Tuổi teen nhắn tin gợi cảm là chuyện thường...
Con số 15% học sinh, sinh viên (HSSV) thừa nhận từng gửi tin nhắn, hình ảnh, phim gợi cảm cho người khác (gọi là hành vi sexting-PV) khiến nhiều phụ huynh giật mình.
Lý giải về hiện tượng sexting của các em HSSV - thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thanh Đoàn cho biết, ở vào lứa tuổi này, các em bước vào tuổi dậy thì nên bắt đầu có dấu hiệu tình cảm nam nữ, có cảm xúc về giới tính do đó, chuyện nhắn tin hay gửi các hình ảnh gợi cảm là chuyện bình thường.
![]() |
Cha mẹ nên làm bạn với con cái thay vì cấm đoán khi phát hiện con cái có hành vi sexting. Ảnh minh họa. |
Tuy nhiên, ông Đoàn cho rằng, nếu như hành vi này lặp đi lặp lại một cách thường xuyên thì rõ ràng là các em đang có dấu hiệu bị ám thị về tình dục. Lúc này, cha mẹ cần có biện pháp giáo dục kịp thời nếu không có thể dẫn tới việc quan hệ tình dục sớm và nhiều hệ lụy sau đó.
"Nếu như bố mẹ có vô tình nhìn thấy con có hành vi đó cũng đừng quá tức giận hay gay gắt, quay sang chì chiết. Đó là nhu cầu bình thường của đứa trẻ về tâm lý và sinh lý"- ông Đoàn nói. Trong các trường hợp như vậy, cha mẹ nên coi đó là "cơ hội" để dạy con về giới tính, tình yêu, tình dục và các mối quan hệ trong hôn nhân sau này. Bố mẹ phải cởi mở với con thì con mới tâm sự...
Ông Đoàn cũng khuyến cáo, thái độ đúng đắn nhất của cha mẹ trong chuyện này không phải là cấm đoán mà nên "đi cùng con cái" để giúp con cái nhận thức đúng đắn vấn đề và các yếu tố nguy cơ của hành vi của mình.
"Thay vì cấm các em trai sử dụng bao cao su, chúng ta nên dạy cho các em sử dụng bao cao su đúng cách. Quan điểm của tôi về giáo dục giới tính là như vậy", ông Đoàn gợi mở.
Đồng quan điểm TS Trần Thành Nam, tác giả của nghiên cứu cũng khuyến cáo, khi phát hiện các con có hành vi sexting, cha mẹ không nên cấm đoán, bởi cấm đoán sẽ càng làm các em thêm tò mò.
![]() |
TS Trần Thành Nam, Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) tác giả của nghiên cứu. |
"Khi bắt gặp con cái gửi ảnh hay share các hình ảnh gợi cảm lên mạng thì các bậc phụ huynh cần hiểu được rằng con bắt đầu quan tâm tới chuyện này. Do đó, đây là giai đoạn cần phải nói chuyện với con về vấn đề này một cách nghiêm túc", TS Nam cho hay.
TS Nam cho rằng, các bậc cha mẹ nên nói chuyện để các em có thêm kiến thức cũng như các nguy cơ có thể gặp phải do hành vi gửi tin nhắn, hình ảnh nhạy cảm trên mạng.
"Chẳng hạn các bậc cha mẹ có thể nói với con rằng, việc con gửi các tin nhắn hình ảnh trên mạng có bị phán tán và đó là một hành vi vi phạm pháp luật"- TS Nam nói.
Bắt gặp mới giải thích là muộn
Trong khi đó, PGS. TS Trần Thu Hương, phó Trưởng Khoa Tâm lý (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) cho rằng, việc giải thích cho con về vấn đề giới tính và những yếu tố nguy cơ của hành vi sexting không nên để tới lúc bắt gặp mới giải thích.
PGS Hương cho biết, tuổi dậy thì của các em hiện nay có đã sớm hơn tuổi 14-15. Khi bước vào độ tuổi này, các em bắt đầu cảm nhận sự thu hút với những người khác về giới tính. Do đó, PGS Hương cho rằng, không nếu đợi tới lúc bắt gặp con có hành vi sexting thì mới giải thích sẽ không giúp các con hình dung hết mọi chuyện.
"Các bậc cha mẹ nên bắt đầu làm chuyện này sớm hơn", PGS Hương khuyến cáo.
PGS Hương cũng cho rằng, thay vì tức giận và cấm đoán các con, cha mẹ nên trở thành người bạn của con, tâm sự để giúp các con hình dung được hệ quả đằng sau hành vi của mình.
"Việc tức giận, ngăn cấm của cha mẹ thực tế không giúp con nhận thức được hậu quả của hành vi. Chúng sẽ tiếp tục giấu cha mẹ để thực hiện hành vi của mình. Phụ huynh sẽ không thể kiểm soát hết được việc làm của các con", PGS Hương nhận định.
"Việc nhắn tin, gửi ảnh chỉ là nhắn tin, gửi ảnh thôi, chưa có hệ quả gì nghiêm trọng. Nhưng tiếp sau nó là những hành vi tiêu cực có thể xảy ra mới là vấn đề. Do đó, việc ngăn chặn của bố mẹ là phải ngăn chặn hệ lụy đằng sau nó chứ không phải chuyện các con có nhắn tin nữa hay không", PGS Hương khuyến nghị.
15% chưa phải là con số phản ánh đầy đủ thực tế Thạc sĩ Nguyễn Thanh Đoàncho rằng, việc tỉ lệ 15% các em học sinh thừa nhận từng nhắn tin gợi tình với người khác là bình thường. Tuy nhiên, theo ông Đoàn, hướng nghiên cứu tiếp theo nên làm rõ tỉ lệ này ở từng nhóm đối tượng lứa tuổi cụ thể như thế nào. "Nếu ở lứa tuổi lớp 6 mà tỉ lệ 15% các em có hiện tượng nhắn tin, gửi hình ảnh gợi tình cho bạn thì rõ ràng là rất đáng báo động. Tuy nhiên, ở lớp 9, các em đã trưởng thành hơn và ý thức rõ hơn về giới tính thì con số này lại khá bình thường". Trong khi đó, PGS. TS Trần Thu Hươngcho rằng, con số 15% học sinh, sinh viên có hành vi sexting hoàn toàn không phải là con số bất ngờ với giới nghiên cứu tâm lý học. Bởi lẽ, trong thực tế, con số có thể còn lớn hơn. "Các học sinh THPT rất nhiều bạn đã có mối quan hệ với các bạn khác giới rồi. Do vậy, việc các em học sinh THCS có hành vi gửi tin nhắn, gửi ảnh là chuyện bình thường. Và con số 15% có thể chưa phản ánh chân thực suy nghĩ của các em", PGS Hương nhận định. |
1. Họ không chỉ là người phục vụ đồ ăn và thức uống
Hầu hết chúng ta đều đang hiểu nhầm về nhiệm vụ của tiếp viên hàng không. Cựu tiếp viên hàng không Annie Kingston cho rằng quan điểm sai lầm lớn nhất mà mọi người hiểu về tiếp viên hàng không là chỉ coi họ như một “hầu bàn trên bầu trời”. Đó là một phần công việc của họ, nhưng lần sau khi bạn rung chuông gọi tiếp viên, hãy nhớ rằng lý do thực sự họ ở đây không phải chỉ là hầu bàn, mà là để đảm bảo sự an toàn của bạn.
![]() |
Họ phải chịu trách nhiệm cho sự an toàn của một chiếc máy bay đầy những kẻ đói khát, cáu kỉnh, thậm chí là say khướt. Điều đó cũng không có nghĩa là họ không vui khi được giúp đỡ mọi người. “Trong khi tôi thực sự chẳng hề phiền lòng phục vụ bạn vài ly vodka hay tìm cho bạn một bữa ăn phụ, thì điều tôi thực sự muốn chẳng có gì khác ngoài việc đừng để xảy ra bất cứ chuyện gì kinh khủng cho bất cứ hành khách nào”.
2. Họ phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về ngoại hình
![]() |
Họ không chỉ phải tuân thủ quy định về trang phục, mà theo như Annie chia sẻ, nhiều hãng hàng không – đặc biệt là ở Trung Đông và châu Á, tiếp viên còn phải tuân thủ quy định về màu tóc, kiểu tóc và cách trang điểm. Móng tay cũng phải được sơn đúng kiểu, trang sức phải hạn chế tối đa.
3. Cân nặng
Những quy định về ngoại hình không dừng lại ở quần áo và phụ kiện. Một số hãng hàng không đặt ra yêu cầu về trọng lượng cơ thể và tỷ lệ mỡ. Các tiếp viên được kiểm tra cân nặng mỗi năm một lần và phải đạt chỉ số BMI lành mạnh.
4. Họ chịu trách nhiệm về sự an toàn của bạn
![]() |
Có một điều mà bạn không hiểu về tiếp viên hàng không cho tới khi bạn trở thành tiếp viên, đó là bạn sẽ phải tham gia một đội ngũ chịu trách nhiệm chăm sóc hơn 300 mạng sống ở độ cao 35.000 feet – Annie chia sẻ.
5. Họ được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay
![]() |
Bên cạnh những hướng dẫn y tế khác, tiếp viên hàng không được đào tạo để đỡ đẻ trên máy bay.
6. Đấu võ tay đôi
Nếu như khả năng đỡ đẻ chưa làm bạn ngạc nhiên thì có lẽ bạn phải bất ngờ với khả năng đấu võ. Kỹ năng này được đào tạo nhằm mục đích giúp các tiếp viên ứng phó với những hành khách ngang bướng hoặc tình huống bị tấn công.
Bên cạnh những nghệ sĩ, hoa hậu nổi tiếng, sự xuất hiện của Đào Hà - Top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2019 nhận nhiều sự chú ý khi trở thành người đồng hành cùng sự kiện.
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Người đẹp diện đầm cắt xẻ, khoe sắc vóc nóng bỏng cùng chiều cao 1,75 m. Thiết kế cổ yếm, các chi tiết đính vân đá nổi cùng chân váy tím giúp cô nổi bật giữa dàn người đẹp. Dịp này, Đào Hà cũng được ban tổ chức bổ nhiệm vai trò đại sứ cũng như huấn luyện viên chính cho các thí sinh trong cuộc thi.
Đào Hà từng thắng giải ‘Người đẹp biển’ tại Hoa hậu Việt Nam 2016 nên thấy mình càng có trách nhiệm với vai trò mới. Bên cạnh việc tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ gắn với vẻ đẹp biển đảo của quê hương, cô mong truyền tải đến các thí sinh tinh thần “mỗi người phụ nữ cần tự tin, khẳng định được giá trị của mình”. Theo người đẹp, cuộc thi là phương tiện tốt nhất để có thể giới thiệu du lịch biển nước nhà trong khuôn khổ và quy mô chuẩn quốc tế.
![]() | ![]() |
Đào Hà hoạt động trong làng thời trang từ sau các cuộc thi sắc đẹp. Nữ người mẫu cho biết cô vẫn không ngừng nỗ lực, cầu thị học hỏi để hoàn thiện mình. Chân dài cho biết mỗi ngày vẫn áp lực với công việc và xã hội song hiểu rõ đó là một phần của cuộc sống nên tập thích nghi.
Khi được hỏi quan điểm về đồng tiền có quan trọng trong xã hội hiện nay, Đào Hà thẳng thắn cho rằng tiền chưa chắc đã mua được hạnh phúc nhưng sẽ đo được giá trị của con người. “Để có thể kiếm được tiền, bản thân mình phải thật sự có giá trị. Để có giá trị, bạn phải không ngừng nỗ lực, chăm chỉ học hỏi mọi thứ trong tâm thế chủ động, vững tâm để đối mặt với cuộc sống đầy những khó khăn thử thách, hay thậm chí đôi khi phải là một con người khác để giành lấy cơ hội về mình”, cô chia sẻ.
Ngoài vai trò sư phạm, người mẫu và huấn luyện viên, giám khảo tại các cuộc thi, Đào Hà hiện ấp ủ nhiều dự án nghệ thuật để ra mắt trong thời gian tới. Cô mong mang đến hình ảnh một Đào Hà trưởng thành hơn, chín chắn hơn với những mục tiêu lớn lao.
Thúy Ngọc