Sau đám cưới ít lâu, gần như trùng với thời điểm Lan mang thai thì vợ cũ Hoàng chia tay bạn trai và nối lại liên lạc với chồng cũ. Hoàng giải thích anh và vợ cũ là bạn bè trong sáng, dẫu sao trước đây cũng từng có thời gian bên nhau, lẽ nào hỏi thăm vài câu cũng không được?
Lan cứng rắn yêu cầu chồng phải biết giới hạn, Hoàng quay ra trách vợ nhỏ mọn, ghen tuông mù quáng. Anh vẫn quan tâm và đối xử tốt với vợ, có trách nhiệm với gia đình, quy chụp anh có mối quan hệ mờ ám với vợ cũ chẳng khác gì xúc phạm anh.
“Chồng đã nói thế, tôi quyết định tôn trọng và tin anh ấy một lần. Thế nhưng càng ngày niềm tin trong tôi càng bị mài mòn dần. Họ nhắn tin liên lạc mỗi ngày, thậm chí còn gặp gỡ đi ăn trưa, uống cà phê. Trong khi tôi là vợ chính thức lại đang mang thai thì chưa được chồng rủ đi ăn trưa lần nào”, Lan nói.
Lan kể lúc này cô mới biết nguyên nhân thực sự khiến vợ chồng Hoàng ly hôn, chính là do mẹ chồng cô. Qua thời gian chung sống Lan nhận thấy mẹ chồng là người không đến nỗi nào, mối quan hệ giữa cô và bà khá tốt. Song vợ cũ Hoàng lại thiếu hợp tác trong cuộc sống chung, dù ở cùng mẹ chồng nhưng cô ta chỉ muốn được tự do thoải mái, không nấu nướng cũng chẳng dọn dẹp. Thêm nhiều hành động thiếu tôn trọng bà khiến mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu ngày càng căng thẳng. Hoàng là con trai một, anh không muốn ra ở riêng, mâu thuẫn vợ chồng dần đẩy lên đến đỉnh điểm và họ ra tòa ly hôn.
“Thậm chí chồng tôi còn nhận xét vợ cũ anh ấy đáng thương vì bị mẹ chồng ghét. Còn tôi may mắn được mẹ chồng yêu thương, nên tôi phải biết cảm thông và thấu hiểu cho cô ta một chút. Vì mẹ chồng mà cô ta phải ly hôn chịu thiệt thòi, hiện tại vẫn độc thân chưa tìm được hạnh phúc mới, anh quan tâm đến cô ta coi như bù đắp, chỉ cần không làm gì quá giới hạn là được…”, Lan chia sẻ.
Qua những biểu hiện của chồng, Lan nhận ra Hoàng vẫn còn vương vấn vợ cũ nhưng tình cảm không đủ lớn để anh vứt bỏ tất cả quay về bên cô ta. Cũng như khi trước anh không đủ cứng rắn và mạnh mẽ để ra ở riêng, bỏ lại mẹ già sống một mình.
Hiện tại thứ gì Hoàng cũng muốn, muốn một gia đình êm ấm với người vợ hiền là Lan và mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu hòa thuận. Đồng thời Hoàng cũng muốn bù đắp cho vợ cũ vì nghĩ rằng chính anh làm tổn thương cho cô ta. Thực chất vợ chồng Hoàng ly hôn lỗi do cả hai người, bởi Hoàng còn vương vấn nên anh mới cảm thấy có lỗi.
Hôm đó 11 giờ đêm, Lan đang chuẩn bị đi ngủ thì thấy chồng nhận điện thoại của vợ cũ. Cúp máy, anh lập tức tìm túi đồ sửa chữa điện rồi lao ngay ra ngoài. Lúc trước nghe bập bõm được cuộc nói chuyện, Lan biết đường điện nhà vợ cũ Hoàng bị hỏng, cô ta lại sợ bóng tối nên gọi điện khóc lóc nhờ Hoàng đến sửa hộ.
Lan đã biết địa chỉ nhà vợ cũ Hoàng, cô chuẩn bị một chút rồi đủng đỉnh đến sau. Khi nhìn thấy vợ đứng ngoài cửa, Hoàng giật bắn hoảng hốt. Anh nhanh chóng giơ chiếc bóng đèn hỏng lên khẳng định anh chỉ giúp vợ cũ chút chuyện, giữa họ không có gì xảy ra. Điều đó Lan thừa nhận song với cô như thế đã là quá đủ rồi.
“Anh ký vào đây đi rồi có thể làm bất kỳ điều gì anh thích”, Lan cười nhạt đưa cho chồng lá đơn ly hôn cô đã ký sẵn. 11 giờ đêm còn bỏ vợ đang mang thai ở nhà, trong khi vợ cũ Hoàng có thể nhờ bất kỳ ai khác mà không phải là chồng cũ đã tái hôn. Cuộc hôn nhân nửa vời kiểu này cô không cần nữa.
Hiện tại vợ chồng Lan đang ly thân, Hoàng hết mực xin lỗi nhưng Lan chưa đồng ý tha thứ. Người đàn ông tham lam như Hoàng, nếu không sớm sửa đổi và một lòng chuộc lỗi thì sẽ sớm mất cả chì lẫn chài.
Theo Gia đình & Xã hội
Trong thời gian nằm viện, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Những bệnh nhân khác được bạn đời chăm sóc, còn tôi một mình nằm trên chiếc giường lạnh lẽo. Đúng lúc đó, vợ cũ của tôi xuất hiện…
" alt=""/>11 giờ đêm chồng đến thay bóng đèn hỏng cho vợ cũanh ta một màn 'chết lặng'Thu Nhi
Tuổi 58, Võ Hoài Nam vẫn 'tăng động' ở hậu trường phim 'Món quà của cha'Trái với hình ảnh khắc khổ, quê mùa và tĩnh lặng của ông Nhân trong 'Món quà của cha', NSƯT Võ Hoài Nam ở hậu trường phim rất "tăng động"." alt=""/>Cuộc sống tuổi 59 bên vợ kém 12 tuổi và 4 người con của Võ Hoài NamĐể đảm bảo an toàn trong giao dịch quốc tế, Cục An toàn thông tin khuyến cáo các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ: Khi nhận được những đề nghị kỳ lạ, doanh nghiệp cần xác minh rõ ràng thông tin của đối tác; không nên vội tin vào những lời mời chào hấp dẫn của khách hàng mới quen trên không gian ảo. Ngoài Thương vụ Việt Nam tại các thị thường quốc tế, doanh nghiệp có thể liên hệ với Đại sứ quán của các nước tại Hà Nội và TP.HCM để được hỗ trợ.
Cục An toàn thông tin lưu ý thêm, hacker có thể xâm nhập hệ thống thư điện tử của doanh nghiệp để mạo danh giao dịch và sửa thông tin tài khoản ngân hàng trên hóa đơn. Vì thế, trường hợp nhận được một email thông báo của khách hàng lâu năm thay đổi số tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp cần cảnh giác.
Xuất hiện nhiều hội nhóm lừa đảo ‘thu hồi nợ treo’
Thời gian qua, có tình trạng nhiều người đã bị lừa lần 1, sau đó lại tiếp tục bị lừa lần 2 và nhiều lần khác với số tiền có khi lên tới hàng tỷ đồng bởi những hội nhóm mạo danh lực lượng an ninh mạng, các văn phòng luật và ngân hàng. Chiêu trò của các đối tượng lừa đảo dù không mới nhưng rất tinh vi nên khiến cho nhiều người dùng mạng xã hội sập bẫy.
Hiện tại trên Facebook, các hội nhóm có tên ‘Tiếp nhận thông tin thu hồi vốn treo’, ‘Lấy lại tiền bị lừa qua mạng’… xuất hiện tràn lan kèm theo các trang web giả mạo với giao diện tương tự website của đơn vị thuộc Bộ Công an, văn phòng luật, luật sư… Phía dưới các bài đăng là hàng loạt tin nhắn bình luận có nội dung ‘đã lấy lại được tiền lừa đảo trước Tết’.
Những bài bình luận, hoặc tin nhắn trong các hội nhóm giới thiệu đã lấy lại được tiền lừa đảo hoàn toàn là kịch bản của các đối tượng lừa đảo và 100% các hội nhóm lấy lại tiền lừa đảo và thu hồi nợ treo trên mạng đều có dấu hiệu lừa đảo.
Đối tượng lừa đảo thường yêu cầu người dùng gửi giấy tờ chứng minh bị lừa và đóng tiền phí ban đầu tra soát thông tin từ 3 - 5 triệu đồng. Điểm chung của các đối tượng sử dụng hình thức lừa đảo này là đều đưa ra các mức phí và giới thiệu có mối quan hệ thân thiết với cơ quan chức năng của Việt Nam.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân nâng cao cảnh giác, đồng thời tìm hiểu và trang bị cho bản thân những kiến thức để bảo vệ mình trên không gian mạng. Biện pháp quan trọng là người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, bởi việc lộ lọt thông tin sẽ dẫn đến nhiều hậu quả đáng lo ngại. Khi có cuộc gọi lạ hoặc tiếp xúc với hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, người dân không thực hiện giao dịch chuyển tiền cho đối tượng khi chưa tìm hiểu và xác minh danh tính của đối tượng đó. Trường hợp đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần bình tĩnh, nhanh chóng liên hệ với cơ quan công an gần nhất để làm các thủ tục trình báo.
Cảnh giác với các cuộc gọi giả mạo cán bộ Công an
Công an quận Tây Hồ, Hà Nội gần đây đã điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền là 4,5 tỷ đồng. Nạn nhân là bà N trú ở quận Tây Hồ, đã nhận được cuộc gọi của đối tượng tự xưng là cán bộ công an, thông báo bà có liên quan đến vụ án rửa tiền, buôn bán ma túy và yêu cầu kê khai tài sản, chuyển tiền phục vụ công tác điều tra.
Từ vụ việc trên, Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi lạ; tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu VNeID, mã OTP, thông tin căn cước công dân, tài khoản ngân hàng... cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào không có trách nhiệm, không làm theo bất kỳ hướng dẫn nào từ số điện thoại lạ gọi đến.
Để làm việc với người dân, cơ quan công an sẽ trực tiếp gửi giấy mời, giấy triệu tập hoặc gửi qua công an địa phương. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Thu lợi bất chính bằng chiêu bán hàng giả trên sàn thương mại điện tử
Theo Cục An toàn thông tin, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên các nền tảng giao dịch trực tuyến, các mạng xã hội xuyên biên giới đang ngày càng phổ biến, ảnh hưởng trực tiếp tới người tiêu dùng, doanh nghiệp và sự lành mạnh của thị trường.
Các đối tượng thường sử dụng nhiều số điện thoại để gọi điện liên lạc trực tiếp với người mua và chia nhỏ số tiền lừa đảo được sang nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau. Ngoài ra, đối tượng còn giả danh nhà xe gọi cho người mua thông báo đã nhận được hàng gửi, đồng thời hẹn thời gian và địa điểm để giao hàng. Tiếp đó, nhóm lừa đảo yêu cầu người mua chuyển tiền để đặt cọc hoặc thanh toán toàn bộ số tiền mua hàng qua tài khoản ngân hàng rồi chiếm đoạt.
Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân cần phải cẩn trọng hơn khi giao dịch mua bán hàng hóa không chỉ trên các trang mạng xã hội mà cả những sàn thương mại điện tử. Người dân nên lựa chọn những nền tảng uy tín, có đăng ký pháp nhân và khai báo đầy đủ với cơ quan quản lý nhà nước. Trước khi tiến hành đặt mua bất kỳ mặt hàng nào trực tuyến, người tiêu dùng cần tham khảo thêm giá cả sản phẩm, nhận xét, đánh giá của người mua trước, hoặc liên hệ trực tiếp với nhà bán hàng để hỏi đáp các thắc mắc.
Người dân cũng cần kiểm tra và tìm hiểu kỹ thông tin về người bán; chỉ thực hiện giao dịch khi đã xác nhận được mức độ uy tín của người bán hàng; đảm bảo rằng người bán có đủ thông tin chi tiết về sản phẩm, hình ảnh chất lượng và mô tả chính xác; không chuyển tiền, thanh toán dưới mọi hình thức khi chưa xác định được uy tín của người bán và chất lượng của sản phẩm.
" alt=""/>4 hình thức lừa đảo trực tuyến tiêu biểu dịp giáp Tết Nguyên đán 2024