
1. Thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu được áp dụng cho xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống đang ở mức 70 - 80% đối với các dòng xe nhập từ châu Âu và châu Mỹ cũng như các các nước khác. Thuế nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước trong khối ASEAN được giảm từ 30% về 0%. Tuy nhiên hiện tại mức thuế này chỉ áp dụng với xe có tỷ lệ nội địa hoá trong khối từ 40% trở lên.
Trong khi đó, xe ô tô lắp ráp trong nước không phải chịu thuế nhập khẩu.
2. Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phụ thuộc vào dung tích xi lanh với mức thuế từ 35 - 150%. Đối với những dòng xe dưới 9 chỗ có dung tích xi lanh giảm từ 1.5L trở xuống, mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 35%, dòng xe có dung tích xi lanh từ 1.5L - 2L mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40%, dòng xe có dung tích xi lanh từ 2.5L - 3L mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 60%.
3. Thuế giá trị gia tăng
Đối với ô tô, thuế giá trị gia tăng được tính 10% của giá sau khi đã có thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
4, Thuế thu nhập doanh nghiệp
Doanh nghiệp đóng, tính vào giá xe: 22%.
5. Phí đăng ký và phí lấy biển số xe
Đối với xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, phí cấp mới biển số ôtô được áp dụng khác nhau theo từng địa phương, trong đó mức phí cao nhất là 20 triệu đồng (Áp dụng cho khu vực 1 của Thủ đô Hà Nội, TP.HCM) và thấp nhất là 200.000 đồng.
6. Phí trước bạ
Với các loại ô tô dưới 10 chỗ phí trước bạ phải đóng là 10 - 12 % (tuỳ thuộc vào thành phố đang sinh sống).
7. Phí bảo hiểm dân sự
Đối với những xe dưới 6 chỗ phải chi trả 436.700 đồng cho 1 năm khoản phí bảo hiểm dân sự, xe từ 7 - 11 chỗ phải đóng 873.400 đồng, xe Pickup, Minivan là 1.026.300 đồng.
7. Phí đăng kiểm
Kiểm định ô tô là quá trình kiểm tra chất lượng và độ an toàn của một chiếc xe có đáp ứng tiêu chí lưu thông an toàn trên đường hay không.
9. Phí bảo trì đường bộ
Với những dòng xe bán tải mức phí dành cho phí bảo trì đường bộ là 2.160.000 đồng/năm, xe dưới 9 chỗ là 1.560.000 đồng/năm, tất cả các loại xe khi hết thời hạn sẽ phải đóng tiếp.
Phí sử dụng đường bộ: Có 2 loại phí sử dụng đường bộ, là phí thu qua trạm thu phí BOT để hoàn vốn xây dựng các công trình giao thông khi ô tô lưu hành qua, và phí bảo trì đường bộ với mức 130.000 đồng đến 1.430.000 đồng một tháng tùy theo tải trọng xe.
Với nhiều mức thuế, phí như trên nên chủ xe được khuyến cáo là trước khi quyết định mua xe, cần tham khảo và ước tính trước những khoản tiền sẽ phải chi trả, đặc biệt là nếu mua xe trả góp thì hãy tính toán kỹ số tiền thực trả sau cùng cũng như chi phí hàng tháng.
Ngoài ra, cần chuẩn bị tâm lý về việc sẽ phải nuôi xe hàng tháng với các khoản tiền như xăng dầu, gửi xe hay bảo dưỡng sửa chữa chiếc xe của mình.
" alt=""/>9 loại thuế phí một chiếc ô tô tại Việt Nam phải 'cõng'Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu.
Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, không phải ai ăn dứa cũng tốt.
Người bị bệnh dạ dày
PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.
Người thừa cân béo phì
Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.
Người đái tháo đường
người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Người huyết áp cao
Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.
Người mắc bệnh viêm mũi họng
Những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...Bởi ăn dứa dễ bị rát miệng lưỡi, cổ họng ngứa ngáy…
Phụ nữ mang thai
Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.
Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.
Chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa (chín vàxanh) là bromelin Trong quả dứa, lõi dứa có hàm lượng bromelin cao nhất.
" alt=""/>Những người tuyệt đối không nên ăn dứa