Lịch sử hình thành của Stone Street
Theốlátđácổkínhhơnnămtuổiởti giao Unttaped, trước năm 1640, Stone Street có tên là Hoogh Straet, là nơi đặt cơ sở ủ rượu thương mại đầu tiên ở Bắc Mỹ do những người Hà Lan quản lý. Tới năm 1655, con phố này được hợp nhất với phố Brewer, và bắt đầu nhận được những lời phàn nàn từ người dân địa phương về chất lượng đường xá xuống cấp.
Sau những khiếu nại của người dân ở Lower Manhattan, chính quyền News Amsterdam (tên cũ của New York trước năm 1667) đã tiến hành lát toàn bộ vỉa hè và phần đường của con phố này bằng đá cuội. Tới năm 1974, người dân New York bắt đầu gọi con phố này là Stone Street.
Vào năm 1835, một trận hỏa hoạn lớn đã làm hư hại hầu hết khu vực ở Lower Mahattan, bao gồm cả Stone Street. Sau sự kiện này, con phố được xây dựng lại để làm cơ sở cho các doanh nghiệp bán lẻ, thương gia và nhà nhập khẩu. Tới năm 1996, Ủy ban Bảo tồn Địa danh Thành phố New York đã công nhận Stone Street là "khu phố lịch sử.".
Sự phát triển và đặc điểm hiện nay của Stone Street
Vào thời kỳ năm 1970, khu dân cư lâu đời tại Stone Street đã được thay thế bằng các tòa nhà của Trung tâm Thương mại Thế giới, khiến cho khu vực này trở nên vắng vẻ vào buổi tối. Từ đây, con phố trở nên kém thu hút du khách và xuất hiện những nguy cơ về an ninh.
Tình trạng này kéo dài cho tới năm 1990, trước khi Ủy ban Bảo tồn Địa danh Thành phố New York chọn công ty Beyer Blinder Belle để quy hoạch tổng thể và tìm ra phương án phát triển mới cho Stone Street. Bằng một bản kế hoạch chi tiết nguồn tài chính dồn dào, công ty này đã tiến hành đại tu toàn diện cả về đường phố lẫn các tòa nhà, toàn bộ vỉa hè được lát đá xanh, đường chính được lát đá cuội mới.
Để thu du khách, rất nhiều nhà hàng và quán bar đã được mở ở Stone Street, điểm đặc biệt ở đây là con đường chính cấm ô tô qua lại, cho phép du khách ngồi ra đường trong những ngày thời tiết đẹp. Đây cũng là một trong số ít những khu vực tại New York mà người dân được phép uống rượu trên đường.
Phong cách thiết kế và những điều nổi bật về Stone Street
Hầu hết các tòa nhà tại Stone Street đều mang hơi hướng của kiến trúc Phục hưng Hà Lan, đây cũng là điều làm nên sự nổi bật của con phố này. Nhờ sự nỗ lực của Ủy ban lịch sử Stone Street, các khu nhà cổ kính, vỉa hè và con đường lát đá đều được bảo tồn sau hơn 360 năm.
Trên thực tế, phong cách lát đá mặt đường của Stone Street có tên là "Belgian block", được tạo thành từ các khối đá chạm khắc thủ công. Thực tế, bề mặt của con đường đá không bằng phẳng, và có thể trở nên rất trơn vào những ngày mưa, gây ra rất nhiều rắc rối cho người già và người tàn tật. Để đảm bảo an toàn nhưng vẫn giữ được đặc trưng vốn có, công nghệ cắt laser đã được sử dụng trong những đợt cải tạo gần nhất ở Stone Street.
Vào tháng 9 hoặc tháng 10 hàng năm, Stone Street sẽ tổ chức "Ngày hội hàu" như một cách ăn mừng "Tuần lễ hàu ở New York". Trong sự kiện này, các nhà hàng và quán bar của con phố sẽ phục vụ hàu tươi, cá chiên và khoai tây cùng với đồ uống có cồn cả ngày. Đây là một sự kiện thu hút được rất nhiều người sành ăn hay những người muốn có một trải nghiệm vui vẻ kéo dài.
Theo một thống kê của truyền thông địa phương, "Ngày hội hàu" ở Stone Street thu hút khoảng 10.000 khách mỗi năm, tiêu thụ khoảng 35.000 con hàu.
Việt Dũng
New York, Singapore đứng đầu các thành phố đắt đỏ nhất thế giớiNew York là đô thị đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2022, chia sẻ danh hiệu không mong muốn này với Singapore, khảo sát hàng năm của Đơn vị Tình báo Kinh tế (EIU) thuộc The Economist Group cho biết.