Nhận định

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-04-15 23:20:50 我要评论(0)

Ông Nguyễn Văn Yến (thị trấn Quỳ Hợp,íquyếtlàmchèđâmbántrămchaimỗingàydânthịtrấnsốngổngoại hạng anh ngoại hạng anh lịch thi đấungoại hạng anh lịch thi đấu、、

Ông Nguyễn Văn Yến (thị trấn Quỳ Hợp,íquyếtlàmchèđâmbántrămchaimỗingàydânthịtrấnsốngổngoại hạng anh lịch thi đấu Nghệ An) khá nổi tiếng với quán nước chè nhỏ nhìn ra hồ Thung Mây. Khác với những quán nước khác, ông Yến không dùng nước sôi pha chè, mà hoàn toàn giã bằng tay để lấy nước. Cách chế biến đặc biệt cũng chính là tên gọi của thứ nước giải khát độc đáo ở huyện miền núi này.

"Nói là chè đâm, bởi phải đâm (giã) trong cối để lấy ra cái tinh túy của chè", ông Yến nói.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 1

Ông Yến phải sử dụng khá nhiều sức với chiếc chày nặng 3,5kg dùng giã chè (Ảnh: Hoàng Lam).

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng việc giã chè, ngay cả con trai 25 tuổi của ông Yến cũng không đủ sức làm. Ông Yến nâng cái chày được làm bằng gỗ nghiến của mình lên, bảo: "Cái chày này nặng 3,5kg. Động tác giã phải nhanh, dứt khoát, đủ mạnh. Người không quen không làm được đâu".

Ở thị trấn Quỳ Hợp, ông Yến không phải là người duy nhất bán chè đâm. Thứ nước giải khát này được kế thừa của đồng bào Thái trên địa bàn huyện. Mặc dù đều chế biến từ lá, cành chè xanh giã nát nhưng mỗi nhà lại có bí quyết riêng, đảm bảo hương vị thơm, ngon, đậm đà, đặc trưng nhất.

Mỏi tay làm món chè đâm xanh như ngọc để giải khát (Video: Hoàng Lam).

Chị Trần Thị Thu An (thị trấn Quỳ Hợp) có một khoảnh vườn chuyên trồng chè, vừa phục vụ nhu cầu uống chè xanh của gia đình, vừa cung cấp cho các cơ sở chế biến chè đâm trên địa bàn.

Theo chị An, chè đâm phải sử dụng loại chè cổ, giống bản địa, không phải là chè công nghiệp. Quá trình chăm sóc chè không được bón phân hóa học hay dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật. Cây chè trên 30 năm tuổi, trồng ở vị trí thoáng nắng sẽ cho vị ngon nhất.

Chè phải được thu hoạch và sử dụng trong ngày, không để qua đêm mới giữ được hương vị ngon nhất khi đâm.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 2

Chè được giã nhuyễn trước khi hòa nước, lọc bỏ bã (Ảnh: Hoàng Lam).

Chè sau khi được lựa chọn kỹ, rửa sạch, đưa vào cối giã. Quá trình giã sẽ được chế thêm nước đun sôi để nguội và đá lạnh nhằm giữ hương vị, màu sắc. Sau khoảng 10 phút, quá trình giã hoàn thành, đến công đoạn pha chế.

Với 7 năm kinh nghiệm chế biến chè đâm, ông Yến cho rằng, để chè giữ đúng vị, màu sắc đẹp phải sử dụng nước mưa đun sôi, để nguội, pha loãng hỗn hợp vừa giã. Nếu sử dụng nước giếng hoặc nước máy, chè sẽ bị bầm, không giữ được màu xanh ngọc.

Ông Yến dùng đũa đánh đều bã chè, hòa tan vào nước. Hỗn hợp này sau đó sẽ được lọc lấy nước, bỏ bã.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 3

Chè đâm có màu xanh ngọc, vị chát khi chạm môi nhưng ngọt hậu (Ảnh: Hoàng Lam).

"Mùa hè, trung bình mỗi ngày tôi giã, bán khoảng trên 100 chai nước, mỗi chai 10.000 đồng, mùa đông khoảng 40-50 chai. Chúng tôi cũng đóng chai, bảo quản trong thùng xốp lạnh gửi ô tô cho khách ở thị xã Thái Hòa, Vinh (Nghệ An). Tuy nhiên, nước chè đâm chỉ sử dụng trong vòng 24 tiếng với điều kiện bảo quản mát", ông Yến chia sẻ.

Theo ông Yến, làm chè đâm không cần nhiều vốn, chỉ cần chịu khó, tỉ mỉ trong chế biến. Thứ nước giải khát độc đáo này mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông.

Anh Ngô Văn Hùng (trú thị trấn Quỳ Hợp) cho biết, chè đâm là thức uống giải khát được anh và các thành viên trong gia đình sử dụng hàng ngày.

Bí quyết làm... chè đâm bán trăm chai mỗi ngày, dân thị trấn sống ổn - 4

Anh Ngô Văn Hùng và món giải khát khoái khẩu (Ảnh: Hoàng Lam).

"Nước chè đâm khi chạm môi sẽ có vị đắng, mùi thơm đặc trưng. Nhấp ngụm nước chè, chậm rãi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị ngọt hậu. Không chỉ giải khát, nước chè đâm có tác dụng giải rượu rất tốt. Tối có uống nhiều rượu đến đâu, sáng mai làm một cốc chè đâm, tự nhiên thấy khoan khoái, tỉnh táo hẳn ra", anh Hùng chia sẻ.

Với những người dân sành uống, chè đâm phải được thưởng thức chung với kẹo lạc, cu đơ. Vị ngọt, chát, thơm, bùi của chè đâm sẽ "dậy" hơn khi ăn kẹo lạc.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
387645468 860381949014347 1451825716040912484 n.jpg
Tùng sax hâm nóng họp báo khi biểu diễn nhạc phẩm 'My heart will go on' bằng saxophone. 

Chiều 9/10, chương trình Kenny G Live in Vietnam mở màn cho chuỗi sự kiện âm nhạc đẳng cấp quốc tế mang tên Good Morning Vietnamđã được công bố tại Hà Nội. Đây là dự án âm nhạc quốc tế hoạt động vì cộng đồng tại Việt Nam do Báo Nhân Dân và IB Group Việt Nam khởi xướng.

Good Morning Vietnamdự kiến sẽ được tổ chức thường niên không chỉ với mục đích lan toả âm nhạc đỉnh cao của thế giới đến Việt Nam mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc bởi toàn bộ số tiền bán vé được sử dụng vào mục đích thiện nguyện do Báo Nhân Dân chủ trì.

8 năm sau lần đầu tiên biểu diễn tại Việt Nam, nghệ sĩ saxophone huyền thoại người Mỹ Kenny G sẽ trở lại Hà Nội để gặp lại người hâm mộ trong một đêm nhạc duy nhất diễn ra vào 20h ngày 14/11 tới tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.

mil 3991 in4p4r0nlzp.jpg
Kenny G trong buổi biểu diễn tại Hà Nội. 

Kenny G Live in Vietnamsẽ diễn ra với thời lượng hơn 2 tiếng theo đúng format biểu diễn của nghệ sĩ Kenny G tại các sân khấu lớn trên thế giới. Kenny G cùng với ban nhạc đồng hành sẽ chơi live toàn bộ những nhạc khúc nổi tiếng nhất trong suốt những năm qua như: Going home, Havana, Romeo & Juliet, My heart will go on...

Ông Lê Quốc Minh, Tổng biên tập Báo Nhân Dân chia sẻ tại sự kiện họp báo công bố sự kiệnKenny G Live in Vietnam: "Đĩa nhạc đầu tiên tôi mua về Kenny G là Breathlessnăm 1992, khi đó chúng tôi mới học xong đại học. Đến giờ phút này, sau 30 năm những bản nhạc ấy vẫn vang lên trong gia đình, trong xe, trong cơ quan tôi. Đến đâu, từ hội trường, quán cafe đến sảnh khách sạn, tôi vẫn nghe văng vẳng những bài hát như vậy và nó trở nên rất thân quen.

Từ sự tình cờ như thế chúng tôi nảy ra ý tưởng về chương trình Good morning Việt Namvà người nghệ sĩ đầu tiên mà chúng tôi muốn mời đến Việt Nam là Kenny G. Tôi đã được thưởng thức chương trình của Kenny G cách đây vài năm ở Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Cảm giác được nhìn thấy, nghe người nghệ sĩ mình yêu mến rất khác lạ. Ở đây không chỉ là việc đưa một nghệ sĩ quốc tế quay lại VN để lan tỏa âm nhạc chất lượng cao mà chúng tôi mong những chương trình như thế đóng góp cho đất nước và xã hội Việt Nam".

387536711 638031798483223 2713223788893405486 n.jpg
Nhà báo Lê Quốc Minh - TBT Báo Nhân Dân.

Nhà báo Lê Quốc Minh cho biết thêm, Good Morning Vietnam sẽ được tổ chức thường niên và ưu tiên các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ. Chương trình hướng đến thị hiếu âm nhạc lịch lãm, chất lượng đỉnh cao, phổ cập tới đông đảo mọi người. Hiện tại BTC đã mời được nghệ sĩ nổi tiếng thế giới về Việt Nam biểu diễn trong năm tới. Do toàn bộ chi phí sản xuất Good Morning Vietnamtừ nguồn xã hội hóa nên BTC không lo lắng về chuyện có tiền để tổ chức thường xuyên hay không mà là mời nghệ sĩ nào đến Việt Nam biểu diễn.  

Ông Nguyễn Thuỳ Dương, Chủ tịch IB Group Việt Nam, Giám đốc sản xuất cho biết: “Chúng tôi đã từng đưa rất nhiều nghệ sĩ huyền thoại thế giới về Việt Nam biểu diễn như: Modern Talking, Boney M… nhưng đây là concert tôi tâm đắc nhất bởi sáng kiến của ông Lê Quốc Minh khi gắn một chương trình nghệ thuật tầm cỡ quốc tế với hoạt động vì cộng đồng của Báo Nhân Dân. Đây sẽ là tiền đề cho Báo Nhân Dân và IB Group tiếp tục đưa thêm nhiều những ngôi sao thế giới về Việt Nam để góp phần vào các hoạt động vì cộng đồng có ý nghĩa như thế này".

387519605 627118809586250 32082304347996222 n.jpg
Ông Nguyễn Thuỳ Dương

Ông Nguyễn Thuỳ Dương chia sẻ thêm, với các nghệ sĩ quốc tế nổi tiếng như Kenny G luôn có yêu cầu cao về trang thiết bị âm thanh, ánh sáng và hệ thống phục vụ cho dàn nhạc. Đặc biệt với một nghệ sĩ chơi nhạc cụ và dòng smooth jazz như Kenny G, làm sao các thiết bị kỹ thuật phải tái hiện tiếng kèn trung thực nhất.

Kenny G chỉ sử dụng bàn mixer sản xuất từ hơn 10 năm trước nên BTC đã phải tìm kiếm nhiều nơi và cuối cùng thuê được 2 bàn mixer đúng yêu cầu từ Nhật Bản, Singapore và chúng đã được chuyển về Việt Nam từ 2 tháng trước. Ông Dương khẳng định chất lượng âm thanh của buổi diễn sắp tới sẽ không khác gì những show diễn khác trên thế giới của Kenny G. 

"Tôi tin khán giả Việt Nam là 1 trong những khán giả yêu Kenny G nhất trên thế giới. Sắp tới anh ấy sẽ như trở lại đỉnh cao của mình và tôi tin đêm nhạc sẽ đạt chất lượng của thế giới", ông Nguyễn Thuỳ Dương nói. 

387512731 360207039695549 5377064297851859013 n.jpg
Ông Lê Quốc Minh và ông Nguyễn Thùy Dương. 

Nghệ sĩ Nguyễn Tuấn Nam, người đồng hành cùng chương trình Kenny G Live in Vietnam cho hay ê-kíp của nghệ sĩ có yêu cầu rất cao, khắt khe đến từng chiếc dây loa mà BTC phải đáp ứng. Còn rất nhiều những bất ngờ về đêm nhạc sắp tới của Kenny G tại Hà Nội nhưng sẽ được BTC chia sẻ tại sự kiện họp báo diễn ra gần ngày biểu diễn khi nghệ sĩ có mặt ở Việt Nam. 

Ảnh: Hòa Nguyễn

Tiếng kèn mê hoặc của huyền thoại Kenny GThế hệ 8X gần như ai cũng thuộc lòng giai điệu bản nhạc 'Going Home' qua tiếng saxophone của Kenny G - nghệ sĩ làm khuynh đảo các bảng xếp hạng âm nhạc thập niên 1990." alt="Kenny G yêu cầu khắt khe đến từng cái dây loa khi diễn ở Việt Nam" width="90" height="59"/>

Kenny G yêu cầu khắt khe đến từng cái dây loa khi diễn ở Việt Nam

W-toa-dam-tat-song-2g-2.jpg
Tổ chức tọa đàm về tắt sóng 2G, ICT Press Club muốn đồng hành cùng cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong việc truyền thông để người dân hiểu về chủ trương này. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Theo Chủ tịch ICT Press Club Nguyễn Việt Phú, với việc tổ chức tọa đàm, Câu lạc bộ muốn cùng lắng nghe tiếng nói của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp viễn thông về lộ trình tắt sóng 2G.

“Để người dân chủ động chuyển đổi thiết bị và không gây ảnh hưởng thông tin liên lạc khi tắt sóng 2G, hoạt động truyền thông rất quan trọng. Các doanh nghiệp viễn thông và cơ quan quản lý cần chủ động tuyên truyền, hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho người dân. Câu lạc bộ sẽ đồng hành cùng Chính phủ và doanh nghiệp để thúc đẩy việc này”,ông Nguyễn Việt Phú chia sẻ.

Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đều khẳng định tính đúng đắn của chủ trương tắt sóng 2G, đồng thời phân tích rõ những lợi ích của việc dừng công nghệ cũ này.

W-ong-nguyen-duy-lam-1-1.jpg
Ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia công nghệ mạng không dây của Huawei. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Ông Nguyễn Duy Lâm, chuyên gia công nghệ mạng không dây của Huawei cho hay, tắt công nghệ cũ như 2G, 3G là xu hướng chung của thế giới. Theo thống kê của GSMA, cho đến giữa năm nay, có 149 nhà mạng đã và đang triển khai tắt công nghệ cũ. Đại đa số các nước đã tắt 2G là các quốc gia tiên tiến, với 63% ở châu Âu và hơn 20% ở châu Á. Nhiều quốc gia đã tắt 2G từ lâu như Mỹ, Singapore từ năm 2017 và năm 2018 là Australia.

Đồng quan điểm, ông Đoàn Quang Hoan, nguyên Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện (Bộ TT&TT), Tổng thư ký Hội vô tuyến điện tử Việt Nam nhận định, chủ trương tắt sóng 2G được Việt Nam thực hiện theo trào lưu thế giới. “Một công nghệ được hình thành, cung cấp dịch vụ từ đầu những năm 90, sau đó đã có 4 thế hệ di động kế tiếp, thì việc tắt sóng không có gì mới”.

Từ đầu những năm 2012 – 2013, Cục Tần số vô tuyến điện đã tìm hiểu, nghiên cứu lộ trình tắt sóng 2G ở cả Nhật Bản và châu Âu. Thời điểm đó, Cục đã hình thành tư tưởng về xác định lộ trình tắt sóng 2G như thế nào.

Ông Đoàn Quang Hoan thông tin thêm, đến nay, trên thế giới có rất nhiều nước đã tắt sóng 2G. Đơn cử như, gần Việt Nam có Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong (Trung Quốc) đã tắt sớm.

Các nước châu Âu có lộ trình tắt sóng 2G chậm hơn nhưng về cơ bản các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở châu Âu sẽ tắt sóng trong khoảng trước năm 2024; chỉ có duy nhất 1 doanh nghiệp đặt kế hoạch tắt sóng 2G vào năm 2033.

W-ong-hung-toa-dam-1.jpg
Ông Nguyễn Đình Hùng, chuyên gia viễn thông giàu kinh nghiệm và hiện là Giám đốc TrueIDC Vietnam. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Là một chuyên gia viễn thông giàu kinh nghiệm và hiện làm Giám đốc TrueIDC Vietnam, ông Nguyễn Đình Hùng phân tích, có nhiều lý do để một số nước châu Âu ‘níu kéo’, duy trì mạng 2G, trong đó có lý do ở những nước này, các số khẩn chạy trên nền tảng 2G, hay nhiều siêu thị và nhà hàng của họ dùng 2G để đo đếm điện, nước tự động từ xa...

“Ở Việt Nam không có các dịch vụ này. Việt Nam nên tắt 2G càng sớm càng tốt. Chính phủ nên quyết liệt để đóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần cho các công nghệ mới. Đây là băng tần vàng, nước ngoài coi đây là nguồn tài nguyên rất quý giá”, ông Nguyễn Đình Hùng nêu quan điểm.

Nhiều lợi ích từ việc tắt sóng 2G

Đánh giá cao sự đồng hành của các doanh nghiệp viễn thông trong việc thực hiện chủ trương tắt sóng 2G, ông Đoàn Quang Hoan điểm ra 2 mục tiêu cũng là những lợi ích cơ bản của việc tắt sóng 2G. Trước hết là, người dân, xã hội sẽ bỏ không sử dụng dịch vụ chất lượng thấp, tốc độ thấp và tiến đến sử dụng các dịch vụ chất lượng và tốc độ cao. Từ đó, giúp sớm đưa cả xã hội lên môi trường số.

W-ong-doan-quang-hoan-1-1.jpg
Ông Đoàn Quang Hoan, Tổng thư ký Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam chia sẻ tại tọa đàm. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Với doanh nghiệp, họ sẽ được loại bỏ công nghệ cũ ra khỏi mạng lưới, giảm bớt chi phí khai thác, và cũng góp phần phát triển công nghệ xanh. Trên mạng lưới hiện nay, công nghệ 2G gây tốn điện, vì thế, loại bỏ 2G không chỉ lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho xã hội, hướng tới phát triển xanh.

Còn với Nhà nước, lợi ích quan trọng là giải phóng băng tần dành cho công nghệ cũ để chuyển sang dùng cho các công nghệ mới, mang lại hiệu quả cao hơn.

Đại diện Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cũng nhận định rằng, Bộ TT&TT đã có những chính sách tốt để chuẩn bị cho việc tắt sóng 2G, tiêu biểu như vấn đề tiêu chuẩn hóa, không cho phép nhập khẩu thiết bị 2G Only. Nhờ vậy, sẽ tạo điều kiện để việc tắt sóng 2G ảnh hưởng rất ít đến người sử dụng.

Chia sẻ góc nhìn của tập đoàn viễn thông toàn cầu, ông Nguyễn Duy Lâm nhấn mạnh, lợi ích thiết thực nhất của việc tắt công nghệ cũ với nhà mạng là tiết kiệm chi phí vận hành. Thiết bị cũ thường tốn điện, chi phí sửa chữa, vật tư... Một phần quan trọng nữa là 2G và 3G đang sử dụng băng tần “vàng”.

Hầu hết 2G dùng băng tần 900 MHz. So với băng tần 1800 MHz của 4G, băng tần 900 MHz có lợi thế vùng phủ rộng hơn nhiều. Ví dụ, cùng một khu vực, nếu dùng băng tần 1800 MHz cần khoảng 1.000 trạm, nhưng nếu dùng băng tần 900 MHz sẽ giảm được một nửa số trạm.

Việc sử dụng băng tần thấp sẽ tiết kiệm được chi phí, cùng một chất lượng mạng lưới nhưng chi phí cung cấp thấp hơn. “Đây là hiệu quả rõ rệt, tác nhân chính để tắt công nghệ cũ, chuyển dịch sang công nghệ mới như 4G, 5G”, đại diện Huawei lưu ý.

Tắt sóng 2G, nhà mạng chuẩn bị điện thoại ‘cục gạch’ 4G giá rẻ cho khách hàng

Tắt sóng 2G, nhà mạng chuẩn bị điện thoại ‘cục gạch’ 4G giá rẻ cho khách hàng

Để chuẩn bị cho lộ trình tắt sóng 2G tại Việt Nam, các nhà mạng đều đã có phương án để hỗ trợ người dân chuyển dịch lên 4G, 5G mà không tốn quá nhiều chi phí. Một trong số đó phải kể đến điện thoại ‘cục gạch’ 4G." alt="Việt Nam nên tắt sóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần vàng cho công nghệ mới" width="90" height="59"/>

Việt Nam nên tắt sóng 2G càng sớm càng tốt, dành băng tần vàng cho công nghệ mới