Tuy nhiên, vấn đề rất lớn đang khiến chiến lược gia người Hàn Quốc khá đau đầu lúc này nằm ở câu chuyện nhân sự bởi thầy Park khó có thể triệu tập lực lượng tốt nhất vì nhiều lý do, trong đó chủ yếu vì chấn thương.
Âu lo này là không quá, dù thực tế hiện tại các học trò của HLV Park Hang Seo đều vẫn đang ra sân ở V-League, tuy nhiên rất nhiều trường hợp lại chỉ vừa trở lại và chưa thể tìm được phong độ cao nhất.
Có thể kể đến Tiến Linh, người dù vừa ghi bàn ở vòng 14 nhưng thực tế cũng mới chỉ đạt khoảng 6-70% phong độ hay Công Phượng chưa biết ngày trở lại chẳng hạn.
Các cựu binh chưa đạt phong độ cao đã đành, ngay cả cái tên được xem như lựa chọn mới bên hành lang cánh trái ở tuyển Việt Nam là Đàm Tiến Dũng vừa dính chấn thương nên không thể chơi hết trận trong cuộc đối đầu Viettel- Thanh Hoá.
Phải được biến thành cơ hội
VFF Cup là giải đấu quan trọng để tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2022 lẫn duy trì vị trí trên BXH FIFA. Tuy nhiên với những gì đang diễn ra về lực lượng có lẽ HLV Park Hang Seo cần tính toán một cách kỹ lưỡng trong lần tập trung tới.
Giải đấu được tổ chức tại TP.HCM cũng là cơ hội gần như lớn nhất cho tuyển Việt Nam tìm hay thử những tân binh nhằm hướng đến mục tiêu vô địch AFF Cup 2022 với một bộ mặt mới mẻ hơn.
Vậy nên có lẽ khi các trụ cột vừa mới trở lại sau chấn thương, phong độ chưa thật tốt nhất, ông Park không cần phải mạo hiểm ở giải đấu tới. Thay vào đó ông Park nên chọn cơ hội cho các tân binh hay nhóm những cầu thủ U23 vốn đang được sử dụng khá nhiều, đồng thời chơi ổn ở V-League mùa này.
Cơ hội để HLV Park Hang Seo thử những con người mới là khá ít vì từ nay tới AFF Cup 2022 thời gian thực sự chẳng còn quá nhiều nên buộc phải tận dụng từng đợt tập trung nhằm tìm thêm sự bổ sung cho tuyển Việt Nam.
VFF Cup đương nhiên quan trọng với những mục tiêu nói ở trên, nhưng suy cho cùng AFF Cup hay tương lai xa hơn mới thực sự đáng để hướng đến. Vậy nên HLV Park Hang Seo cần tận dụng tối đa.
" alt=""/>HLV Park Hang Seo phải hoa giải khó khăn cho tuyển Việt NamTừ khi gặp nạn, cháu Long chỉ nằm một chỗ, mất nhận thức |
Cháu Trần Bảo Long (15 tháng tuổi) là con trai anh Trần Tấn Hùng (SN 1989) và chị Dương Thị Dẻo (SN 1991). Hiện gia đình anh chị đang sống cùng bố mẹ đẻ anh Hùng ở thôn Kim Tân, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình.
Ngồi bên cạnh giường, nhìn đứa con hôm nào còn khỏe mạnh mà giờ thoi thóp thở, mắt trợn ngược, chị Dẻo rơi nước mắt, kể:
“Hôm đó tôi đi làm, anh Hùng ở nhà trông con, trong lúc đang nấu cháo không để ý Long đi vào nhà tắm trơn trượt nên bị ngã. Mấy phút sau khi phát hiện ra sự việc, anh bế con chạy đến cấp cứu tại bệnh viện Becamex Bình Dương thì được các bác sĩ cho biết cháu đã ngưng tim, ngưng thở”.
“Cháu chỉ có phản ứng khi bị véo vào người”, chị Dẻo cho biết |
Đang làm trong công ty, nhận được điện thoại của chồng, chị Dẻo chân tay bủn rủn, phải nhờ đồng nghiệp chở đến bệnh viện. Lúc đó các bác sĩ đang tập trung cấp cứu cho cháu Long. Sau 30 phút có nhịp tim trở lại, Long được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM.
Thời điểm đưa con đi viện, trong túi chị chỉ có 2 triệu đồng. Cũng may một người bạn cùng xóm trọ cho mượn thêm 8 triệu. Nằm tại khoa hồi sức tích cực chống độc của Bệnh viện Nhi đồng 2 hơn 1 tháng trời, mặc dù các bác sĩ đã cố gắng tập cho cháu tự thở nhưng cháu Long vẫn phải thở máy. Đến bước cuối cùng, anh chị phải cho cháu mở khí quản.
Sau 3 ngày mở khí quản, cháu đã tự thở được, bác sĩ cho chuyển đến khoa tai mũi họng để điều trị tiếp. Một tuần sau đó, Long đã được về nhà. Vợ chồng chị Dẻo tập ăn uống và vệ sinh vết thương cho con.
Ngoài những lúc ngủ, cháu gồng cứng người lên, tay chân co quắp, mồ hôi vã ra như tắm |
Từ khi con nằm viện, ăn uống thông qua ống thông dạ dày nên anh chị buộc phải nghỉ hẳn việc công ty để thay nhau chăm sóc con. Kinh tế khó khăn bởi vậy mà càng trở nên kiệt quệ, cả nhà dắt díu nhau về quê nương nhờ ông bà. Dù đã xuất viện về nhà nhưng tình trạng của cháu Long vẫn không khá hơn, cần dùng đến máy hút đờm, máy thở oxy và nhiều dụng cụ y tế hỗ trợ.
“Cứ 1 tiếng chúng tôi phải hút đờm cho cháu 2 lần, nếu không cháu không thở được. Một tuần phải thay ống thông dạ dày 1 lần, chúng tôi liều chở cháu đi bằng xe máy đến Bệnh viện huyện cách nhà khoảng 6km, người thân chở bình ô xy chạy theo sau”, chị Dẻo nghẹn lời.
Sau mấy tháng bị bệnh tật hành hạ, giờ tay chân của Long co rút, không cử động được, cũng không phân biệt được ai, người teo tóp. Ngoài những lúc ngủ, cháu cứ gồng cứng người, mồ hôi vã ra như tắm.
Gần nửa năm nay, cả gia đình chưa có một đêm tròn giấc |
Cách đây 2 tháng, cháu Long bị viêm phổi, gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai chữa trị. Sau khi ổn định, anh chị vay thêm tiền đưa con đến khám ở bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội).
Tại đây, bác sĩ cho biết não của cháu chỉ bị tổn thương ở mức trung bình, di chứng bại não. Vẫn còn cơ hội cấy tế bào gốc nhưng chi phí cho mỗi lần cấy lên đến hơn 200 triệu đồng.
“Còn nước còn tát, chúng tôi mua thuốc theo đơn của bác sĩ cho cháu uống, hy vọng cơ thể cháu đáp ứng thuốc tốt để có cơ hội được cấy tế bào gốc”, anh Hùng nói.
Hy vọng mong manh là vậy, nhưng suốt thời gian vừa qua, anh chị đã nợ hơn 100 triệu đồng. Giờ 200 triệu đồng cho con cấy tế bào gốc là điều quá đỗi xa vời.
“Giờ hai vợ chồng không ai đi làm được, tiền không làm ra. Nhưng nếu con còn hy vọng mà không chữa được tôi sẽ ân hận suốt đời”. Anh Hùng không kìm nổi những giọt nước mắt rơi xuống gò má khắc khổ.
Khi chưa gặp nạn, Long là cậu bé bụ bẫm, khỏe mạnh |
Ở quê, ông bà cũng nghèo, bán được con gà, mớ rau cũng dành dụm để mua dụng cụ y tế cho cháu. Mỗi lần nhìn cháu thở khó nhọc qua ống thông khí quản được mở trên cổ, rồi cả khi ôm bình oxy chạy sau xe đưa cháu đến bệnh viện, ông bà đều ngậm ngùi nuốt nước mắt vào trong.
Trước kia, vợ chồng anh Hùng làm công nhân cho một công ty giày da. Khi con được 6 tháng tuổi, anh chị đưa con đi gửi trẻ rồi hai vợ chồng đi làm, lương công nhân chỉ đủ trả tiền phòng trọ và tiền sinh hoạt phí. Nay con bệnh, cảnh nhà nghèo túng càng thêm phần cùng quẫn. Chỉ mong sau bài viết này, cháu Long và gia đình sẽ được bạn đọc giúp đỡ, tiếp thêm sức mạnh trên con đường chiến đấu với bệnh tật phía trước.
Hải Sâm
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Trần Tấn Hùng (con ông Trần Xuân Bình), thôn Kim Tân, xã Kim Hóa, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình. SĐT 0983098464. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.033 (bé Trần Bảo Long) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |