GS Huỳnh Như Phương là nhà giáo chuyên giảng dạy lý thuyết văn học, đồng thời là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, phê bình văn học. Với tư cách một nhà giáo dạy văn, ông luôn ưu tư về nền giáo dục nước nhà, không ngừng trăn trở về văn học và nghề dạy học của bản thân. Trong hơn 40 năm làm việc, ông đã viết hàng trăm bài báo nhằm đóng góp ý kiến nâng cao chất lượng dạy và học.
Trong cuốn Ước vọng cho học đường, để những vấn đề được đề cập trong cuốn sách giữ được tính thời sự, tác giả đã chủ ý chọn ra 20 bài khoảng hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Có thể kể đến như: Những tiếng nói kiểm thảo giáo dục; Vấn đề con người trong trường Đại học; Giáo dục đại học Việt Nam bước vào những năm 2020; Phương án nào cho sách giáo khoa; Tuyển sinh đại học: hiệu quả và tiết kiệm; Áp lực trên vai nhà giáo…
GS Huỳnh Như Phương chia sẻ “Càng ngày người ta càng thấy rõ ràng rằng nếu không giải quyết được bài toán chất lượng giáo dục, thì không không thể có một thành tựu nào thật sự bền vững. […] Nếu giáo dục còn bê bết, thì đừng hy vọng gì những lĩnh vực khác của kinh tế, xã hội, văn hóa sẽ được cải thiện. Nhận thức được như vậy, giáo dục cần có những tiếng nói góp ý của nhiều người, nhiều giới. Giáo dục phải kiểm thảo thường xuyên mới có cơ hội vươn lên”.
Trong cuốn sách, ông không chỉ bàn về triết lý và đường hướng giáo dục, về sứ mệnh của nhà trường, về nội dung và phương pháp dạy học, mà còn nêu ra những vấn đề mà dư luận quan tâm như chương trình giáo dục, biên soạn sách giáo khoa, tổ chức thi cử cho học sinh, tuyển dụng giáo viên, thu học phí, xưng hô trong môi trường giáo dục...
Bên cạnh đó, ông cũng bày tỏ sự cảm thông trước những áp lực đối với lao động nhà giáo; quan tâm đến thái độ, bản lĩnh và đạo đức của nhà giáo trong ứng xử nghề nghiệp…
Có thể nói những trăn trở, chia sẻ của ông trong cuốn sách cũng là những gợi mở cho hướng giải quyết những điều còn vướng mắc trong giáo dục hiện nay.
Người thầy truyền lửa đam mê cho học trò
Câu chuyện cuộc đời thầy K dùng phong cách giảng dạy hà khắc để dạy học trò thu hút sự quan tâm của lớp độc giả trẻ, đặc biệt là những ai còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
评论专区