Theo số liệu của Google,Temasek, nền kinh tế Internet Việt Nam đạt trị giá 21 tỷ USD vào năm 2021 và đóng góp hơn 5% GDP cả nước. Các nghiên cứu cho thấy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam cao gấp 7 lần so với 2015 và dự kiến đạt hơn 57 tỷ USD vào 2025, đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. “Việt Nam đang đứng trước cơ hội thúc đẩy nền kinh tế Internet nhất là các nền tảng chuyển đổi số”, ông Khoa nói.
Chủ tịch VINASA chia sẻ, tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực dự báo khoảng 20%. Mục tiêu của Chính phủ là kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025, trong đó tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực phải đạt tối thiểu 10%. Đến năm 2030, con số tương ứng là 30% GDP và tỷ trọng trong từng lĩnh vực là 20%. “Đây là mục tiêu thách thức nhất là với những ngành truyền thống và cần sự quyết tâm vào cuộc của tất cả mọi đối tượng”.
Tại phiên khai mạc, các chuyên gia quốc tế đánh giá cao cơ hội của Việt Nam trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Theo ông David Wong Chủ tịch ASOCIO, Châu Á chiếm 60% người dùng Internet toàn cầu và thương mại điện tử khu vực đã tăng gần gấp đôi. Chuyển đổi số đã thay đổi khu vực Châu Á và tạo ra hàng loạt các thế hệ mới. "Việt Nam cũng đang trong vị thế chưa từng có để đón nhận được các cơ hội tuyệt vời khi có thế hệ mới tài năng cũng như khát khao để hội nhập với thế giới", ông David Wong đánh giá.
Đánh giá cao thời cơ của Việt Nam, nhưng ông Chaicharearn Atibaedya Advisory (từ tổ chức ACIOA) cũng cho rằng, chuyển đổi số không chỉ là công nghệ mà còn ở sự quyết tâm và con người phải là trọng tâm của các hoạt động để hướng tới sự phồn vinh trong tương lai.
Vị này cho hay, các doanh nghiệp tư nhân làm sao để có thể tối ưu hóa các hoạt động kinh doanh, tạo ra các sản phẩm mới và có các cơ hội mới. Điều này cần vai trò dẫn dắt của các Chính phủ cùng các tổ chức như VINASA. “Các doanh nghiệp cũng cần hướng tới tư duy mới, nếu có kế hoạch thì phải bắt đầu ngay thay vì chờ đợi”, ông này nói.
Doanh nghiệp Việt sẽ tạo ra các nền tảng của Việt Nam
Chủ tịch VINASA Nguyễn Văn Khoa chia sẻ, chuyển đổi số đã tạo ra tài nguyên mới là dữ liệu. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức bởi làm sao để khai thác, liên thông dữ liệu, để dữ liệu không bị cát cứ để mở ra cơ hội phát triển cho Việt Nam.
Để phát triển kinh tế số cần sự hợp lực của cả hệ thống chính trị nhưng cũng cần sự chung tay của các doanh nghiệp CNTT. "Chúng ta sẽ nỗ lực để phát triển các nền tảng, giải pháp có chất lượng cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển đổi số", ông Khoa nói.
Theo đó, các doanh nghiệp CNTT tiếp tục đẩy mạnh đầu tư và nghiên cứu các công nghệ mà chuyển đổi số sẽ áp dụng như AI, machine learning, Metaverse…Bởi chỉ có đầu tư chất xám thì mới có các sản phẩm công nghệ của người Việt Nam, dành cho doanh nghiệp Việt Nam, thay vì tiếp cận với công nghệ của nước ngoài.
Ngoài ra, ông Khoa cũng cho rằng, các doanh nghiệp CNTT cần tập trung nguồn lực để phát triển nhân lực chuyển đổi số cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên cả nước.
Tập trung phát triển các nền tảng số Make in Vietnam
Trong khuôn khổ diễn đàn, ông Nguyễn Trọng Đường, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ TT&TT) đã giới thiệu chi tiết về Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Trọng Đường, phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa các hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số. Môi trường số là môi trường mang tính toàn cầu. Do vậy, Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tham khảo quốc tế một cách có chọn lọc, kết hợp với thực tiễn Việt Nam để xác định tường minh khái niệm về kinh tế số và xã hội số.
Điểm cốt lõi, độc đáo và khác biệt của Việt Nam trong phát triển kinh tế số và xã hội số là đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp lên môi trường số bằng các nền tảng số Việt Nam. Đây là tinh thần xuyên suốt của Chiến lược. Chiến lược đã nêu tên 54 nền tảng số cụ thể. Trong đó, năm 2022 này xác định 35 nền tảng số ưu tiên triển khai trước. Điểm đột phá là phổ cập thật nhanh các nền tảng số quốc gia phục vụ nhu cầu riêng, nhu cầu đặc thù của người dân Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam.
"Với vai trò chủ trì triển khai chiến lược và dẫn dắt chuyển đổi số, Bộ TT&TT mong muốn nhận được sự hợp tác của bộ, ngành, địa phương, xây dựng chương trình hành động triển khai phát triển kinh tế số, xã hội số trong ngành, lĩnh vực mình. Đặc biệt là sự vào cuộc của cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ, phát triển các nền tảng số xuất sắc để triển khai và đạt các mục tiêu mà chiến lược đề ra", ông Đường nói.
Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam Châu Á 2022 diễn ra trong 2 ngày 24 – 25/5 với 5 hoạt động, 22 phiên hội thảo, dự kiến thu hút 3.000 đại biểu khách mời tham dự trực tiếp và trên 10.000 đại biểu theo dõi trực tuyến. Chương trình sẽ có những hội thảo chuyên sâu giới thiệu kinh nghiệm, giải pháp chuyển đổi số từ các quốc gia tiên tiến. Đồng thời, thúc đẩy kết nối hợp tác phát triển giữa các doanh nghiệp công nghệ số trong nước và quốc tế. " alt=""/>Diễn đàn cao cấp chuyển đổi số Việt Nam Châu Á 2022 chính thức khai mạcCách đây hơn một tháng, danh mục đầu tư của anh H. có khoảng 30% dành cho Bitcoin, một phần tương tự cho đồng GMT đang nổi, phần còn lại cho một số dự án tiềm năng như Near, Solana.
Khi GMT cán mốc 2,8 USD, nhà đầu tư này nhanh chóng chốt lời, bán hơn 3/4 khoản đầu tư. “Tôi vẫn tiếc hùi hụi vì vài ngày sau đó GMT nhảy lên 3,5 USD, có thời điểm lên 4 USD”, anh H. nói.
Dù thiên về đầu tư dài hạn, song nhà đầu tư này không thoát khỏi tâm lý FOMO (Fear of Missing Out - Sợ bỏ lỡ) khi nhảy vào mua Dogecoin ở thời điểm tỷ phú Elon Musk chốt mua Twitter. Kỳ vọng Doge có thể lên 0,16 USD song đồng coin được ông chủ Tesla ủng hộ sau đó tụt dốc không phanh cùng thị trường chung.
Ở thời điểm hiện tại, Doge chỉ bằng một nửa giá kỳ vọng, GMT mất 1/3 giá, Solana cũng bị chia đôi, nhưng tài khoản anh H. vẫn được níu lại bởi phân nửa đã đầu tư vào Bitcoin.
Bởi trước đó, khoản lãi từ GMT được anh H. bỏ hết vào Bitcoin ở thời điểm đồng coin phổ biến nhất thế giới ở mốc 29.000 USD. Tính đến sáng nay, Bitcoin tăng nhẹ lên mốc 30.312 USD, tài khoản anh H. “xanh” lên được một chút.
Tương tự, chị U. (Quận 1, TP.HCM) dành hơn nửa tiền đầu tư cho Bitcoin, 25% cho Ethereum, số còn lại dùng để “lướt sóng”. Khi thị trường vào kỳ ngủ đông như hiện tại, hầu hết khoản lướt sóng và cả ETH của chị U. đều bị chia đôi hoặc chia ba song riêng khoản rót vào BTC vẫn chưa bị ảnh hưởng tới mức phải lo lắng.
Trên thực tế, các khoản lỗ hiện tại của chị U. chỉ mới ảnh hưởng khoảng vài phần trăm số vốn ban đầu bỏ ra. Khoản tiền bị mất khi thị trường đi xuống chủ yếu nằm ở tiền lời chị đã có được thời gian trước.
Đến trưa nay 30/5, Bitcoin và các đồng tiền số tăng nhẹ so với 24 giờ trước. Vượt qua mốc 30.000 USD, BTC đang tăng 4,77% so với hôm qua, các đồng phổ biến như Ethereum, BNB, Solana, ADA, Dogecoin, Near, GMT. Trong đó, duy nhất BTC tăng 0,44% so với 7 ngày trước - một chỉ dấu phục hồi, các đồng còn lại vẫn âm. Trong các đồng tăng mạnh trong 24 giờ qua, GMT tích cực nhất - đạt 32,15%.
Hải Đăng
Bitcoin rơi khỏi mốc 29.000 USD dù chỉ trong thời gian ngắn nhưng cũng kịp tạo sóng trên thị trường và ảnh hưởng tâm lý nhà đầu tư nhỏ.
" alt=""/>Bitcoin cứu nhà đầu tư dài hạnĐể nhảy tốt một điệu nhảy, bạn cần một mức độ kiên trì và siêng năng tương tự việc điều hành, quản lý và phát triển một doanh nghiệp thành công. Chủ tịch kiêm CEO Nhà xuất bản TrueLine Hajmil Carr từng chia sẻ: “Tôi thích trượt tuyết và mê mẩn điệu nhảy salsa. Những sở thích của tôi là một phần không thể thiếu giúp tôi làm việc hiệu quả”.
“Khiêu vũ là một sở thích giúp tôi trở thành người quản lý tốt hơn. Nó mang lại cho tôi một ngoại hình tuyệt vời, giúp tôi có nhiều năng lượng hơn trong suốt cả tuần. Đó cũng là một hoạt động vui vẻ giúp tôi giảm bớt căng thẳng để có thể suy nghĩ chín chắn hơn trong tuần tới” – CEO của UsersThink cho hay.
2. Yoga
![]() |
Yoga mang lại sự thư giãn, sự tươi sáng và tích cực. Đây là môn thể thao hoàn hảo nếu bạn đang làm việc với những thứ liên quan tới hàng triệu đô la. Andrew Reich – nhà sáng lập, giám đốc điều hành của Dịch vụ sản xuất InTouch chia sẻ: “Yoga giúp tôi đưa ra những chỉ đạo và hỗ trợ cho nhân viên mà vẫn không gây áp lực cho họ vì những soi xét và những thứ tiêu cực mà một số người quản lý thường vấp phải. Yoga cũng mang lại năng lượng mà tôi cần để hoàn thành công việc của một ngày và tạo động lực cho nhân viên”.
3. Đọc
![]() |
Đọc luôn luôn là một cách tuyệt vời để kiểm soát những căng thẳng. Nó cũng giúp mở rộng vốn từ và cải thiện chức năng nhận thức. Spencer X. Smith – phó chủ tịch phụ trách bán hàng của Công ty tư vấn Spencer X. Smith , giảng viên môn Kế hoạch kinh doanh và môn Marketing Internet ở ĐH Wisconsin chia sẻ về sở thích đọc sách của ông: “Tùy thuộc vào việc kinh doanh lúc đó của tôi, những cuốn sách tốt nhất trở thành thứ mà tôi cần. Khi thảo luận về những chủ đề đó, tôi cũng đưa ra một nguồn bên ngoài (ví dụ như từ một cuốn sách) để cuộc thảo luận có tính hợp tác hơn, chứ không phải như một chỉ thị”.
4. Tập thể thao
![]() |
Nghe có vẻ kỳ lạ khi tập thể thao rõ ràng là chỉ mang lại một cơ thể khỏe mạnh. Nhưng không, tập thể thao có thể làm bạn trở thành một quản lý tốt hơn. Lãnh đạo một doanh nghiệp đòi hỏi cả thể chất khỏe mạnh và tinh thần sáng suốt. Monica Eaton-Cardone – quản lý cấp cao của Chargebacks911 thường xuyên thay đổi bài tập của mình để phù hợp với nhu cầu hiện tại của bà.
“Tập thể dục là niềm đam mê của tôi. Tôi không miễn cưỡng tập luyện để cải thiện sức khỏe hay giảm cân. Tôi không xem tập thể dục là hệ quả của việc ăn uống. Quan trọng nhất là tôi cảm thấy đầu óc cởi mở và tươi sáng khi bước chân vào văn phòng. Nếu không có những bài tập để xả hết những phiền muộn trong đầu, thì tôi không thể tương tác vui vẻ với nhân viên của mình”.
5. Đi du lịch
![]() |
Đi du lịch giúp tạo tinh thần phiêu lưu và tò mò trong công việc. TJ Sassini – CEO của ZOZI.com là một người rất thích đi du lịch. Ông đã đặt chân tới hơn 30 quốc gia và vừa hoàn thành chuyến đạp xe một mình không hề có trợ giúp từ Bồ Đào Nha tới Ý, băng qua dãy núi Pyrenees.
Việc một doanh nghiệp đưa ra những quan điểm mới và không ngại ra khỏi vùng an toàn của mình là rất quan trọng. Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Acceleration Partners – ông Robert Glazer chia sẻ: “Du lịch là một sở thích đưa tôi ra khỏi văn phòng, cho tôi thời gian suy nghĩ về những bức tranh lớn và mang về những ý tưởng mới. Ngoài mục đích nghỉ ngơi, tôi cũng chủ động tìm kiếm nhiều cách để hòa đồng với nhóm của tôi thông qua du lịch”.
6. Làm vườn
![]() |
Trong số những trải nghiệm làm vườn của Christopher Peck – giám đốc điều hành của Natural Investments, có cả những thành công và thất bại. Và việc điều hành một doanh nghiệp cũng có những thách thức tương tự.
“Thời gian tôi dành cho đất cát, cây trồng trong sân nhà mang lại nhiều lợi ích cho công việc của tôi. Những giờ làm vườn làm tươi mới cơ thể và tinh thần tôi. Nó cũng là thời gian rời xa công việc để tầm nhìn sáng suốt và cởi mở hơn”.
7. Viết blog
![]() |
Viết blog thường xuyên về những trải nghiệm của mình với tư cách một chủ doanh nghiệp, Matt Rissell – CEO của TSheets – không chỉ giúp đỡ và truyền cảm hứng cho lãnh đạo các doanh nghiệp nhỏ hơn, mà nó còn giúp ông gợi nhớ về những thách thức mà ông phải đối mặt trong quá trình xây dựng một công ty công nghệ thành công bên ngoài Thung lũng Silicon.
8. Chơi cờ
![]() |
Sở thích chơi cờ giúp nhà sáng lập ilos Sean Higgins đánh giá đúng những mất mát. Mỗi lần ông thua cuộc, ông đều học được điều gì đó.
“Bạn học rất nhanh mỗi lần sai lầm. Nhờ bài học này mà nhóm của tôi không e ngại sai lầm khi làm việc với tôi. Chúng tôi có thể cùng nhau đối mặt với những mất mát, học được những bài học và trở nên mạnh mẽ hơn trong những bước ngoặt tiếp theo”.
Xem thêm:
7 chi tiết nhỏ tiết lộ tính cách một người" alt=""/>8 sở thích giúp bạn trở thành sếp giỏi