Với số ca mắc Covid-19 liên tục tăng, Hà Nội đang phân các tầng điều trị F0 theo quy định, tầng 1 là tuyến y tế cơ sở, trạm y tế lưu động và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách. Tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng, người dân test nhanh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại nhà, sau đó tự đến bệnh viện.
BSCKII Nguyễn Thu Hường - Trưởng Đơn nguyên Phòng, chống dịch Covid-19, Bệnh viện Thanh Nhàn thừa nhận, hiện tại số ca mắc của TP tăng nhanh và xuất hiện tình trạng người dân tự mua test nhanh. Khi có kết quả dương tính, họ không thông báo với chính quyền địa phương, trung tâm y tế mà tự đi thẳng đến bệnh viện.
 |
Xe cấp cứu chuyên chở bệnh nhân Covid-19 |
“Đây là vấn đề gây nhiều nguy hiểm”, bác sĩ Hường nhấn mạnh. Thứ nhất, bệnh nhân tự di chuyển, quãng thời gian rất dài, gây nhiều nguy cơ lây nhiễm. Đồng thời, việc này cũng gây nên tình trạng quá tải cho bệnh viện.
“Mức độ ồ ạt của bệnh nhân có kết quả test nhanh dương tính tại nhà ảnh hưởng đến công tác phân luồng của cho bệnh viện. Thời gian chờ đợi lâu, không có chỗ để chờ đợi gây ra lây chéo tại khu vực cách ly”.
Theo Bệnh viện Thanh Nhàn, có ngày, số lượng F0 tự đến viện trên 20 người. 90% số bệnh nhân test nhanh dương tính có kết quả khẳng định nhiễm Covid-19 khi làm xét nghiệm PCR.
Việc người dân có kết quả test nhanh tại nhà tự vào bệnh viện để điều trị sẽ là gánh nặng cho ngành y tế. Bởi theo quy định của UBND Hà Nội và Sở Y tế, bệnh viện này được giao 300 giường, trong đó 50 giường phân tầng 2 và 250 giường là tầng 3.
Khi bệnh nhân tự test nhanh dương tính đến sẽ khiến số giường ở tầng 2 tăng và làm mất đi cơ hội điều trị cho bệnh nhân tầng 3. “Số giường tầng 3 giảm đi, chúng tôi không thể nhận thêm bệnh nhân tầng 3”, BS Hường nói.
Bác sĩ này nhấn mạnh, đây là vấn đề tâm lý bình thường của người bệnh. Khi có kết quả test nhanh, họ hoang mang, lo lắng và muốn đến ngay cơ sở điều trị để an tâm. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân ở tầng 1 có thể được điều trị tại nhà nên theo quy định của TP cũng như Sở Y tế để tránh quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
 |
Điều trị F0 tại Bệnh viện Thanh Nhàn |
Các y bác sĩ cũng có kiến nghị với Sở Y tế Hà Nội về việc đào tạo cán bộ ở cấp huyện, các trung tâm y tế phường, quận. Trước hết, các nhân viên y tế tại phường, quận phải biết phân tầng F0, giám sát người bệnh khi có kết quả test nhanh dương tính.
“Việc phân tầng cũng là trách nhiệm của cán bộ y tế. Đồng thời vai trò của trung tâm y tế các quận, huyện, phải tập huấn về kiến thức chuyên môn để khiến người dân tin tưởng, yên tâm ở nhà theo dõi, điều trị”, BS Hường nói.
Khi có kết quả test nhanh, việc đầu tiên người dân cần làm là bình tĩnh. Sau đó, kết nối chặt chẽ với cán bộ y tế tại phường vì cán bộ y tế cơ sở được tập huấn kỹ phải theo dõi gì, khi nào bệnh nhân chuyển nặng phải báo cáo ngay để được hỗ trợ.
Người dân sau khi phát hiện dương tính cũng cần lắng nghe cơ thể, làm theo hướng dẫn của nhân viên y tế như đo nhiệt độ 2 lần/ngày, đo SPO2. Nếu có các dấu hiệu chuyển nặng phải báo ngay trung tâm y tế.
Bệnh viện Thanh Nhàn thường tiếp nhận trên 100 bệnh nhân Covid-19, thời điểm này là 120 bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân trở nặng khoảng 20-30 F0, có giai đoạn bệnh viện điều trị lên đến 40 bệnh nhân ở tầng 3 cần thở oxy, can thiệp thở máy.
Những bệnh nhân trở nặng theo thống kê là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa tiêm vắc xin Covid-19, tiêm vắc xin nhưng chưa đủ liều hoặc tiêm 2 mũi thời gian chưa đủ sinh ra kháng thể.
“Với mức độ như giai đoạn hiện nay, chúng tôi đã tăng 150% công suất điều trị so với quy định của UBND TP và Sở Y tế giao”, đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn nói.
“Do nhiều bệnh nhân nặng chủ yếu là người cao tuổi, chưa tiêm vắc xin nên việc điều trị rất khó khăn. Về tỷ lệ tử vong, hiện tại, chúng tôi chưa có thống kê cụ thể nhưng tỷ lệ tử vong so với giai đoạn đầu của dịch thứ 4 (27/4) giảm hơn rất nhiều. Bệnh nhân chuyển nặng, tử vong cũng không nhiều”, đại diện Bệnh viện Thanh Nhàn nói thêm.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Ngọc Trang

Hà Nội ghi nhận 704 ca Covid-19 tại 30/30 quận, huyện
Sở Y tế Hà Nội hôm nay công bố 704 trường hợp Covid-19 mới, gồm 222 ca cộng đồng, 419 người đã cách ly tập trung và 63 người ở khu phong tỏa.
" alt="Hà Nội: Người bệnh test nhanh dương tính tự đến cơ sở tuyến cuối, bệnh viện quá tải"/>
Hà Nội: Người bệnh test nhanh dương tính tự đến cơ sở tuyến cuối, bệnh viện quá tải
Ngày 2/12, Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, trong ngày TP phát hiện thêm 1.199 ca F0; 10 bệnh nhân Covid-19 tử vong.Đến nay, TP Cần Thơ đã có 28.470 ca F0 (đứng thứ hai ở miền Tây, sau tỉnh Long An). Tổng bệnh nhân Covid-19 tử vong của TP Cần Thơ là 213 ca. Trong ngày, TP Cần Thơ có 394 bệnh nhân khỏi Covid-19. TP Cần Thơ đang cho 11.329 F0 cách ly, điều trị tại nhà.
Sở Y tế TP cũng đã gửi công văn cho Bộ Y tế về việc xin hỗ trợ thuốc Remdesivir 100mg phục vụ điều trị Covid-19.
 |
Dịch ở TP Cần Thơ đang ở cấp độ 3 |
Hiện TP Cần Thơ có 318 bệnh nhân Covid-19 nằm ở tầng 3; 2.483 bệnh nhân nằm ở tầng 2. Thành phố đã tiêm hơn 1,884 triệu liều vắc xin.
Theo báo cáo của UBND TP Cần Thơ, đã lập 62 đội y tế lưu động với thành phần là bác sĩ, sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ và phân công các đội về từng địa bàn cụ thể để hỗ trợ, quản lý, cách ly, điều trị F0, F1 tại nhà.
Bên cạnh đó Quân khu 9 cũng bố trí cho TP Cần Thơ 5 đội y tế lưu động; Công an TP hỗ trợ 2 đội y tế lưu động để điều phối cơ động hỗ trợ các quận, huyện.
Hôm nay, Đồng Thápphát hiện thêm 606 ca mắc Covid-19; trong đó có 118 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Đồng Tháp là 23.298 ca. Tỉnh đang điều trị 7.247 ca. Trong ngày, Đồng Tháp có 5 ca tử vong, cộng dồn 290 ca.
Trong 24h qua, Vĩnh Longcó 594 ca dương tính. Số ca F0 của tỉnh này hơn 12.500. Hôm nay, Vĩnh Long có 4 bệnh nhân mắc Covid-19 tử vong (3 nữ, 1 nam, tuổi từ 65 – 91). Tổng số ca tử vong tại Vĩnh Long là 97.
Vĩnh Long đã tiêm hơn 1,4 triệu liều vắc xin.
An Giangcó thêm 285 ca F0. Hôm nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã đến làm việc với tỉnh An Giang về công tác phòng, chống dịch và tiêm vắc xin.
Theo báo cáo, đến chiều 1/12, An Giang có 23.798 ca F0 (ngày 2/12 thêm 285 ca), 413 trường hợp tử vong. An Giang được Bộ Y tế cấp hơn 3 triệu liều; tỉnh đã tiêm hơn 2,8 triệu liều, đạt tỷ lệ 93,26% tiến độ.
Theo lãnh đạo An Giang, tỉnh có dân số đông khoảng 2 triệu người, mật độ dân số cao, thiếu nhân lực để thực hiện kịp tiến độ việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc.
Bên cạnh đó, công tác phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, khó kiểm soát. Công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế cung cấp cho các cơ sở điều trị có lúc chưa đáp ứng kịp thời.
 |
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn làm việc về công tác phòng, chống dịch và tiêm vắc xin tại tỉnh An Giang. Ảnh: Cổng TTĐT An Giang |
Từ ngày 1/10 đến nay, An Giang đón hơn 72.000 người về từ TP.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương…, trong đó đã có 1.572 trường hợp mắc Covid-19 và hiện người dân vẫn còn tiếp tục về tỉnh lẻ tẻ. Do đó, nguy cơ dịch lây lan trong cộng đồng nếu không kiểm soát, giám sát tốt.
An Giang đang triển khai điều trị F0 tại nhà, thời gian qua được Bộ Y tế hỗ trợ cơ số thuốc Molnupiravir để điều trị cho 5.500 bệnh nhân, đến nay đã sử dụng cho 1.604 bệnh nhân. Tuy nhiên, tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, số ca mắc còn cao…
An Giang đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ thêm 5.000 cơ số thuốc Molnupiravir để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong thời gian tới.
Đồng thời đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị, vật tư y tế, đặc biệt là phương tiện phòng hộ để phục vụ tốt công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân….
Phát biểu kết luận cuộc làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn khẳng định An Giang đã thực hiện tốt Nghị quyết 128 của Chính phủ; đặc biệt là việc bao phủ vắc xin.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị An Giang tập trung giám sát dịch tễ những người có triệu chứng đến khám tại cơ sở y tế và các nơi tập trung đông người, đặc biệt ở nhà máy, xí nghiệp nơi có đông công nhân tập trung làm việc.
Đối với công tác điều trị, An Giang cần chủ động việc quản lý F0 tại nhà, tiếp cận các loại thuốc điều trị F0 như Molnupiravir, Avigan; xây dựng liên kết tốt hơn giữa các tầng điều trị...
An Giang cũng cần xây dựng kế hoạch về tiêm vắc xin bổ sung và tiêm nhắc lại theo hướng dẫn ngày 1/12 của Bộ Y tế.
H.Thanh

Cần Thơ phát hiện hơn 1.100 ca F0, 11 bệnh nhân Covid-19 tử vong trong ngày
Ngày 30/11, TP Cần Thơ phát hiện hơn 1.100 ca mắc Covid-19; có 11 bệnh nhân tử vong. TP đang có gần 10.000 ca F0 được cho cách ly, điều trị tại nhà.
" alt="Cần Thơ có thêm 1.199 ca F0, 10 bệnh nhân tử vong"/>
Cần Thơ có thêm 1.199 ca F0, 10 bệnh nhân tử vong