Thế giới

Soi kèo phạt góc Alaves vs Real Madrid, 21h15 ngày 13/4

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-04-15 22:54:40 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 13/04/2025 08:46 Kèo phạt truc tieptruc tiep、、

èophạtgócAlavesvsRealMadridhngàtruc tiep   Nguyễn Quang Hải - 13/04/2025 08:46  Kèo phạt góc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Từ giữa tháng Chạp, Mai bắt đầu suốt ngày nài nỉ chồng: “Hay mình đi du lịch vào dịp tết, coi như đi nghỉ bù tuần trăng mật đi anh”.

Nói ngược nói xuôi, từ nài nỉ đến dỗi hờn chồng Mai đều không đồng ý: “Đây là năm đầu tiên em ăn tết nhà chồng, phải về quê chứ em?”.

Mai sinh ra và lớn lên ở thành phố còn chồng Mai xuất thân từ một miền quê nghèo tỉnh lẻ. Hai người vừa cưới nhau hồi tháng Mười, đúng vào dịp gần cuối năm, công việc nhiều nên chưa thu xếp được thời gian để đi nghỉ tuần trăng mật. Chồng Mai nói, anh sẽ đưa cô đi nghỉ bù, nhưng vào dịp tết thì nhất định là phải về nhà.

Thực ra Mai không thiết tha chuyện đi du lịch, chỉ là cô có chút e ngại khi phải về quê chồng vào dịp tết, dù là tết đầu tiên. 

Mai là con một, từ nhỏ đã được bố mẹ nuông chiều, chỉ biết ăn, biết học và chơi. Cô chưa từng phải lo lắng chuyện bạc tiền, cũng không giỏi việc tề gia nội trợ. Mẹ Mai thường bảo “làm thân con gái chỉ sướng khi ở với mẹ cha”, vậy nên bà không cho Mai đụng tay làm việc gì.

Hôm cưới ở quê, Mai đã rất khó khăn khi phải nhớ tên nhớ mặt từng người. Trời ạ, họ hàng anh em gì mà đông, gặp ai cũng giới thiệu anh em, gặp ai cũng họ hàng thân thích. Mà người ở quê thì hay trách móc, họ câu nệ lễ nghĩa chứ không phóng khoáng như người thành phố. Quên một câu chào, nói một câu sai cũng bị bắt bẻ, đặc biệt là dâu mới.

Thứ nữa, Mai sợ mẹ chồng. Mẹ chồng cô qua lời kể của chồng là người phụ nữ yêu chồng thương con, đảm đang nhưng cũng nghiêm khắc vô cùng. Nhìn chồng cô cũng đủ biết anh đã được bà nuôi dạy vô cùng tử tế. Chính vì thế nên Mai càng sợ khi thấy mình quá khờ dại và vụng về.

Từ nhỏ đến lớn, mỗi khi tết đến xuân về là Mai lại chuẩn bị váy áo đi chơi, đi du xuân. Giờ đây phải đón tết ở một gia đình mới với vai trò nàng dâu khiến Mai có chút lo lắng và sợ hãi dù chồng cô hết lời động viên và giải tỏa tâm lý cho cô suốt những ngày qua.

Cuối cùng thì tết cũng về. Ngày hai vợ chồng lên đường về quê, mẹ cô dặn dò nhiều thứ. Mai có cảm giác như mẹ còn lo lắng hơn cả mình. Có lẽ mẹ Mai cũng xót cô con gái bà cưng như hoa như trứng năm đầu tiên làm dâu chắc sẽ nhiều khó khăn vất vả. Mẹ khóc và Mai cũng khóc.

Vừa về tới nhà, Mai đã được bố mẹ chồng đón bằng những lời hỏi han và một mâm cơm nóng hổi. Em gái chồng chạy ra kéo hộ va ly, còn mẹ chồng thì giục “hai đứa rửa mặt mũi chân tay mà vào ăn cơm kẻo đói”. Đây là lần thứ ba Mai về đây. Lần đầu tiên là lần về ra mắt, lần hai là ngày cưới, và lần này là về đón cái tết đầu tiên. Cảm giác xa lạ không còn nhưng cũng không quá thân thuộc.

Tết ở quê đúng là bận rộn chứ không nhẹ nhàng như ở phố. Ở phố, tết đến chỉ cần một ngày ra chợ, ra siêu thị là khuân cả cái tết về nhà, đủ hoa, đủ lễ, đủ giò chả, bánh chưng, kẹo mứt. Còn ở quê, cận tết vẫn là đi chợ từ sáng sớm để chọn những nguyên liệu ngon, là thịt, là đậu xanh để gói bánh gói giò.

Lần đầu tiên Mai biết bánh chưng gói bằng lá dong còn giò thì gói bằng lá chuối. Lần đầu tiên Mai trực tiếp được nhìn thấy quá trình một cái bánh chưng ra đời. Chồng Mai dạy vợ ngồi cắt lá dong để anh gói bánh.

Thi thoảng anh liếc nhìn vợ và bật cười vì vẻ cẩn thận đến chậm chạp của cô. Thỉnh thoảng nhà lại có khách, là các ông bà hàng xóm sang chơi hoặc hỏi mượn cái này cái nọ. Luôn tiện họ buông lời trêu chọc nàng dâu mới, lời lẽ suồng sã như đã quen biết từ lâu. Mai không biết nói gì, chỉ cười.

Bánh gói xong, mẹ chồng bỏ vào chiếc nồi nước lã thật to ngâm đến tối rồi bắt đầu đặt lên bếp củi. Đó là một buổi tối đầy ấm áp vui vầy khi mọi người ngồi bên nhau, bố chồng Mai kể về những ngày xa xưa thiếu thốn, mẹ chồng nhắc lại chuyện có tết chồng Mai cháy hết tóc vì vừa canh bếp lửa vừa lúi húi nướng hành. Cô em chồng ngồi cạnh chị dâu, thi thoảng lại vuốt vuốt mái tóc xoăn của chị rồi cười hóm hỉnh.

Mai từng nghĩ, lần đầu tiên ăn tết xa nhà chắc sẽ buồn và nhớ mẹ cha lắm. Nhưng sự bận rộn ấm áp ở gia đình chồng đem lại cho cô cảm xúc thật khó tả. Tối ba mươi, mẹ chồng bắt đầu nhào bột để làm bánh trôi. Bà bảo con dâu băm thịt băm hành để cuốn nem, không quên sai chồng cô làm thịt gà để cúng giao thừa.

Trong lúc ngồi cuốn nem, Mai nhớ đến những đêm giao thừa trước đây, năm nào Mai cũng cùng nhóm bạn thân đi xem bắn pháo hoa ở trung tâm thành phố, rồi đến chùa hái lộc, chơi đến tận sáng hôm sau mới về nhà. Về nhà rồi bạn gọi điện í ới lại đi, mấy ngày tết cứ vèo vèo trôi qua không giữ nổi.

Vậy mà năm này Mai đang ngồi ở một nơi xa, một gia đình mới, cẩn thận cuốn từng chiếc nem, tập làm vợ hiền dâu đảm. Mẹ chồng Mai sợ con dâu nhớ nhà, bà ngồi cùng rồi kể chuyện hồi bà đi làm dâu với một câu an ủi:

“Ngày xưa mẹ đi làm dâu khổ lắm, vậy nên mẹ hiểu tâm lý của các con bây giờ. Con cứ coi nhà chồng là nhà mình, bố mẹ chồng như bố mẹ mình. Cái gì không biết thì hỏi, không làm được thì thôi, không phải cố. Nhà mình cũng neo người, nhà bên thông gia cũng neo người. Các con ăn tết ở đây, qua mồng hai thì lên ăn tết với bố mẹ con. Nhà có mỗi cô con gái, chắc ông bà cũng nhớ lắm”.

Đó là lần đầu tiên Mai ngồi gần mẹ chồng đến thế, gần đến nỗi có thể nhìn thấy rõ những sợi tóc trắng lấp ló trong búi tóc đen ở trên đầu, nghe rõ nhịp thở của bà và cảm nhận rõ cả những yêu thương từ trong đó.

Đồng hồ đánh chuông báo giao thừa đã điểm, chồng Mai bê mâm cỗ đặt lên ban thờ. Bố chồng Mai đã đứng sẵn ở đó, với nén nhang trên tay thì thầm khấn vái. Tiếng nhạc chào mừng năm mới với ca khúc “Happy new year” quen thuộc từ nhà bên vọng sang.

Mùi hương trầm thơm dịu lan tỏa cả không gian gợi cảm giác vô cùng ấm cúng. Ngay sau đó là màn cụng bia chúc mừng năm mới của cả nhà. Bố chồng cô thường ngày kiệm lời nhưng nay niềm vui như hiện rõ trên khuôn mặt gầy của ông: “Nào, cả nhà mình cùng nhau chúc mừng năm mới, chúc mừng nhà mình có thêm thành viên mới”. Lúc đó, Mai cảm giác bia có vị ngọt chứ không đắng như nó vốn có.

Nơi góc sân, những chiếc đèn màu nhấp nháy trên cành đào khiến không gian thêm chộn rộn. Mai và chồng ngồi ở hiên nhà, cảm nhận không khí lạnh lúc trời đất giao hòa. Rồi anh hỏi “Em có nhớ nhà không?”. Mai tựa đầu lên vai anh, tay siết chặt tay:“Đây cũng là nhà của em mà”.

Chính Mai cũng không nghĩ tết đầu tiên ở nhà chồng lại nhẹ nhàng đến thế. Rõ ràng đón tết ở quê rất vui, rất ấm áp, đúng nghĩa là tết sum vầy, tết đoàn viên.

Chắc anh nghĩ Mai cố giấu nỗi buồn liền vội vẽ kế hoạch cho tết năm sau: “Năm sau vợ chồng mình sẽ đón giao thừa ở nhà ngoại rồi sau đó về nội ăn tết nhé”. Mai lắc đầu: “Không được, mình quanh năm ở thành phố rồi, em cũng được ở gần bố mẹ mình nhiều rồi. Cả năm được làm con gái, tết đến phải làm con dâu chứ. Vả lại về quê ấm áp vui vẻ như này, không về tiếc lắm”. Mai cảm nhận rõ nhịp tim của chồng mình đang hân hoan nhảy múa khi anh vòng tay kéo sát Mai vào gần mình. Lời anh thì thầm, rất nhỏ: “Em biết không, em chính là mùa xuân của anh”.

Theo Dân trí

" alt="Lần đầu đón tết quê của nàng dâu phố" width="90" height="59"/>

Lần đầu đón tết quê của nàng dâu phố

Nhạc kịch có Nguyệt Hằng, Ánh Tuyết tham gia được dàn dựng trong 2 năm - 1

Nhạc kịch "Zorba - Chú mèo thám tử" quy tụ 50 diễn viên, dàn dựng trong 2 năm (Ảnh: Nhà hát Tuổi trẻ).

NSƯT Sĩ Tiến - Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ - cho biết, nhạc kịch Zorba - Chú mèo thám tửđược đầu tư lớn về nguồn lực. Dự án quy tụ hơn 50 nghệ sĩ biểu diễn, nhà sáng tạo, chuyên gia kỹ thuật sân khấu... và làm việc ròng rã trong 2 năm.

"Nhạc kịch là phân khúc nghệ thuật khó, đòi hỏi nghệ sĩ biểu diễn phải có các kỹ năng như nhảy múa, hát, diễn kịch... Tuy nhiên ở Việt Nam, những diễn viên có thể hội tụ đủ các kỹ năng này và ứng dụng thành thạo trên sân khấu không nhiều.

Vì thế, việc lựa chọn diễn viên đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật nhạc kịch thực sự là một thách thức với đạo diễn và đội ngũ sáng tạo. Nhưng các diễn viên, ca sĩ của Nhà hát Tuổi Trẻ đã rất nỗ lực.

Họ làm việc liên tục từ 8 - 12 giờ mỗi ngày, với lịch trình dày đặc bao gồm các buổi tập luyện vũ đạo, luyện thanh và phối hợp đội hình", NSƯT Sĩ Tiến cho biết.

Ông Um Dongyoul - Giám đốc nhà hát SangsangMaru, đồng thời là tác giả kịch bản văn học của Zorba - Chú mèo thám tử  - chia sẻ, vở kịch được dàn dựng tại Hàn Quốc vào năm 2014 và lần đầu tiên ra mắt tại Nhà hát Quốc gia Hàn Quốc vào năm 2015.

Câu chuyện của nhạc kịch được lấy cảm hứng từ thời kỳ trung cổ, khi bệnh dịch hạch hoành hành khắp nơi, loài mèo bị thảm sát.

"Tôi bắt đầu phát triển tác phẩm với ý tưởng những chú mèo sống sót sau cuộc thảm sát đã xây dựng một vương quốc mèo bí mật mà con người không biết đến. 

Thông qua vở diễn, ê-kíp muốn truyền thông điệp về sức mạnh của lòng can đảm và trí tuệ sẽ giúp mọi người vượt qua những định kiến sai lầm và nỗi sợ hãi vô căn cứ, sự đoàn kết và niềm tin vào những điều tốt đẹp, ngay cả khi đối mặt với nhiều thử thách", ông Um Dongyoul bộc bạch.

Đạo diễn nhạc kịch Lee Jong Seok cho biết, vở diễn được giữ nguyên so với bản gốc trình diễn tại Hàn Quốc. Để tạo nên thành công của một vở nhạc kịch thực thụ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các yếu tố như: Âm nhạc, diễn xuất, vũ đạo và thanh nhạc… cùng các phương tiện hỗ trợ và hiệu ứng thị giác ấn tượng nhằm tối đa hóa trải nghiệm của khán giả.

Chính vì thế, việc lựa chọn diễn viên đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của nghệ thuật nhạc kịch thực sự là một thách thức đối với đạo diễn và đội ngũ sáng tạo.

"Sự phát triển của nhạc kịch ở Việt Nam hiện tại rất giống với Hàn Quốc cách đây 20 năm. Hiện tại, Hàn Quốc chính thức trở thành một trong bốn thị trường nhạc kịch lớn nhất trên thế giới.

Nhạc kịch chiếm hơn 70% tổng doanh thu của ngành công nghiệp biểu diễn tại Hàn Quốc. Đó hoàn toàn có thể là tương lai của nhạc kịch Việt Nam trong 20 năm nữa", Ông Um Dongyoul nói về tương lai của nhạc kịch ở Việt Nam.

Trong khi đó, đạo diễn âm nhạc Rhim Seyoung chia sẻ, phần âm nhạc của Zorba - Chú mèo thám tử được sáng tác, thu âm và xử lý hậu kỳ tại Hàn Quốc, các ca khúc được chuyển ngữ và phổ lời Việt với sự tỉ mỉ và tuân theo các tiêu chuẩn cao, đảm bảo cả giai điệu lẫn lời ca đều giữ được tinh thần và ý nghĩa của nguyên tác, phù hợp về ngôn ngữ, hài hòa trong nhạc tính giúp tiếp cận khán giả Việt Nam một cách gần gũi và giàu cảm xúc.

"Khi nhận lời làm đạo diễn âm nhạc cho Zorba - Chú mèo thám tử, tôi đã lên mạng xã hội nghe các bài hát của Việt Nam. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài See tình của Hoàng Thùy Linh, từ đó tìm hiểu các tác phẩm khác.

Âm nhạc không có biên giới, không phân biệt ngôn ngữ... vì thế tôi hy vọng khán giả sẽ cảm nhận được sự hoành tráng, niềm vui, hơi ấm và giá trị quý báu của gia đình mà nhạc kịch mang lại", đạo diễn âm nhạc Rhim Seyoung bày tỏ.

NSƯT Nguyệt Hằng - người đảm nhận vai Đại Thần Tổng vụ trong vở diễn - nói, khi vào vai, chị gặp nhiều khó khăn nhưng ê-kíp đã nỗ lực cho vở diễn.

Nhạc kịch có Nguyệt Hằng, Ánh Tuyết tham gia được dàn dựng trong 2 năm - 2

NSƯT Nguyệt Hằng (ngoài cùng, bên trái), ca sĩ Nam Anh (giữa) và NSƯT Ánh Tuyết (ngoài cùng, bên phải) trong vở diễn "Zorba - Chú mèo thám tử" (Ảnh: Nhà hát Tuổi trẻ).

"Việt Nam chưa có nghệ sĩ trình diễn nhạc kịch được đào tạo chuyên nghiệp. Mỗi nghệ sĩ đều theo đuổi một chuyên ngành riêng nên khi thực hiện vở diễn này, ê-kíp rất vất vả để huấn luyện cho diễn viên các kỹ năng khác.

Diễn viên cũng phải nỗ lực gấp nhiều lần. Chúng tôi đã chăm chỉ rèn luyện để có một kết quả tốt nhất", Nguyệt Hằng tâm sự.

Vở diễn có sự tham gia của các diễn viên: NSƯT Ánh Tuyết, NSƯT Nguyệt Hằng, Nam Anh, Quang Trọng, Thanh Hòa... sẽ chính thức ra mắt khán giả vào ngày 14 và ngày 15/9 tại Hà Nội.

" alt="Nhạc kịch có Nguyệt Hằng, Ánh Tuyết tham gia được dàn dựng trong 2 năm" width="90" height="59"/>

Nhạc kịch có Nguyệt Hằng, Ánh Tuyết tham gia được dàn dựng trong 2 năm