Trải qua nhiều trăm năm, ngày nay mỗi khi đến Tân Triều du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những mảnh vườn bưởi bạt ngàn trĩu quả. Nhiều giống bưởi khắp các nơi được đưa về đây trồng thử nhưng cuối cùng cũng chỉ còn tồn tại 2 giống chủ lực là da xanh và đường cam.
Một chủ vườn cho biết, đã từng trồng thử bưởi Năm Roi trên đất Tân Triều. Cây phát triển tốt. Trái rất sai nhưng ruột thì nhão, đầy nước và nhanh hỏng. Vì thế loại bưởi này không thể có mặt tại đây.
Cây bưởi có mặt khắp các xã của huyện Vĩnh Cửu nhưng chỉ ở các vùng Tân Triều, Tân Bình, Bình Lợi và Bình Long - những địa phương có sông Đồng Nai ngang qua, bưởi mới đạt chất lượng và được gọi chung là bưởi Tân Triều.
Dưới mỗi gốc đều để sẵn một bao phân chuồng. |
Chúng tôi đi trên những con đường trong khu vực làng bưởi Tân Triều. Hai bên đường, nhà nào cũng hàng trăm, hàng ngàn cây bưởi đang trổ hoa, ra trái. Những miếng giấy, miếng vải che cho từng trái tạo nên một bức tranh sống động.
Mỗi vườn chỉ một vài người chăm. Không ồn ào, họ lầm lũi đến từng gốc, xem từng trái. Có những trái bị vứt bỏ, cũng có những trái được nâng niu. Khách phương xa tìm đến, không ai không xuýt xoa trước những trái bưởi tươi xanh vừa được chủ vườn cắt xuống.
Chưa cận Tết nên các vựa mua bán bưởi vắng khách. |
Thương bưởi như con
Vườn bưởi của chị Phạm Kim Lang (63 tuổi) ở Ấp 4 xã Bình Lợi. Khu vườn rộng 2,6 ha với hơn 1500 gốc bưởi. Chị đón chúng tôi bằng nụ cười thân thiện. Là một nhà nông, trải qua 3 đời làm nghề bưởi, trông chị rất khỏe mạnh.
Chị cho biết, nghề bưởi sống quanh năm. Bởi thế nên dù là Tết hay ngày thường, con số bán ra cũng chừng mực. Trên mỗi cây bưởi, mặc dù có thể có cả ngàn trái nhưng chủ vườn chỉ giữ lại từ 40 - 50 trái/cây. Số trái này không ra cùng lúc nên trái nào ra trước, chín trước được bán trước.
Vườn bưởi của chị Lang. Trái bưởi được bao lại che nắng. |
Việc chăm bón hàng ngàn cây như thế rất vất vả nhưng chị Lang nói, chị không quản ngại. Mỗi ngày chị dậy sớm bơm nước tưới cho cả vườn. 'Phải tưới sớm để trái và lá đều ướt, sâu không ăn được', chị Lang nói.
Chị cũng chỉ cho chúng tôi xem, ở mỗi gốc bưởi đều có một bao phân chuồng. Mỗi năm, một gốc như vậy được bón đến 4 bao. Lần lượt từng bao được bỏ ngay gốc như thế để lúc bón đỡ vất vả hơn.
Chị cho biết thêm, bưởi Tân Triều đa số đều dùng phân hữu cơ và tránh phân hóa học nên bưởi lúc nào cũng mọng nước và để được lâu.
Bưởi trong vườn của chị, trái lớn nhất có thể lên đến 2,8kg nhưng cả vườn cũng chỉ được vài trăm trái. Phần lớn giao động từ 1,2kg đến 1,7kg/trái. Khách hàng ít người thích bưởi lớn vì giá cao.
Năm nay, chị cho biết, giá cả không tăng hơn năm ngoái. Hàng giao cho khách được hái sau rằm và những ai mua tại vườn phải đến 26 -27 tháng Chạp mới bán được.
Chị Lang giới thiệu cặp bưởi để bán Tết. |
Nhờ thu hoạch quanh năm nên thu nhập của gia đình chị khá ổn định. Chị cho biết, Tết năm ngoái, giá bưởi 90.000đ/kg chị cũng kiếm được vài trăm triệu. Trừ chi phí các khoản, số tiền còn lại cũng giúp cho gia đình chị có cái Tết đầy đủ, tươm tất.
'Người làm bưởi thương bưởi như thương con bởi cây bưởi đã mang lại cuộc sống ấm no cho nhiều gia đình ở Tân Triều', một anh chủ vườn chúng tôi gặp trên đường về đã bày tỏ nỗi niềm như thế.
Chiếc quạt có hình trái tim. Màu lá trắng tươi và khi khe phẩy, mùi thơm của lá quyện trong gió...
" alt=""/>Thăm làng bưởi Tân Triều dịp cuối nămBước 1: Hành tây + hành tím + hành lá và tỏi băm hay thái nhỏ. Cá và tôm rửa sạch thấm khô. Cá cắt miếng nhỏ.
![]() |
Bước 2: Cho cá và tôm cùng các gia vị phía trên + nguyên liệu (bước 1) + bột mì và bột năng + dầu + lòng trắng trứng + vài viên đá lạnh vào máy xay nhuyễn (1-2 phút) là tất cả quyện thành 1 khối dẻo. Tắt máy.Cho chả ra tô, trộn chút hành lá thái nhỏ.
![]() |
Bước 3: Cho ít chả cá xay lên mặt thớt, dùng dao cuộn tròn thành cây chả nhỏ hay đè dẹp thành miếng chả.
![]() |
Bước 4: Cho vào nồi dầu, chiên lửa vừa. Khi chả chín vàng đều thì gắp ra dĩa.
![]() |
Chả cho ra dĩa có xà lách. Khi ăn chấm với nước mắm chua ngọt hay tương ớt cà chua.
Nếu là tín đồ của các món mì, hẳn bạn sẽ hứng thú với những phiên bản độc đáo đến từ nhiều quốc gia dưới đây.
" alt=""/>Cách làm chả cá thơm lừng, cuốn với rau sốngCháo ấu tẩu, còn được gọi với các tên khác như cháo ô đầu hoặc cháo phụ tử, được nấu từ củ ấu tẩu, gạo tẻ, nếp cái, trứng gà cùng ớt và các loại rau mùi. Từ lâu, cháo đã được người Mông dùng như món ăn giải cảm, sau này được người dân Hà Giang biến tấu, thêm vào một số loại gia vị khác nhau, dần dà món cháo ấu tẩu trở thành “đặc sản” nơi đây.
Cháo được nấu với bột củ ấu tẩu, vốn rất độc, nên phải trải qua nhiều công đoạn giảm bớt độc tính của nó, ninh với nước từ chân giò lợn trong 4 tiếng, cuối cùng khi múc ra thì đập trứng gà vào, cho thêm ớt, tiêu, hành, rau mùi và tía tô để gia tăng tác dụng giải cảm của cháo. Khi đã hoàn tất, bát cháo có sắc nâu đậm như cháo lòng, vị bùi béo, thơm và ngọt, tạo cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.
Cháo bột (cháo vạt giường) Quảng Trị
Hay còn có tên là cháo vạt giường (cháo bánh canh) cá lóc. Đây là một món cháo không giống với bất kỳ món cháo nào, không sệt hay đặc quánh mà được nấu với hai nguyên liệu chính là bột gạo cùng cá lóc.
![]() |
Cháo bột thơm ngon, thực sự từ lâu đã trở thành một trong những món ngon đặc sản địa phương để du khách thưởng thức cho biết ẩm thực ở vùng nắng gió này phong phú thế nào.
Cháo bột ngon nhất khi ăn nóng, một tô cháo bột nhỏ nhỏ có thêm một vài nhúm sợi vạt giường rồi thịt cá lóc phi thơm lừng ở phía trên,thêm hành ngò, ớt xắt rắc lên trên và tất nhiên không thể thiếu lòng cá lóc, chan nước dùng ngập bề mặt.
Cứ thế mà sì soạp húp nghe vị ngọt, vị cay xè xen lẫn nơi đầu lưỡi đậm đà khó quên. Một tô cháo bột nghi ngút khói, một tay cầm đũa gắp và thưởng thức sợi vạt giường, một tay dùng thìa múc nước cháo, vừa ăn vừa xuýt xoa hỏi sao không thú vị thích thú cho được.
Cháo yến sào Khánh Hòa
![]() |
Yến sào được cả thế giới biết đến và ưa chuộng do chứa hàm lượng protein cao, trong đó có đến 18 loại axit amin có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da, đồng thời giúp tăng cường trí nhớ và tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời, phục hồi sụn trong những trường hợp thoái hóa khớp.
Với cách chế biến khá đơn giản và đa dạng, có thể nấu với gạo nếp, gạo thường hoặc nếp than và kèm thêm với những nguyên liệu khác như thịt bằm, thịt gà, cháo yến sào Nha Trang được ưa chuộng vì rất bổ dưỡng, đặc biệt cho người bệnh. Chỉ với một khẩu phần cháo yến sào nhỏ, bạn đã có thể bổ sung rất nhiều năng lượng cho cơ thể.
Tuy nhiên, với nguyên liệu đắt đỏ là yến sào nên giá 1 nồi cháo loại này có thể lên đến tiền triệu.
Cháo lòng Cái Tắc
Người ta thường nói rằng, ai có tới Hậu Giang, đã “lỡ” đi ngang qua chợ Cái Tắc thì phải ghé vào “làm” ngay một tô cháo lòng, đặc sản Cái Tắc. Mặc dù cháo lòng là món thông dụng, khắp mọi miền đất nước nơi nào cũng có, mà mỗi nơi cách nấu ăn lại cực kỳ đa dạng, thế nhưng cháo lòng Cái Tắc lại nổi bật hơn cả, được nhiều người biết đến và trở thành “đặc sản” của đất Hậu Giang.
![]() |
Khác với cháo đặc tại nhiều nơi, cháo lòng tại Cái Tắc là cháo lỏng, nước cháo ngọt và rất thơm, bên trên còn được “đính kèm” tim, gan, phèo, lưỡi, cật, thịt… mà miếng nào miếng nấy dày cui. Nếu chỉ có thể thì chắc cháo lòng Cái Tắc đâu có gì đặc biệt, cháo còn ngon ở nước chấm.
Nước chấm của cháo phải là nước mắm nhỉ, thêm vài lát ớt tươi hoặc ớt ngâm dấm, vắt vào tí nước chanh rồi cho nước chấm và ăn cùng cháo, hoặc để chấm ăn với lòng. Đôi khi thực khách khó tính ăn cháo sẽ nói có mùi tanh của lòng. Bởi thế, khi ăn phải thêm vào rau thơm, rau đắng, bắp chuối và giá để vừa thêm mùi vị, vừa át mất mùi tanh của lòng.
Các quán cháo tại đây mở cửa từ sáng sớm đến tối khuya, khách thập phương thường chọn đây làm điểm dừng chân, ăn cháo cho ấm bụng rồi lại tiếp tục cuộc hành trình. Người ta thường nói ăn cháo mau đói, nhưng nếu khách đã ăn một tô cháo lòng Cái Tắc chính hiệu sẽ no và đủ sức làm việc cả ngày.
Cháo tống Cà Mau
Cháo tống là đặc sản nổi danh ở vùng đất mũi Cà Mau, được chế biến từ gạo, cá lóc và rau đắng đất - thứ gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân Nam Bộ như lẩu cá, lẩu mắm.
Khi ăn cháo rau đắng sẽ thấy vị đắng ở đầu lưỡi, nhưng khi nuốt qua cổ họng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt đọng lại. Thường vào mùa khô, rau đắng mới sẵn có và được coi là tinh hoa của đất, mọc lên từ những gốc rạ, thân mảnh mai, màu trắng muốt có tác dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt.
![]() |
Thịt cá lóc được thái mỏng tang, thêm chút gia vị, hạt tiêu, bột ngọt, ớt tươi, nước mắm ngon. Khi ăn, người chế biến mới cho rau đắng lót dưới đáy bát, trên bày thịt cá rồi múc cháo đang sôi lục bục trên bếp đổ vào, thêm chút hạt tiêu, nước mắm, ớt tươi, vậy là có một bát cháo tống ngon đậm đà.
Lớp cá ở dưới với nhiệt độ nóng của cháo mà tới chín, không bị bở, nát và vẫn giữ được độ ngọt. Lấy đũa lật miếng cá ở phía dưới, ăn cùng với cọng rau đắng, chút rau thơm, cảm giác vị ngọt, đắng hòa quyện cứ tan ở đầu lưỡi, khiến du khách muốn ăn mãi không thôi.
- Có giá 1 ngàn đồng, ăn kèm những món như dưa mắm, trứng muối, quán cháo 'Về đây em' là nơi yêu thích của những người dân lao động với mức giá rẻ mà vẫn ngon, gắn bó với người Sài Gòn suốt 17 năm qua.
" alt=""/>Top 5 đặc sản cháo: Loại vừa ăn vừa run, loại tiền triệu một nồi