thêm: Những con số "biết nói"" alt="Những ngộ nhận về thực trạng giáo dục" width="90" height="59"/>

Những ngộ nhận về thực trạng giáo dục