当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Girona vs Betis, 2h00 ngày 22/4: Còn nước còn tát 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Ngày 9/10, ông Trần Bình Trọng, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An cho biết, địa phương này đã phối hợp với huyện Quỳnh Lưu và công ty đấu giá, tổ chức đấu giá lại 23 lô đất em trai Phó Chủ tịch UBND huyện này từng trúng đấu giá năm 2023.
23 lô đất nêu trên nằm tại khu vực Đồng Quan, xã Quỳnh Hưng, có tổng diện tích hơn 4.600m2. Kết quả trúng đấu giá của 23 lô đất này là hơn 43 tỷ đồng.
"23 lô đất đấu giá lại chỉ có 5 người địa phương trúng, còn lại là người ở các huyện, xã khác. Đến thời điểm này, số tiền người trúng đấu giá các lô đất mới nộp được hơn 20 tỷ đồng", ông Trọng nói.
23 lô đất ông Nguyễn Văn Trọng trúng đấu giá và bị hủy kết quả để thực hiện lại (Ảnh: Nguyễn Phê).
Trước đó, ngày 20/6/2023, tại hội trường UBND xã Quỳnh Hưng (huyện Quỳnh Lưu) đã diễn ra buổi đấu giá 56 lô đất khu vực Đồng Quan, xóm 5, xã Quỳnh Hưng. Khu đất này có tổng diện tích 11.467m2. Giá khởi điểm đấu giá là 59,7 tỷ đồng.
312 lượt người tham gia đấu giá và 100% lô đất được đấu thành công với tổng số tiền trúng đấu giá hơn 85 tỷ đồng, chênh lệch so với giá khởi điểm là gần 26 tỷ đồng.
Sau khi phiên đấu giá kết thúc, dư luận xôn xao về việc ông Nguyễn Văn Trọng (công chức kế toán xã Quỳnh Bá, huyện Quỳnh Lưu) đã trúng 23 lô đất trị giá hơn 30 tỷ đồng. Điều đáng nói, ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột ông Nguyễn Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu, người phê duyệt giá khởi điểm.
Ngày 28/6/2023, tổ giám sát đấu giá quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu đã xác minh và xác định ông Nguyễn Văn Trọng là em ruột của người ký quyết định phê duyệt giá khởi điểm các lô đất.
Ngày 3/7/2023, UBND huyện Quỳnh Lưu tổ chức họp và thông báo kết luận phiên đấu giá các lô đất tại xã Quỳnh Hưng diễn ra khách quan, đúng trình tự, thủ tục.
23 lô đất đấu giá lại được hơn 43 tỷ đồng (Ảnh: Nguyễn Phê).
Tuy nhiên, do đấu giá viên, tổ giám sát đấu giá chủ quan, không kiểm tra, rà soát kỹ tư cách khách hàng khi tham gia đấu giá nên để xảy ra việc ông Nguyễn Văn Trọng không đủ điều kiện, tham gia đấu giá.
Sau đó, chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu không công nhận kết quả trúng đấu giá đối với 23 lô đất nêu trên, đồng thời báo cáo giải trình rõ trách nhiệm trong quá trình thực hiện quy trình, thủ tục đấu giá để xảy ra sai sót.
Thường trực Huyện ủy Quỳnh Lưu đã có kết luận và giao UBND huyện chỉ đạo UBND xã Quỳnh Bá tổ chức kiểm điểm ông Trọng để xử lý các vấn đề liên quan theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ông Trọng bị kỷ luật phê bình, rút kinh nghiệm.
" alt="Vụ em trai phó chủ tịch huyện trúng đấu giá 23 lô đất: Đã đấu giá lại"/>Vụ em trai phó chủ tịch huyện trúng đấu giá 23 lô đất: Đã đấu giá lại
Binh sĩ Ukraine lái xe bọc thép ở khu vực giáp biên giới Nga (Ảnh: EPA).
Trả lời phỏng vấnFox Newscuối tuần qua, ông Daniel Davis nhận định chiến lược của các nước phương Tây "hỗ trợ đến khi cần" để giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga dường như sẽ khó hiệu quả.
"Sẽ không có con đường nào đi đến đâu nếu chúng ta chỉ cung cấp cho Ukraine nhiều thứ hơn hoặc giúp đỡ họ theo cách này để thay đổi cục diện chiến sự. Điều đó sẽ không xảy ra, nó chắc chắn có lợi cho Nga", ông nói.
Ông nhấn mạnh: "Nếu chúng ta tiếp tục làm điều đó, sẽ có thêm nhiều người Ukraine thiệt mạng và cuối cùng họ vẫn thất bại trong cuộc chiến này".
Theo cựu sĩ quan Mỹ, cách duy nhất để Kiev chấm dứt cuộc xung đột là thông qua đàm phán.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới đây cho biết, ông tin xung đột với Nga sẽ chấm dứt nhanh hơn khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào đầu năm tới. Ông nói thêm rằng Ukraine "phải làm mọi thứ để cuộc chiến này kết thúc vào năm tới, kết thúc thông qua các biện pháp ngoại giao".
Ông Zelensky cũng cho hay, ông và Tổng thống đắc cử Trump đã có cuộc điện đàm "mang tính xây dựng" ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng không tiết lộ liệu ông Trump có đưa ra bất kỳ đề xuất nào liên quan đến các cuộc đàm phán với Nga hay không.
Theo Newsweek" alt="Cựu sĩ quan Mỹ: Ukraine chỉ có thể chấm dứt xung đột với Nga qua đàm phán"/>Cựu sĩ quan Mỹ: Ukraine chỉ có thể chấm dứt xung đột với Nga qua đàm phán
Theo đó, điểm mới nổi bật trong quy định cụ thể diện tích tối thiểu thửa đất sau khi tách thửa đối với các phường của TP Huế là 60 m2. Riêng các phường mới sáp nhập vào thành phố Huế là 80 m2; các xã sáp nhập vào TP Huế là 100 m2.
Các thị trấn thuộc huyện, các phường thuộc thị xã và các xã đồng bằng là 100 m2 (riêng các xã Phú Thuận, Phú Hải của huyện Phú Vang và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền là 80 m2).
Riêng các xã trung du, miền núi diện tích tối thiểu sau khi tách thửa là 150 m2; trong đó, kích thước cạnh mặt tiền được quy định phải lớn hơn hoặc bằng 4 m theo hướng song song với đường giao thông; Kích thước chiều sâu thửa đất phải lớn hơn hoặc bằng 5 m.
Với đất trồng cây hàng năm (trừ đất lúa), đất nuôi trồng thủy sản, việc tách thửa đất mới hình thành từ việc tách thửa và thửa đất còn lại phải đảm bảo diện tích tối thiểu như sau: các xã, phường thuộc thành phố Huế là 200m2; các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã là 300 m2; các xã đồng bằng là 400 m2; các xã trung du, miền núi là 500 m2 .
Với đất trồng cây lâu năm, đất nông nghiệp khác, các xã, phường thuộc thành phố Huế là 400 m2; các thị trấn thuộc huyện và các phường thuộc thị xã là 600 m2; các xã đồng bằng là 800 m2; các xã trung du, miền núi là 1.000 m2. Đối với đất lâm nghiệp, diện tích tối thiểu sau khi tách thửa 5.000 m2…
Quy định mới của tỉnh Thừa Thiên Huế cũng nêu rõ, trường hợp tách thửa đối với thửa đất có diện tích lớn hơn hoặc bằng 5.000 m2 thì UBND cấp huyện thực hiện phê duyệt phương án tổng mặt bằng sau khi lấy ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng theo quy định.
Nếu tách thửa đất ở có hình thành lối đi chung thì việc tách thửa đất được thực hiện sau khi có bản vẽ tổng thể sơ đồ mặt bằng phân lô được UBND cấp huyện chấp thuận.
Để thực hiện quy định mới về tách thửa đất này, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, TP Huế rà soát các điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông, thoát nước... và các quy định pháp luật về quy hoạch, xây dựng để hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện.
" alt="Thừa Thiên Huế ban hành nhiều quy định mới về tách thửa đất"/>Quang cảnh buổi tọa đàm “Tính liên tục và sự thay đổi trong mô hình xã hội Bắc Âu - thích ứng với Kỷ nguyên số” ngày 19/2.
Nhân kỷ niệm Ngày Bắc Âu 2019, Đại sứ quán bốn nước Bắc Âu tại Việt Nam gồm Đan Mạch, Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển cùng Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh hôm nay 19/2 đã tổ chức tọa đàm với chủ đề “Tính liên tục và sự thay đổi trong mô hình xã hội Bắc Âu - thích ứng với Kỷ nguyên số”. Tọa đàm có sự tham gia của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, đại sứ của bốn nước Bắc Âu cùng các chuyên gia trong và ngoài nước.
Đại sứ Phần Lan Kari Kahiluoto cho biết tất cả các nước Bắc Âu đều phụ thuộc chặt chẽ vào tự do thương mại quốc tế và một hệ thống điều hành hoạt động hiệu quả, đồng thời cũng phải đối mặt với những vấn đề nội tại như tình trạng già hóa dân số và tuổi nghỉ hưu kéo dài.
”Tuy nhiên, các xã hội Bắc Âu cũng sở hữu nhiều điều kiện tiên quyết thuận lợi trong công cuộc tìm kiếm các giải pháp bền vững nhờ các thể chế hiện tại luôn được điều chỉnh không ngừng để thích ứng với những thách thức thời đại. Số hóa là một phần vô cùng quan trọng của quá trình này”, Đại sứ Kahiluoto khẳng định.
Tất cả các quốc gia Bắc Âu đều đang trải qua quá trình triển khai các chiến lược quốc gia về số hóa. Các chính sách này đều tập trung vào xây dựng chính phủ điện tử, hỗ trợ tăng trưởng và đổi mới sáng tạo trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo an ninh số.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều chuyên gia nước ngoài
“Số hóa đem lại lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức. Khu vực nhà nước và tư nhân đều phải có những thay đổi quan trọng liên quan tới các vấn đề như quản trị, dịch vụ, sản xuất và phân phối, đòi hỏi phải tăng cường tính hiệu quả, phải có cách tư duy mới, các trình độ năng lực mới, mô hình kinh doanh mới và chính sách mới. Số hóa là một công cụ để đổi mới, đơn giản hóa và cải tiến. Tuy nhiên, cần phải giữ vững các nguyên tắc đạo đức đúng đắn và không được quên rằng, chính con người chứ không phải máy móc, sẽ đảm nhận vị trí người cầm lái”, Đại sứ Na Uy Grete Løchen nói tại tọa đàm.
Thông qua bài trình bày của mình, các diễn giả từ Bắc Âu đã chia sẻ bức tranh tổng quan về việc các cơ quan hữu quan trong khu vực đã thực hiện các chiến lược số của quốc gia và của cả khu vực, cũng như về các chủ thể liên quan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của khu vực Bắc Âu. Ngoài ra, các diễn giả cũng chia sẻ về những thách thức và bài học kinh nghiệm mà khu vực Bắc Âu rút ra được trong quá trình thay đổi để thích ứng với quá trình số hóa.
“Tương tự toàn cầu hóa, số hóa đặt ra nhiều thách thức nan giải. Cho dù quy mô và dân số rất khiêm tốn, Bắc Âu đang bắt nhịp khá tốt với tương lai số và chúng tôi đã trải qua một giai đoạn chuyển dịch số rất lớn trong những năm gần đây. Sở dĩ có được điều này là nhờ niềm tin của chúng tôi đối với nhau và đối với khu vực công, cũng như nhờ có năng lực số rất tốt của người dân và doanh nghiệp ở khu vực Bắc Âu. Chúng tôi rất sẵn lòng chia sẻ với Việt Nam những bài học kinh nghiệm của mình trong quá trình này”, Đại sứ Đan Mạch Kim Højlund Christensen nhấn mạnh.
Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg phát biểu tại tọa đàm
“Chúng tôi rất chú trọng tới phát triển nguồn vốn con người. Bắc Âu là khu vực mà dân số có trình độ học vấn cao nhất thế giới. Trong bối cảnh các xã hội cởi mở và liên kết của mình, chúng tôi tin rằng mỗi cá nhân cần được trao các cơ hội để phát triển, để chịu trách nhiệm và dám thách thức các cấu trúc và chuẩn mực hiện hành. Chúng tôi muốn tạo ra một mảnh đất màu mỡ để con người tự do tư duy, tìm hiểu công nghệ, để các công dân năng động góp phần sáng tạo, đổi mới và tiến bộ”, Đại sứ Thụy Điển Pereric Högberg nhận định.
Đại sứ Högberg nhấn mạnh Bắc Âu ”sẽ tiếp tục hợp tác cùng các nước khác, trong đó có Việt Nam, để giải quyết những thách thức và tận dụng những cơ hội trong kỷ nguyên số”.
Cả 4 nước Bắc Âu đều nằm trong nhóm những nước châu Âu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ rất sớm. Các nước Bắc Âu đã và đang là người bạn tốt, đáng tin cậy của Việt Nam, tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam để thực hiện các nỗ lực nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước, tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy công bằng, dân chủ, bảo vệ môi trường và hòa nhập, là nền tảng của sự thịnh vượng và phát triển bền vững.
Thành Đạt
" alt="Bắc Âu sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thích ứng với kỷ nguyên số"/>Môi giới rao bán chênh mất dạng
Những ngày qua, thị trường vẫn chưa khỏi choáng váng với 2 phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức và Thanh Oai (Hà Nội) với mức giá cao nhất lần lượt là 133,3 triệu đồng/m2 và 100,5 triệu đồng/m2. Mức giá trúng này cao hơn rất nhiều so với khu vực.
Điều đáng nói, ngay sau phiên đấu giá, một số môi giới đã bày bàn ghế tại khu đất để chào mời khách với giá chênh hàng trăm triệu đồng mỗi lô.
Chị Thúy - nhà đầu tư tại Ba Vì (Hà Nội) - kể, nhóm chị tham gia đấu 17 lô đất tại phiên đấu giá ngày 19/8 ở huyện Hoài Đức. Dù thế, nhóm này chỉ trúng được 3 lô với mức giá lần lượt 91,3 triệu đồng/m2, 97,3 triệu đồng/m2 và 121,3 triệu đồng/m2. Ngay sau đó, người này đã rao bán cả 3 lô đất trên với mức giá chênh 600 triệu đồng/lô.
Hay phiên đấu giá 68 lô đất vào ngày 10/8 tại huyện Thanh Oai, ngay khi kết thúc, những người trúng đã lập tức rao bán chênh các lô đất từ 300 triệu đồng đến 500 triệu đồng/lô.
Ngày 21/8 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 82 chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Sau đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội thông báo việc cử đoàn kiểm tra đột xuất công tác đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Thanh Oai và huyện Hoài Đức.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, khu đất đấu giá tại thôn Thanh Thần (Thanh Cao, huyện Thanh Oai) và thôn Lòng Khúc (Tiền Yên, huyện Hoài Ðức) đã không còn bóng dáng của môi giới đặt bàn tư vấn mua bán đất đấu giá. Nhưng những tấm biển quảng cáo bán đất vẫn còn nguyên.
Không còn hình ảnh môi giới đặt điểm tư vấn mua bán đất tại các khu đấu giá (Ảnh: Dương Tâm).
Không ít môi giới xác nhận những người trúng đã ngừng rao bán chênh. Chị Hương - môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức - nói sau phiên đấu giá nhiều môi giới đã rao bán chênh từ vài trăm triệu đồng mỗi lô. Một số lô đã có thể chuyển nhượng. Tuy nhiên, hiện một số chủ đất đã dừng bán. Tại khu đất đấu giá đã không còn môi giới bày bàn ghế để tư vấn khách.
Anh N.Đ.Q, môi giới bất động sản tại huyện Hoài Đức, cho biết ngay sau khi có quyết định của huyện tạm dừng đấu giá 52 lô đất hàng loạt chủ đất trúng đấu giá phiên ngày 19/8 báo dừng bán gấp. Họ cũng cho rằng đến khi nào có kết quả kiểm tra sẽ tính tiếp.
Tình cảnh tương tự cũng diễn ra tại Thanh Oai. Anh Tùng - môi giới bất động sản tại địa phương - nói sau phiên đấu giá, không ít người trúng rao bán chênh từ 300 đến 600 triệu đồng/lô. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau đó, giá chênh đã hạ xuống còn 100-300 triệu đồng/lô. Đến khi có thông tin đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường đi kiểm tra phiên đấu giá, một số chủ đất đã ngừng bán.
Chị Hà - người dân tại thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao - nói, mấy ngày trước khi tổ chức đấu giá đất, nhiều "cò" đất đã bày bàn ghế đặt điểm tư vấn mua bán đất đấu giá. Nhưng mấy ngày gần đây không còn thấy "cò" đất "túm năm tụm ba" nữa.
Chị nói, một số người dân tại khu vực tham gia đấu giá đất nhưng cũng chỉ trả mức giá khoảng 40 triệu đồng/m2, bằng với giá tại thị trường khu vực. "Đất ở đây mà trả tới 100 triệu đồng/m2, trong khi quy hoạch nhiều năm tới cũng không có hạ tầng mới, tôi không hiểu họ mua để làm gì?", chị nói.
Khu đất xuất hiện nhiều biển quảng cáo văn phòng tư vấn đất đai (Ảnh: Dương Tâm).
Chuyên gia nói về sự bất thường, có dấu hiệu tạo "sốt đất"
Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), việc giá đất tại vị trí có cơ sở hạ tầng, tiện ích không nổi bật, ở một địa phương vùng ven sở hữu tiềm năng tăng giá ở mức bình thường nhưng lên tới hơn 100 triệu đồng/m2, ngang bằng với giá đất nền tại các khu đô thị, khu vực đông dân cư là bất bình thường, vượt xa giá trị thực tế. Đây chính là kết quả của các mục đích không lành mạnh.
Ông nhận định, không ít nhà đầu tư tham gia các phiên đấu giá này là những người "có nghề" đấu giá đất, họ thường tham gia với mục đích đơn giản đó là "lướt sóng". Họ không quan tâm giá trị thật là bao nhiêu, cứ trúng đã rồi mua bán sang tay ngay để kiếm lời hoặc sẵn sàng bỏ cọc nếu thị trường không hưởng ứng.
Mục đích nguy hiểm hơn là tạo "sốt đất". Các cá nhân này lợi dụng việc đặt cọc đấu giá nhằm mục đích thổi giá các khu đất liên quan. Thậm chí bất chấp rủi ro, hợp thức hóa mức giá bằng cách thanh toán đầy đủ theo mức giá đấu trúng, để lấy mức giá này làm căn cứ kích giá đất ở các huyện vùng ven, kích giá đất nhiều nơi leo thang, thậm chí "sốt ảo".
Hệ quả là không ít nhà đầu tư bị chôn vốn, tạo ra các khu đất bỏ hoang, ảnh hưởng xấu tới tiến trình phục hồi, phát triển theo hướng an toàn, lành mạnh, bền vững của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng, cả nước nói chung khi dòng tiền bị ứ đọng ở đất đai, không đi vào hoạt động kinh tế khác.
Ngày 10/8 huyện Thanh Oai đã tổ chức thành công phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội), có diện tích từ 60-85m2 với giá khởi điểm từ 8,6 triệu đồng/m2 đến 12,5 triệu đồng/m2. Phiên đấu giá đã thu hút được 4.600 hồ sơ nộp tham gia, nhưng chỉ có 4.201 hồ sơ đủ điều kiện của 1.545 người.
Ðáng chú ý, kết thúc phiên đấu giá, lô góc có giá trúng cao nhất là gần 100,5 triệu đồng/m2, gấp 8 lần so với giá khởi điểm. Các lô thường có giá trúng 63-80 triệu đồng/m2, gấp 5 đến 6,4 lần so với giá khởi điểm.
Gần đây nhất, ngày 19/8 phiên đấu giá 19 lô đất tại khu LK03 và LK04, thôn Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Ðức (Hà Nội). 19 thửa đất được đưa ra đấu giá dao động khoảng 74-118m2. Giá khởi điểm đấu giá là 7,3 triệu/m2. Khoản tiền đặt cọc dao động từ 109 đến 172 triệu đồng/lô đất. Phiên đấu giá thu hút 700 hồ sơ nộp vào tham gia.
Sau cuộc đấu giá kéo dài 20 giờ, 19 lô đất được bán thành công. Mức giá trúng cao nhất lên tới 133,3 triệu đồng/m2, gấp hơn 18 lần so với giá khởi điểm, trong khi lô thấp nhất cũng tới 91,3 triệu đồng/m2, cao gấp 12,5 lần giá khởi điểm.
" alt="Chủ dừng bán, "cò" biến mất khỏi khu đất đấu giá tại 2 huyện ven Hà Nội"/>Chủ dừng bán, "cò" biến mất khỏi khu đất đấu giá tại 2 huyện ven Hà Nội
Lễ Tưởng niệm nhà hoạt động hòa bình Mỹ Merle Evelyn Ratner (Ảnh: VUFO).
Ngày 16/2, VUFO đã tổ chức Lễ Tưởng niệm nhà hoạt động hòa bình Mỹ Merle Evelyn Ratner, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Bà đã qua đời trong một tai nạn giao thông tại thành phố New York, Mỹ vào tối ngày 5/2.
Có 150 người đã tham gia lễ Tưởng niệm bằng hình thức trực tiếp, gồm đại diện các bộ, ban, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội; ông Ngô Thanh Nhàn, chồng bà Merle Evelyn Ratner; đại diện các tổ chức, cá nhân là bạn bè, đối tác của bà Merle Evelyn Ratner; công chức, người lao động của VUFO.
Lễ tưởng niệm diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến (Ảnh: VUFO).
Lễ Tưởng niệm nhằm tưởng nhớ, tri ân, và tôn vinh những đóng góp của bà trong hoạt động hòa bình, phản đối chiến tranh ở Việt Nam trước đây cũng như những hoạt động đấu tranh đòi quyền lợi cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin ở Việt Nam và thúc đẩy quan hệ đối ngoại nhân dân giữa Việt Nam và Mỹ.
Bà Merle Evelyn Ratner, sinh năm 1956 tại thành phố New York, có tình yêu đặc biệt với Việt Nam. Bà từng xuống đường biểu tình chống chiến tranh Việt Nam khi mới 13 tuổi và nổi tiếng với hành động treo khẩu hiệu phản chiến lên tượng Nữ thần Tự do.
Bà Merle Ratner tham gia rất tích cực trong biểu tình phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ cuối thập niên 1960, ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; tham gia phong trào chống chủ nghĩa đế quốc thập niên 1970, 1980, và chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ hiện nay.
Bà là người đồng sáng lập và điều phối viên trong tổ chức "Chiến dịch cứu trợ và Trách nhiệm đối với Nạn nhân chất độc Da cam ở Việt Nam (VAOR-RC)" của khu vực New York.
Sau năm 1975, với tình yêu sâu sắc dành cho Việt Nam, bà Merle Ratner đã có nhiều nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Mỹ, hỗ trợ cho nhiều hoạt động quốc tế của Việt Nam và hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Trước đó, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương đã gửi Điện chia buồn tới gia quyến bà Merle Ratner.
Bà Merle Ratner trong một bài trả lời phỏng vấn truyền thông Việt Nam (Ảnh: VNA).
Tưởng niệm người bạn thủy chung của Việt Nam Merle Evelyn Ratner