当前位置:首页 > Công nghệ > Vụ rò rỉ lớn nhất lịch sử ngành game

Vụ rò rỉ lớn nhất lịch sử ngành game

2025-02-20 11:55:56 [Giải trí] 来源:NEWS

Ngày 18/9,ụròrỉlớnnhấtlịchsửngàc1 thành viên "teapotuberhacker" trên diễn đàn GTA Forums đã chia sẻ bộ dữ liệu nặng 3 GB, gồm 90 video lấy từ Grand Theft Auto VI (GTA VI), tựa game thế giới mở đang được Rockstar Games phát triển, tiếp nối thành công của GTA V ra mắt năm 2013.

Những video cho thấy môi trường và cách điều khiển của GTA VI. Nhân vật trong các video rò rỉ bao gồm nữ, trùng với tin đồn của Bloomberg cho rằng GTA VI sẽ có nữ chính, dựa trên cặp tướng cướp khét tiếng Bonnie và Clyde.

Phóng viên Jason Schreier của Bloomberg xác nhận các video rò rỉ là thật. Sau khi xuất hiện trên GTA Forums, các video nhanh chóng lan truyền trên YouTube, Twitter, Reddit và nhiều diễn đàn game.

Ro ri GTA VI anh 1
Ro ri GTA VI anh 2
Ro ri GTA VI anh 3
Ro ri GTA VI anh 4

Một số cảnh chụp từ video rò rỉ của GTA VI. Ảnh: @gtavi__game/Twitter.

"Đây là một trong những vụ rò rỉ lớn nhất lịch sử ngành game, cũng là ác mộng đối với Rockstar Games", Schreier cho biết.

Trong một video trên YouTube, nhân vật nữ tên Lucia được điều khiển cướp một nhà hàng cùng đồng phạm Jason, bắt nạn nhân làm con tin. Các chi tiết đồ họa, mã tọa độ, khoảng cách vật thể trên khung hình cho thấy tựa game chưa được hoàn thiện.

Một video khác cho thấy nhân vật trên chuyến tàu "Vice City Metro". Nhiều tin đồn dự đoán GTA VI lấy bối cảnh dựa trên Miami, tương tự phiên bản GTA Vice City phát hành năm 2002. Video khác quay lại cuộc trò chuyện giữa các nhân vật bên bể bơi, giống một cảnh trong Red Dead Redemption 2 với chất lượng lồng tiếng rất tốt.

Theo The Verge, các đoạn video quay từ máy tính dùng card đồ họa RTX 3060 Ti và RTX 3080, do đó phiên bản rò rỉ được phát triển trong 2 năm gần đây.

Một số video cho thấy sự tương tác mới giữa các NPC (nhân vật không thể chơi), giao diện, hiệu ứng và công cụ gỡ lỗi của Rockstar cho phiên bản GTA VI trên PlayStation. Nội dung hội thoại, tin nhắn trong game đều mang phong cách đặc trưng trong các game của Rockstar, PC Gamer cho biết.

Sau khi các video lan truyền trên Internet, Take-Two, chủ sở hữu Rockstar Games được cho đã yêu cầu gỡ bỏ một số video do vi phạm bản quyền.

Ro ri GTA VI anh 5

GTA VI là bản tiếp nối cho GTA V đã ra mắt 9 năm trước. Ảnh: Rockstar.

Thành viên "teapotuberhacker" tự nhận đứng sau vụ tấn công vào cơ sở dữ liệu của Uber, cho biết sẽ rò rỉ thêm mã nguồn, nội dung của GTA V và GTA VI nếu Rockstar không thương lượng.

Tin đồn cho biết GTA VI đã được phát triển từ năm 2014 với tên mã "Project Americas". Tuy nhiên, tựa game sẽ không hoàn thiện cho đến năm 2025.

Đây không phải lần đầu các game của Rockstar bị rò rỉ. Năm 2018, Trusted Reviews đã công bố thông tin chi tiết về Red Dead Redemption 2 trước khi tựa game ra mắt. Bài viết khiến tạp chí phải công khai xin lỗi, đồng thời ủng hộ 1 triệu USD để làm từ thiện.

(Theo Zing)

5 tựa game PC hay nhưng không phải ai cũng biết

5 tựa game PC hay nhưng không phải ai cũng biết

Đây đều là những tựa game rất chất lượng, tuy nhiên tên tuổi lại không được nhiều người biết đến.

(责任编辑:Nhận định)

相关内容
  • Thầy Phan Khắc Nghệ bị tố luyện thi giống đề thi tốt nghiệp nói gì?

    Theo một số nguồn tin, một tổ chuyên gia đã được thành lập để xem xét, đối chiếu sau khi có sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh và nội dung ôn luyện của thầy giáo Phan Khắc Nghệ (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh).

    Cụ thể, xem xét: 4 đề thô xuất từ máy tính của Hội đồng ra đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021, 4 đề duyệt chốt bởi hội đồng ra đề thi, bản pdf đề Vip40 được thầy Nghệ dạy cho học sinh, 3 video live và các tệp được thầy Nghệ gửi Tổ trưởng Tổ ra đề môn Sinh và thành viên Tổ thẩm định,...

    Theo lời tố cáo này, trong biên bản, tổ chuyên gia đã kết luận "có dấu hiệu bất thường". Cụ thể có 4 đề thi xuất ra từ máy tính trong số các đề thô được ban đề thi sử dụng để xây dựng đề thi chính thức giống trên 90% với bài tổng ôn của thầy Phan Khắc Nghệ. Bên cạnh đó, kết quả xác minh cho thấy ban đề không rút ngẫu nhiên câu hỏi từ ngân hàng đề thi như quy định trong quy chế, mà xây dựng đề thi từ các đề có sẵn (lấy câu hỏi thô từ các đề có sẵn, để đưa vào đề chính thức).

    Ngoài ra, người tố cáo còn cho biết có sự liên hệ trao đổi giữa thầy Phan Khắc Nghệ với một số thành viên làm đề.

    {keywords}
    Thầy giáo Phan Khắc Nghệ, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh - người liên quan đến vụ việc.

    Về việc này, trao đổi với VietNamNet, thầy Phan Khắc Nghệ cho biết khá bất ngờ khi đọc các thông tin trên.

    “Hôm qua tôi có nhận được thông tin bài báo sau khi một số đồng nghiệp gửi cho, tuy nhiên bản thân tôi cũng không biết rõ tính thực hư của bản kết luận đó như thế nào. Nếu có thông tin như vậy, điều tra được như vậy, thì tại sao cơ quan chức năng lại không đưa ra kết luận. Đó là việc vô lý”, thầy Nghệ nói.

    Về việc gửi tài liệu qua lại với các cá nhân khác, thầy Nghệ thừa nhận là có, tuy nhiên thầy Nghệ cho rằng trong giới chuyên môn thì chuyện trao đổi chuyên môn là hết sức bình thường.

    “Mà tôi cũng không biết ai là người trong ban ra đề bởi ban này cũng được thay đổi thường xuyên. Việc trao đổi cũng không cụ thể mà chỉ hỏi và giải đáp, tranh luận về kiến thức. Việc này không thường xuyên và một năm có thể có 1-2 lần, nhưng tôi nghĩ đây là việc không chỉ riêng tôi mà với rất nhiều người”, thầy Nghệ nói và cho rằng việc được xin ý kiến là điều dễ hiểu bởi cá nhân viết nhiều sách và được mọi người tin tưởng. 

    Thầy Nghệ cũng cho hay, từ khi có thông tin về bài ôn thi cuối của mình giống với đề thi tốt nghiệp THPT trên mạng xã hội hồi tháng 7 năm nay, chỉ có Công an tỉnh Hà Tĩnh đến nắm một số thông tin; ngành GD-ĐT Hà Tĩnh (Sở, trường) cũng đã yêu cầu thầy giải trình bằng văn bản. Từ đó đến nay, thầy cũng không biết có chuyện điều tra hay được ai nói cho biết về việc này.

    Nói về nội dung ôn thi trong buổi cuối và đề thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có nhiều phần giống nhau, thầy Nghệ lý giải những bài ôn đều phát triển từ kiến thức từ sách giáo khoa và đề thi cũng tương tự, nên hai nội dung này dễ giống nhau.

    Hơn nữa, đề thi tốt nghiệp THPT mấy năm gần đây tuy vẫn được dùng để xét tuyển đại học nhưng có mục đích chính là xét tốt nghiệp. 

    "Mức 7 điểm trở xuống là thuộc kiến thức tốt nghiệp, nên khá đơn giản, việc ôn trúng là chuyện bình thường và gần như ai cũng dạy trúng, chứ không phải việc gì khó. Chỉ có một số câu khó hơn thì rõ ràng giáo viên dạy luyện thi phải luyện tủ và ở những buổi ôn cuối cùng, bao giờ người ôn cũng chốt cho học sinh của mình, dặn học chỗ này chỗ kia, chứ không riêng gì tôi. Mặc dù cũng chỉ là đoán mò thôi nhưng đều có bước dặn dò như vậy cả, ai ôn mà chẳng chốt”, thầy Nghệ nói.

    Thầy Nghệ cũng cho rằng cần xem xét kỹ việc như thế nào được coi là trùng khớp.

    “Đề thi thì bám nội dung sách giáo khoa, người ôn thi có kinh nghiệm thì ôn như vậy. Nội dung kiến thức thì đương nhiên trùng khớp rồi, chỉ là trùng khớp đến mức nào mới quan trọng. Tức là trùng hợp y nguyên hay trùng khớp một phần, hay trùng khớp nội dung, hướng giải,...”, thầy Nghệ nói.

    Tuy nhiên, theo thầy giáo này, nếu sự trùng khớp giữa bài ôn tập với đề thi đến hơn 92% như thông tin trên thì rõ ràng là bất thường và khó có thể có ngẫu nhiên.

    “Nhưng vấn đề đúng như vậy thì tại sao không thấy họ kết luận gì cả, việc này rất mâu thuẫn và rất nhiều vô lý”.

    Thầy Nghệ nói, bản thân không có gì thắc mắc nhưng nếu có kết luận thì cơ quan chức năng phải gửi cho những người tố cáo.

    Thầy Nghệ nói bản thân cũng mong vấn đề sớm được các cơ quan chức năng làm rõ, tường minh sự việc để dư luận xã hội yên tâm, ai đúng hay sai cũng yên tâm về tính công minh của pháp luật.

    “Có như vậy, các thầy cô cũng mới yên tâm dạy dỗ, tránh việc người này nghi kỵ người kia và học sinh yên tâm học tập. Bởi nói gì thì nói việc này ảnh hưởng lớn đến uy tín của cá nhân tôi”.

    Theo thầy Nghệ, hiện thầy vẫn đi dạy bình thường, không quá quan tâm sự việc và chỉ cố gắng tập trung hoàn thành công việc.

    Thanh Hùng

    Vụ tố giác lộ đề thi tốt nghiệp môn Sinh: Bộ GD-ĐT cần lên tiếng

    Vụ tố giác lộ đề thi tốt nghiệp môn Sinh: Bộ GD-ĐT cần lên tiếng

    Bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho hay đã nhận được tố cáo về vụ đề ôn tập ở Hà Tĩnh giống hơn 80% - 90% đề thi tốt nghiệp THPT 2021 và đã chuyển tới Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

    " alt="Thầy Phan Khắc Nghệ bị tố luyện thi giống đề thi tốt nghiệp nói gì?" />
    ...[详细]
  • Nhận định, soi kèo Real Kashmir vs Namdhari FC, 15h30 ngày 18/2: Lật ngược lịch sử

    Nhận định, soi kèo Real Kashmir vs Namdhari FC, 15h30 ngày 18/2: Lật ngược lịch sử Hồng Quân - 17/02/2025 14:06 Nhận định bóng đ ...[详细]
  • Tại sao cựu học sinh trường chuyên không muốn con mình 'học giỏi bằng mọi giá”

    {keywords}

    Những lo lắng của bố mẹ đôi khi trở thành áp lực cho con cái (Ảnh minh họa)

    Khi tôi nói: “Tôi không muốn con mình học giỏi”, chắc nhiều người sẽ ngạc nhiên và phản đối. Cha mẹ ai chẳng muốn con mình thông minh, học giỏi? Mà học giỏi thì thật tốt quá, sau này sẽ có điều kiện để vào trường danh tiếng, xin được học bổng và đi học nước ngoài, …

    Đầu tiên tôi xin công nhận là điều mọi người nói hoàn toàn đúng và xin đính chính: “Tôi không muốn con tôi phải học giỏi bằng mọi giá”.

    Vậy tại sao không? Tôi xin nêu ra một số mặt chưa được của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay.

    Hiện nay, khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thừa. Ví dụ, thừa ở kiến thức môn Toán cấp III. Trừ những em xác định sẽ đi chuyên sâu những môn tự nhiên theo nghề nghiệp, còn đối với các em đi theo khối xã hội thì chắc lên đại học sẽ hoàn toàn không cần đến kiến thức toán.

    Ngoài ra, có những ngành yêu cầu học toán trong chương trình (ví dụ như kinh tế), nhưng sau này khi đi làm chắc chắn các em sẽ không cần đến kiến thức cao hơn là đạo hàm bậc 2, trừ khi các em đó muốn nghiên cứu chuyên sâu kinh tế về mặt lý thuyết.

    Nhưng hiện nay khối lượng kiến thức con em chúng ta phải học là thiếu. Đó là thiếu kiến thức về văn hóa, lịch sử, văn học. Giáo trình Lịch sử không đầy đủ và có một số vấn đề đang bị các nhà sử học tranh luận. Môn Văn thiếu những tác phẩm văn học đương đại là những sản phẩm đề cập tới cấc vấn đề gần gũi với các em trong cuộc sống hiện tại, với ngôn ngữ hiện tại.

    Hiển nhiên, nếu các em phải học về những vấn đề mà các em không hiểu, thấy xa lạ thì thật khó mà đòi hỏi các em say mê và thích thú. Kết quả là phần lớn các em sẽ học có tính chất đối phó.

    Chắc nhiều người sẽ công nhận, phần lớn các em tốt nghiệp đại học xong muốn làm việc được sẽ phải học lại một số kỹ năng cơ bản, ví dụ như soạn thảo văn bản. Ở đây tôi không muốn nói tới việc xây dựng văn bản theo đúng quy định hành chính nhà nước. Tôi chỉ muốn nói tới việc xây dựng một văn bản một cách mạch lạc, đúng chủ đề.

    Nếu các em đi học ở trường công lập, hoặc thậm chí ngay tại các trường tư hoặc dân lập nhưng do các giáo viên tư duy theo phong cách của trường công lập giảng dạy, có nhiều khả năng là các em sẽ trở thành… “đàn cừu”.

    Các em được giới thiệu một số đề mẫu có sẵn, được cung cấp và phải học thuộc một số phương án giải quyết có sẵn, không khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo.

    Hiện nay, một số nơi bắt đầu áp dụng phương thức ra đề mở để khuyến khích tư duy sáng tạo. Nhưng theo tôi, vấn đề hiện nay là đội ngũ giáo viên nói chung liệu đã đủ khả năng để chấm những bài tư duy ấy, có đủ khả năng chấp nhận lối tư duy khác chuẩn mực của các em hay không?

    Nếu các em đi học ở trường công lập, nhiều khả năng là các em sẽ phải mất nhiều thời gian để học thêm. Con cái một số người quen của tôi phải học đến hơn 10 giờ tối hàng ngày, mặc dù cháu mới học lớp 1.

    Như vậy khó mà đòi hỏi các em còn niềm say mê học tập, khi mà nhu cầu tự nhiên ở lứa tuổi này của các em là chơi và phát triển về thể chất. Theo tôi, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh lý học đường như tật về mắt hay cột sống phổ biến hiện nay.

    Cũng có thể vì các em phải dồn hết thời gian vào việc học nên không còn thời gian để chơi, tiếp xúc với các bạn khác cùng trang lứa; qua đó, manh nha hình thành các kỹ năng giao tiếp xã hội.

    Thực tế ở nơi tôi làm việc, khi tiếp xúc với các em sinh viên tới thực tập, có những em thành tích học tập cao nhất trong nhóm chưa chắc đã là những người làm việc hiệu quả.

    Vì vậy, tôi không muốn con tôi học giỏi nếu cái giá phải trả cho thành tích học tập là sự nhồi nhét kiến thức với một phần không nhỏ các kiến thức có được không có giá trị thực tiễn cao; nếu cái giá phải trả là việc cháu phải hy sinh thời gian để vui chơi với các bạn cùng trang lứa; nếu cái giá phải trả là áp lực thành tích học tập và áp lực ngay từ trong gia đình; nếu cái giá phải trả là sự mất đi khả năng tư duy độc lập và sáng tạo; nếu cái giá phải trả là thiếu những kỹ năng giao tiếp xã hội, …

    Cái tôi mong muốn là con tôi có được niềm đam mê khám phá cái mới, phát triển được khả năng tư duy độc lập, logic và nếu có thể thì sáng tạo, phát triển những kỹ năng xã hội.

    Tôi mong mỗi ngày cháu đến trường là một ngày vui, để cháu coi việc đến trường là cơ hội chơi với các bạn, được thực sự học cái mới mà bản thân cháu thấy thú vị. Và hơn hết, cháu sẽ không thấy bị áp lực hay tự ti khi các bạn có thành tích học tập cao hơn mình.

    Vậy nên thành tích học giỏi không phải là ưu tiên số một mà tôi trông đợi ở con tôi. Tôi chỉ muốn con tôi lớn lên thành người bình thường.

    Những chia sẻ của anh K. đã nhận được sự đồng tình của nhiều phụ huynh khác.

    Chị Phạm Mai, một phụ huynh tại Hà Nội, chia sẻ: “Từng là một học sinh chuyên nhiều năm liền đi thi học sinh giỏi các cấp, tôi không muốn con mình bị cuốn vào vòng xoáy của học hành, thi cử. Tôi mong con “né” việc thi cử càng nhiều càng tốt.

    Cách học và thi hiện nay không giúp được gì nhiều cho các con trong công việc và cuộc sống tương lai. Việc thi cử đang có xu hướng bị coi trọng quá mức, thậm chí đó còn được coi là cách duy nhất để buộc trẻ phải học.

    Vì vậy, tôi không chấp nhận con mình phải học giỏi bằng mọi giá. Tôi chấp nhận việc con không đạt điểm cao trong các kỳ thi ở trường, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc để mặc con dốt nát, kém cỏi.

    Tôi luôn để con có thời gian tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, học tập và rèn luyện. Tôi hướng con tới việc học thực chất, giúp con hình thành năng lực tự học, một năng lực mà con sẽ cần đến trong suốt cuộc đời để có thể thích ứng với mọi thay đổi bất ngờ trong cuộc sống”.

    Cũng từng là người phải chịu áp lực thi cử, học hành trong suốt thời gian phổ thông khi học trường chuyên, chị Mai Thị Hồng cho biết: “Tôi muốn con được học tập trong môi trường an toàn nhất. Do vậy, thay vì ép con học liên tục, tôi rèn cho con khả năng tự học, coi học hành là động lực, niềm vui chứ không phải áp lực.

    Con chưa từng lot vào “top” những học sinh dẫn đầu lớp, cũng hiếm khi được cô giáo tuyên dương về thành tích học tập, nhưng con luôn tự tin, vui vẻ, sẵn sàng hát hay “làm trò” trước đám đông. Tôi chấp nhận việc con không giành điểm cao trong các kỳ thi. Tôi chỉ mong con có tư duy độc lập và luôn cảm thấy vui vẻ”.

    Thúy Nga

    Cậu bé lớp 4 viết thư phản đối áp lực điểm 10 khiến cha mẹ lặng người

    Cậu bé lớp 4 viết thư phản đối áp lực điểm 10 khiến cha mẹ lặng người

    Sau buổi họp phụ huynh, được cô giáo đưa lại một bài tập của cậu con trai đang học lớp 4 tại một trường tiểu học ở Hà Nội, vợ chồng anh Dư lặng người.

    " alt="Tại sao cựu học sinh trường chuyên không muốn con mình 'học giỏi bằng mọi giá”" />
    ...[详细]
  • 热点阅读
    随机内容