Starlink là dịch vụ truy cập Internet thông qua kết nối vệ tinh do công ty SpaceX cung cấp. Điều này được thực hiện nhờ một hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp hoạt động ngoài không gian.
So với dịch vụ Internet hữu tuyến và thông tin di động mặt đất, dịch vụ Internet vệ tinh có ưu điểm vượt trội ở phạm vi phủ sóng rộng khắp, không phân biệt điều kiện địa hình. Dịch vụ phù hợp để triển khai Internet tại những khu vực xa xôi, hẻo lánh, cách trở, những nơi mà Internet cáp quang hay kết nối di động không thể chạm đến.
Đối với trường hợp của Ukraine, Internet vệ tinh cũng giải quyết được bài toán kết nối Internet của người dân, khi mà các dịch vụ viễn thông tại quốc gia này ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tác động của cuộc xung đột quân sự.
![]() |
Để sử dụng dịch vụ của Starlink, người dùng cần có chảo vệ tinh để nhận tín hiệu từ không gian. |
Để sử dụng dịch vụ của Starlink, người dùng sẽ phải sở hữu một bộ sản phẩm bao gồm chảo vệ tinh Starlink, bộ định tuyến Wi-Fi, nguồn điện, cáp và giá đỡ.
Tiếp đó, họ cần gắn chảo Starlink trên mái nhà hoặc những khu vực trống trải với tầm nhìn quang đãng để nhận tín hiệu từ không gian. Dịch vụ hiện có thể cung cấp khả năng truy cập Internet với tốc độ đường xuống trong khoảng từ 50-150 Mbps và độ trễ từ 20-40 ms.
Nhược điểm của dịch vụ Internet vệ tinh là tín hiệu dễ bị gián đoạn, ảnh hưởng bởi vật cản như cây xanh, nhà cao tầng hay trong điều kiện thời tiết xấu.
![]() |
Dịch vụ Internet của Starlink hoạt động nhờ hàng nghìn vệ tinh quỹ đạo thấp được Elon Musk triển khai ngoài không gian. |
Tham vọng của Starlink là sử dụng 12.000 vệ tinh quỹ đạo thấp để phủ sóng Internet đến mọi ngóc ngách của địa cầu. Tính đến nay, dự án đã đưa tổng cộng hơn 2.000 vệ tinh lên quỹ đạo.
Hiện vẫn chưa rõ Elon Musk sẽ hỗ trợ người dân Ukraine bao nhiêu thiết bị đầu cuối để kết nối dịch vụ Internet vệ tinh. Trước đó, sau một vụ phun trào núi lửa gây nên thảm họa sóng thần, tỷ phú này từng tặng đảo quốc Tonga ở Thái Bình Dương 50 thiết bị đầu cuối Starlink để có thể truy cập Internet miễn phí.
Tại Việt Nam, một nhà mạng viễn thông từng cho biết đang nghiên cứu triển khai thí điểm dịch vụ Internet vệ tinh bằng chùm vệ tinh quỹ đạo thấp. Trong trường hợp được triển khai tại Việt Nam, dịch vụ Internet vệ tinh sẽ là lời giải cho bài toán phủ sóng Internet tại những khu vực có địa hình bị chia cắt như đồi núi, hải đảo,...
Trọng Đạt
Starlink của Elon Musk đang là đơn vị dẫn đầu trong cuộc đua cung cấp Internet qua vệ tinh. Thế nhưng, họ đang vấp phải làn sóng chỉ trích từ nhiều phía, nhất là Trung Quốc.
" alt=""/>Người dân Ukraine sử dụng Internet từ trời bằng vệ tinh của Elon MuskĐoạn video bắt đầu với cảnh quay một chiếc Mahindra Scorpio-N màu trắng đang lăn bánh trên thửa ruộng khô cằn. Chủ xe đã gắn cho chiếc xe bộ phận lưỡi cày ở phía sau, chạy vài vòng trên mảnh ruộng để xới đất.
Đáng ngạc nhiên là đoạn video cho thấy không có ai bên trong xe Scorpio-N, và dường như nó di chuyển không người lái. Trong khi chủ xe nhấn mạnh, chiếc xe SUV vẫn đang thực hiện tốt nhiệm vụ "máy cày" của mình.
Nhưng nhiều bình luận cho rằng, đây là một trải nghiệm mạo hiểm với mẫu SUV Mahindra Scorpio-N. Bởi việc để xe ô tô chạy giữa cánh đồng với sức kéo khá nặng như vậy có thể gây ra khả năng hỏng hóc, tốn kém tiền sửa chữa.
Chiếc xe SUV Scorpio-N được nhà sản xuất ô tô Ấn Độ Mahindra & Mahindra sản xuất từ năm 2002 và đến tháng 7/2022 mới cho ra mắt thế hệ thứ 2, được xếp ở phân khúc SUV cỡ trung tại Ấn và SUV cỡ vừa trên thị trường toàn cầu.
Xe được trang bị hai tùy chọn sức mạnh gồm động cơ xăng tăng áp turbo 2.0L công suất 200 mã lực, mô-men xoắn 370 Nm và động cơ Diesel 2.2L công suất 173 mã lực, mô-men xoắn 400 Nm. Cả hai đều đi kèm hộp số tự động hoặc số sàn 6 cấp. Mahindra Scorpio-N cũng đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao của tổ chức đánh giá xe mới Global NCAP.
Theo Cartoq
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!