Ngày 17/5, 2 người này đã được chuyển từ Bệnh viện Đa khoa Thái Bình lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 để tiếp tục theo dõi, điều trị.
Tính riêng chuyến bay VN0062 từ Liên bang Nga về Việt Nam ngày 13/5, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình đã tiếp nhận và điều trị cho 33 trường hợp, trong đó 25 người đã được ghi nhận dương tính SARS-CoV-2 và 8 ca vẫn đang chờ các kết quả khẳng định.
Đến sáng 18/5, 20 ca dương tính trong số này đã được chuyển về Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh điều trị, trong đó có 2 ca viêm phổi nói trên. Ông Kiên cho biết, việc điều chuyển bệnh nhân là để giảm tải cho y tế tuyến tỉnh, giúp việc chữa bệnh đạt hiệu quả hơn.
![]() |
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2 - Ảnh: Lê Anh Dũng |
Như vậy, Bệnh viện Đa khoa Thái Bình còn điều trị cho 5 ca dương tính nCoV và 8 ca nghi nhiễm từ chuyến bay VN0062. Ông Hà Trung Kiên thông tin thêm, các trường hợp này hiện sức khỏe đều ổn định, chưa có biểu hiện lâm sàng.
Chuyến bay VN0062 từ Nga hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn hôm 13/5 hiện đã có 29 hành khách mắc Covid-19. Ngoài Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình, các ca dương tính còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương 2, Bệnh viện số 2 Quảng Ninh và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới tỉnh Hải Dương.
Theo cập nhật từ Bộ Y tế, đến sáng 18/5, Việt Nam có 310 ca mắc Covid-19, trong đó 260 người đã được chữa khỏi. 60 trường hợp chưa được công bố khỏi bệnh có 12 người âm tính nCoV hai lần liên tiếp, 2 ca cũng đã âm tính lần đầu.
Nguyễn Liên
Theo khảo sát trên 5.000 người bệnh phải nhập viện ở New York (Mỹ), các nhà nghiên cứu nhận thấy có tới 36,6% bị suy thận cấp.
" alt=""/>2 ca CovidKhoảng 2 tuần trước khi nhập viện, hai trẻ đều xuất hiện tình trạng nôn, táo bón, đau bụng từng cơn 8-9 lần/ngày. Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau khi được làm các xét nghiệm, kết quả cho thấy cả 2 bé đều bị tăng canxi máu, tăng canxi niệu, nồng độ vitamin D tăng rất cao so với giới hạn bình thường, nồng độ PTH giảm, thận hai bên nhu mô tăng âm.
Theo các bác sĩ, vitamin D có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển xương chắc khỏe, cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Nhưng nhiều phụ huynh lại tự bổ sung vitamin D quá liều để mong con cao lớn, khoẻ mạnh, dẫn đến tình trạng trẻ ngộ độc nghiêm trọng.
ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, Khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Nhi Trung ương, liều gây ngộ độc vitamin D là không rõ ràng, nhưng liều uống tối đa được khuyến cáo theo Hội Nội tiết với trẻ dưới 6 tháng tuổi là 1000UI/ngày; trẻ 12 tháng tuổi, liều là 1500UI/ngày; trẻ từ 1 tới 3 tuổi là 2500UI/ngày; 4-8 tuổi là 3000UI/ngày; trên 9 tuổi là 4000UI/ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, liều gây ngộ độc có thể cao hoặc thấp hơn liều khuyến cáo.
Ngộ độc vitamin D là tình trạng hiếm gặp nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng nề. Trẻ bị ngộ độc vitamin D thường có các triệu chứng của tăng canxi máu như ăn kém, giảm cân, đau bụng, nôn, táo bón, uống nhiều, đái nhiều. Trong các trường hợp nặng, trẻ có thể gây mất nước đe dọa tính mạng. Khi nồng độ canxi vượt quá ngưỡng của ống thận sẽ gây ra sự kết tủa của canxi trong ống thận và vôi hóa tháp thận. Sự mất nước, giảm mức lọc cầu thận và vôi hóa tháp thận có thể làm tổn thương chức năng thận trong nhiễm toan ống thận và suy thận.
Cũng theo ThS.BS Nguyễn Thị Ngọc, các vitamin, trong đó có vitamin D tuy rất cần thiết và có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của trẻ, song nó không phải là thuốc bổ có thể sử dụng tùy tiện hoặc dùng càng nhiều càng tốt. “Việc sử dụng vitamin nên được tuân thủ chặt chẽ liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đối với từng trường hợp cụ thể và cần có sự giám sát, theo dõi của nhân viên y tế để tránh nguy cơ gây ngộ độc hay ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ”, nữ bác sĩ thông tin.
- Để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất kì các loại thuốc hay vitamin nào cho trẻ, đồng thời nên tuân thủ các hướng dẫn sau:
- Không tự ý mua thuốc, vitamin cho con uống. Phải dùng thuốc, vitamin theo đúng đơn của bác sĩ cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc của trẻ khác hay của người lớn cho trẻ.
- Thuốc, vitamin nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng.
- Để thuốc, vitamin ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để trong tủ có khóa an toàn.
- Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
- Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
- Người chăm sóc trẻ phải chắc chắn biết rõ và dùng đúng liều lượng thuốc, vitamin theo sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng khi cho trẻ uống thuốc.
Một trong những nội dung kiến nghị thí điểm chú ý là cho phép TP.HCM áp dụng bồi thường bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng đối với loại đất thu hồi.
Nếu không có đất cùng mục đích sử dụng thì bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại đất thu hồi theo tỷ lệ phần trăm. Giao UBND TP.HCM tổng kết thực tiễn và quyết định tỷ lệ phần trăm này sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Đối với các quỹ đất thanh toán cho các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BT) ký trước ngày 1/1/2021, đề xuất cho TP.HCM thí điểm thu hồi đất để thanh toán cho các dự án do Thủ tướng hoặc HĐND cấp tỉnh chấp thuận, quyết định đầu tư mà phải thu hồi đất.
Ngoài ra, kiến nghị cho phép TP.HCM được áp dụng “căn cứ để giao đất, cho thuê đất là văn bản phê duyệt kết quả trúng đấu giá, đấu thầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền” để giao thuê với các quỹ đất được chấp thuận chủ trương thanh toán cho các dự án BT trước ngày 1/1/2021.
Thời gian giao, thuê các khu đất để thanh toán cho các dự án BT chỉ thực hiện sau khi dự án BT được nghiệm thu và kiểm toán. Giá đất được tính tại thời điểm nghiệm thu và kiểm toán.
Về lĩnh vực môi trường, Sở TN&MT trình UBND TP.HCM để kiến nghị cho Thành phố thí điểm 5 cơ chế, chính sách:
Cho phép UBND các cấp sử dụng thiết bị công nghệ hỗ trợ để giám sát tình hình an ninh trật tự và làm căn cứ xử lý các hành vi vi phạm về an ninh trật tự, vệ sinh nơi công cộng;
Được ngắt điện, ngắt nước công đoạn sản xuất trong cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính, thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả về môi trường;
Phân cấp cho TP.HCM thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định, chấp thuận chủ trương đầu tư đã phân cấp cho HĐND TP.HCM và một số dự án cụ thể có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường;
Đối với chất thải rắn sinh hoạt, cho phép TP.HCM chủ động đặt hàng cung ứng dịch vụ xử lý rác với các nhà đầu tư hiện hữu để giải quyết lượng rác thải phát sinh hoặc vượt công suất của các nhà máy. Với các dự án xử lý rác mới, cho phép TP.HCM thí điểm cơ chế đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công xử lý chất thải.