"Đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội", đại biểu Hoa nói.
Phân tích sâu hơn về thực trạng này, bà Hoa chỉ ra bốn nguyên nhân chính. Thứ nhất, bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí, xem đây là "hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa nguy hiểm cho xã hội".
Thứ hai, một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả, nhưng trên thực tế còn có lãng phí về cơ hội và thời gian. Dẫn các nghiên cứu, đại biểu Hoa nhận định lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người và "trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại".
Bà nói thủ tục hành chính rườm rà, làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp. Bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy trong công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương và đất nước.
Đây cũng là dịp để lan toả, quảng bá bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc có dưới 10.000 người tới bạn bè trong nước và quốc tế; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ban, bộ, ngành và mọi tầng lớp nhân dân trong công tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo Nghị quyết số 33-NQ/TW, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 đã đề ra.
Theo đó, ngày hội có sự tham gia của đoàn nghệ nhân, diễn viên thuộc 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người trong cả nước, bao gồm: Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Cống, Bố Y, Cơ Lao, Mảng, Lô Lô, Chứt, Lự, Pà Thẻn và Ngái. Các đoàn này thuộc 13 tỉnh: Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Kon Tum. Ngoài ra, Ngày hội còn có sự góp mặt của đoàn nghệ thuật tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các doanh nghiệp lữ hành của nước bạn Lào.
Ông Tống Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Lai Châu cho biết, trong khuôn khổ ngày hội sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch hấp dẫn như: trình diễn giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống các dân tộc; Liên hoan văn nghệ quần chúng và trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc...
Cùng với đó, BTC cũng gặp mặt, động viên các nghệ nhân tiêu biểu, người có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn và trao truyền văn hóa truyền thống các dân tộc. Riêng tỉnh đăng cai là Lai Châu sẽ có đoàn nghệ nhân, diễn viên thuộc 4 dân tộc tham gia gồm Cống, Mảng, Si La và Lự.
Lễ khai mạc sẽ diễn ra ngày 26/10, được tường thuật trực tiếp trên kênh VTV2, VTV5 và tiếp sóng trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh tham gia Ngày hội; truyền thanh trực tiếp trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV4).
Trước đó, các đại biểu dự lễ dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ cùng với đồng bào các dân tộc Lai Châu.
Từng bước phát triển công nghiệp văn hóa từ lễ hội áo dàiĐạo diễn Đặng Lê Minh Trí kỳ vọng sẽ phát triển được ngành công nghiệp văn hoá từ những lễ hội áo dài." alt=""/>Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 1 vạn người