Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ > Giải trí > Mừng Android tuổi lên 10: đây là 5 tính năng từ Android 1.0 mà chúng ta vẫn dùng ngày nay

Mừng Android tuổi lên 10: đây là 5 tính năng từ Android 1.0 mà chúng ta vẫn dùng ngày nay

2025-01-27 05:03:09 Nguồn:NEWS Tác Giả:Ngoại Hạng Anh View:284lượt xem

Dù Android 1.0 thiếu khá nhiều tính năng mà ở thời điểm năm 2018,ừngAndroidtuổilênđâylàtínhnăngtừAndroidmàchúngtavẫndùngngàtrận đấu aston villa chúng ta xem là phải có, nhưng phiên bản thương mại đầu tiên của hệ điều hành di động này đã khá mạnh mẽ đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng smartphone cơ bản. Đúng là nó không có một trình chơi video tích hợp sẵn, không hỗ trợ âm thanh stereo qua Bluetooth, và cũng không có tên gọi đi kèm một loại đồ ăn để phân biệt nó với các phiên bản tương lai (tên gọi đồ ăn xuất hiện lần đầu trên Android 1.5 Cupcake vào tháng 4/2009). Nhưng Android 1.0 lại có nhiều thứ hay ho hơn những gì một người dùng Android vào năm 2008 có thể mong đợi.

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm sinh nhật Android - một hệ điều hành mà nay đã trở thành nền tảng di động lớn và phổ biến nhất thế giới, chúng ta hãy cùng điểm qua danh sách 5 tiếng năng trên Android 1.0 vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. Tên gọi có thể thay đổi, và những thứ chúng mang lại có thể đã được mở rộng ra nhiều, nhưng cốt lõi của 5 tính năng Android này không hề thay đổi.

Android Market (hiện nay là Google Play Store)

Một thiết bị Android sẽ thế nào nếu thiếu cửa hàng ứng dụng? Có khá nhiều ứng dụng cơ bản đã được cài đặt sẵn với Android 1.0, nhưng vẫn chưa đủ. Ví dụ, nếu bạn muốn chơi các tập tin video trên điện thoại Android, bạn cần phải download một ứng dụng bên thứ ba bởi Android lúc này vẫn chưa có tính năng chơi video!

Android Market là nơi bạn phải đến nếu muốn có mọi ứng dụng Android cần thiết trên HTC Dream. Tuy nhiên, ở thời điểm mới ra mắt, chợ ứng dụng này vẫn còn khá sơ sài: nó chỉ có khoảng 13 ứng dụng mà thôi, và tất cả đều miễn phí.

Sau khi Google mở cửa Android Market cho các nhà phát triển độc lập mang các ứng dụng của họ lên, con số này tăng một cách chóng mặt. Đến cuối năm 2008, đã có khoảng 200 ứng dụng trên Android Market.

Đến năm 2012, Google nhập Android Market với 2 dịch vụ khác của mình là Google Music và Google eBookstore, tạo thành Google Play và nói lời tạm biệt với tên gọi Android Market. Nhưng chức năng cốt lõi của Google Play Store ngày nay đều dựa trên những nền tảng ban đầu của Android Market.

Đồng bộ hóa

Trước khi Android xuất hiện, người ta vẫn thường lưu danh bạ lên thẻ SIM. Khi bạn mua điện thoại mới, bạn sẽ mang chiếc SIM cũ sang máy mới và nạp lại các số điện thoại đã lưu trên thẻ SIM đó vào máy mới; các giải pháp sao lưu đám mây thời bấy giờ vẫn là một thứ xa lạ.

Thậm chí đến ngày nay, bạn vẫn được lựa chọn để Android lưu danh bạ lên thẻ SIM, nhưng hầu hết mọi người đều chọn các hiện đại hơn là lưu danh bạ lên Google Contacts và không bao giờ còn phải rơi vào tình cảnh "Mình mới đổi điện thoại, số ai đấy nhỉ?" lần nữa.

Với Android 1.0, các ứng dụng đồng bộ hóa đã xuất hiện, như Google Contacts, Gmail và Google Calendar. Ví dụ, nếu bạn thêm một sự kiện vào Google Calendar trên smartphone, thì sự kiện đó sẽ được đồng bộ hóa lên dịch vụ nền web Google Calendar, giúp bạn luôn trong tình trạng được đồng bộ dù dùng điện thoại hay máy tính.

Ngoài ra, bạn có thể đồng bộ dữ liệu với các ứng dụng bên thứ 3 như Microsoft Outlook, biến khả năng đồng bộ hóa của Android trở nên thậm chí còn mạnh mẽ gấp nhiều lần.

Đồng bộ hóa có thể là một thứ nhỏ nhoi, nhưng nó là nền tảng của các ứng dụng smartphone hiện đại. Ngày nay, liệu bạn có muốn dùng một ứng dụng không thể đồng bộ các dữ liệu quý hóa của mình lên máy chủ đám mây để đồng bộ hóa ngược lại sau này trong trường hợp nâng cấp lên thiết bị mới hay không?

Sắp xếp, tổ chức ứng dụng

Một trong những khác biệt lớn giữa Android với các đối thủ, cả ngày xưa lẫn hiện tại, là khả năng kiểm soát, tổ chức, sắp xếp các ứng dụng mà nó cung cấp cho người dùng. Không như iOS - vào thời điểm Android 1.0 ra mắt, và đến cả lúc này - chỉ đơn giản là ném các biểu tượng ứng dụng lên màn hình chính mà không hề sắp xếp chúng theo một thứ tự nào cả, thì các ứng dụng Android lại được sắp xếp theo thứ tự ABC rõ ràng.

Khi bạn cài đặt một ứng dụng mới, nó sẽ được đặt vào một app drawer - một cách tuyệt vời để giữ màn hình chính không bị rối mắt với hàng tá biểu tượng nằm la liệt. Trong app drawer, các ứng dụng được tổ chức thành các lưới và theo tên, giúp bạn dễ dàng và nhanh chóng tìm ra ứng dụng mình đang cần.

Nếu bạn muốn đặt các ứng dụng lên màn hình chính, bạn có thể đặt chúng tùy ý, và thậm chí có thể sắp xếp chúng gọn gàng vào các thư mục.

Một số ứng dụng còn có các widget đi kèm, bạn có thể đặt lên màn hình chính để truy cập nhanh các chức năng chính của chúng mà không cần phải mở ứng dụng lên.

Hiển nhiên, những tính năng của Android noi trên khá nổi tiếng đến ngày nay bởi chúng vẫn còn sống khỏe và thay đổi rất ít trong vòng 10 năm qua. Việc Android công bố và duy trì những tính năng này ngay từ khi ra mắt lần đầu quả là một ý tưởng tuyệt vời.

SMS và MMS

Thời điểm Android 1.0 xuất hiện, người dùng điện thoại di động trên thế giới đã quen thuộc với SMS và MMS. Ngay cả các feature phone như chiếc Motorola Razr V3 (ra mắt năm 2004) cũng có thể gửi và nhận SMS/MMS.

Chính vì vậy, chẳng có lý do gì để Android 1.0 không hỗ trợ 2 tính năng nói trên. Nhưng bạn có biết rằng đối thủ của họ - Apple - lại có vẻ quên mất MMS, khi mà chiếc iPhone đầu tiên không hề hỗ trợ công nghệ này? Phải đến tận năm 2009 với sự ra mắt của iPhone 3GS và iPhone OS 3.0 thì người dùng iPhone mới có thể nhắn tin hình ảnh cho bạn bè của mình được (chiếc iPhone đầu tiên thậm chí còn chẳng thấy được tin nhắn MMS nữa).

Dù Apple cuối cùng cũng đã mang MMS lên iPhone, nhưng Android đã có nó từ năm 2008, ngay ở phiên bản đầu tiên, và tạo nên áp lực đáng kể buộc Apple phải cấp tốc ra tay.

Khá khôi hài là ngày nay, công nghệ SMS và MMS đã trở nên thừa thãi, Google thì đang hăng hái giới thiệu một giao thức nhắn tin phổ thông mới để cạnh tranh với iMessage cực kỳ tiện lợi và mạnh mẽ của Apple. Dù sao đi nữa, vào năm 2008, với Android 1.0, Google cũng từng là kẻ dẫn đầu cuộc chơi.

Thông báo

Đưa thông báo vào danh sách này nghe có vẻ ngớ ngẩn, bởi mọi hệ điều hành di động đều được tích hợp sẵn những hệ thống hiển thị thông báo theo một hình thức nào đó.

Nhưng so với các hệ điều hành khác, chỉ có Android là có 2 công cụ biến nó thành ông hoàng khi nhắc đến thông báo ứng dụng: ngăn chứa thông báo và thanh trạng thái - hai thứ đều xuất hiện cùng Android 1.0.

Thanh trạng thái là một vùng nhỏ, luôn hiển thị trên đỉnh màn hình với một dãy biểu tượng cho bạn biết ứng dụng nào đang có thông báo mà bạn chưa xem. Bạn không phải lướt qua các màn hình chính để xem ứng dụng nào có chấm đỏ đâu (nghe quen chứ?). Mọi thông báo đều nằm trên đó.

Kết hợp nhuần nhuyễn với thanh trạng thái chính là ngăn chứa thông báo: khi bạn kéo thanh trạng thái này xuống dưới, bạn có thể thấy một ngăn chứa với mọi thông báo với biểu tượng đã hiển thị trước đó trên thanh trạng thái. Rất thông minh.

Không biết nếu ngày đó Android 1.0 không có một hệ thống hoàn hảo đến vậy thì bây giờ, thông báo trên hệ điều hành này sẽ trông như thế nào đây?

10 năm tiếp theo

Android sẽ sống tốt trong 10 năm nữa. Có thể dự án bí ẩn Google Fuchsia sẽ vượt qua Android theo một số mặt nào đó, nhưng bản chất mã nguồn mở của hệ điều hành Android sẽ luôn đảm bảo tính lâu bền của nó.

Theo danh sách này, 5 tính năng đã tồn tại trong suốt 10 năm qua sẽ chưa biến mất vội, và có thể chúng ta sẽ lại nói về chúng vào năm 2028 khi Android 1.0 tròn 20 tuổi.

Bạn nghĩ gì về chúng? Liệu chúng ta sẽ vẫn có ngăn chứa thông báo, ngăn chứa ứng dụng, thư mục trên màn hình chính, và mọi thứ còn lại trong 10 năm nữa chứ?

Theo GenK

Tác Giả:Giải trí
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái