您现在的位置是:NEWS > Giải trí
Soi kèo góc Espanyol vs Mallorca, 19h00 ngày 5/10
NEWS2025-01-26 22:56:37【Giải trí】2人已围观
简介 Pha lê - 04/10/2024 19:51 Kèo phạt góc the thao 24/7the thao 24/7、、
很赞哦!(433)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Wolves vs Arsenal, 22h00 ngày 25/1: Đối thủ yêu thích
- PUBG sẽ có map thứ ba chậm nhất là sau bốn tháng nữa
- Galaxy M10 phá kỷ lục trên trang thương mại điện tử Lazada
- Công ty Công nghệ Tinh Vân lần thứ 24 có sản phẩm đạt danh hiệu Sao Khuê
- Nhận định, soi kèo Đồng Tháp vs Bình Phước, 16h00 ngày 24/1: Tin vào khách
- Nhật Bản ra mắt bồn tắm vàng 18K trị giá 162 tỷ, giá cho thuê 1,1 triệu/giờ
- Tính năng hẹn hò Facebook Dating bắt đầu có mặt tại Việt Nam
- Google đang thử Wi
- Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Roma, 00h45 ngày 24/1: Xa nhà là thất vọng
- CMC muốn đưa CMC TS trở thành doanh nghiệp có vị thế hàng đầu về CNTT tại Việt Nam
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Melbourne Victory vs Sydney FC, 15h35 ngày 24/1: Cửa trên ‘tạch’
- Bên cạnh Facebook thì Instagram, Twitter và Tumblr là những mạng xã hội có rất đông người dùng hiện nay. Trong đó, Instagram được xem là một trong số những mãng xã hội di động chuyên về biên tập và chia sẻ hình ảnh được truy cập, cũng như sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
Do được xác định ngay từ đầu là mạng xã hội dành cho nền tảng di động, nên Instagram được tối ưu và cung cấp đầy đủ các chức năng khi người dùng sử dụng ứng dụng trên smartphone. Còn với phiên bản nền web, người dùng chỉ có thể xem, tương tác và bình luận mà thôi, chứ hoàn toàn không thể đăng tải hay biên tập hình ảnh. Tuy nhiên, bài viết này sẽ chỉ cho bạn một giải pháp đơn giản giúp duyệt và đăng ảnh lên Instagram mà không cần đến smartphone.
Theo GenK
">Mẹo giúp bạn chỉnh sửa và đăng ảnh lên Instagram bằng PC mà không cần đến smartphone
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về mô hình Google Adsense, hãy xét ví dụ như sau. Sau khi khách hàng vào trang web của một hãng di động A, trình duyệt ghi nhận người này có thể quan tâm đến các sản phẩm của hãng A đó.
Sau đó họ truy cập YouTube, những kênh đủ điều kiện kiếm tiền sẽ được Google cho hiển thị quảng cáo của hãng A. Những mẩu quảng cáo này sẽ chủ động "bám" theo người dùng khi xem các video tiếp theo.
Về lý thuyết, nhãn hàng không chủ đích đưa quảng cáo lên các kênh YouTube có nội dung bẩn. Trách nhiệm phân phối quảng cáo thuộc về Google. Tuy vậy, YouTube không thực hiện nghiêm túc việc lọc nội dung khiến các quảng cáo của nhãn hàng xuất hiện trên các kênh có nội dung phản cảm.
Trong đó, trường hợp hàng loạt kênh có nội dung giang hồ, bạo lực như Khá Bảnh vẫn đang tiếp tục nhận tiền từ YouTube là ví dụ.
Suốt 2 năm, YouTube bật kiếm tiền cho kênh Khá Bảnh để hiển thị quảng cáo của nhiều nhãn hàng. Trong chính sách của mình YouTube ghi rõ những nội dung không được bật quảng cáo:
- Video mô tả các nhân vật hoặc nội dung giải trí gia đình, dù là hoạt hình hay do người thật đóng vai, tham gia hành vi bạo lực, cực kỳ gây khó chịu hoặc có hành vi không phù hợp, ngay cả khi thực hiện vì mục đích hài hước hoặc châm biếm.
- Nội dung kích động người khác quấy rối hoặc đe dọa cá nhân trên hoặc ngoài YouTube.
- Nội dung đe dọa những cá nhân cụ thể bằng việc gây tổn thương cơ thể hoặc phá hủy tài sản.
- Cảnh quay, âm thanh hoặc hình ảnh có liên quan đến đánh nhau trên đường phố, các vụ tấn công gây thương tích.
Như vậy, các video Khá Bảnh vi phạm hầu hết quy định riêng của YouTube nhưng mạng xã hội này vẫn bật kiếm tiền cho kênh trong suốt 2 năm. Đây được xem là việc làm qua mặt nhãn hàng, sử dụng tiền của họ để duy trì hoạt động cho Khá Bảnh.
Số tiền chi cho quảng cáo Google Adsense đang nuôi sống những kênh YouTube bẩn mà nhiều khi nhãn hàng không biết. Mỗi tháng, Khá Bảnh nhận được hơn 450 triệu đồng từ việc hiển thị quảng cáo Google Adsense. Bên cạnh đó, YouTube trao nút bạc, nút vàng khi kênh của Khá Bảnh đạt 100.000 và 1.000.000 lượt đăng ký như một sự khuyến khích. Trong một video, Khá Bảnh tuyên bố sẽ cố gắng trở thành người Việt Nam đầu tiên có nút kim cương.
Ngoài Khá Bảnh, hàng loạt các kênh với nội dung như tin giả, nói xấu chính quyền và các kênh giang hồ vẫn được YouTube "đục lỗ" để hiển thị quảng cáo, kiếm tiền.
Việc làm này vừa vi phạm chính sách của YouTube, vừa gây ảnh hưởng đến các nhà sáng tạo nội dung chân chính bởi họ không thể cạnh tranh về độ thu hút người dùng với các kênh bẩn. Tuy vậy, nó giúp việc phân phối quảng cáo dễ dàng hơn bởi có nhiều người quan tâm hơn.
Nhóm người xem đông đảo, phù hợp để bán hàng
Trung tá - nghiên cứu sinh Đào Trung Hiếu, chuyên gia nghiên cứu tội phạm học, cho rằng giới trẻ cuồng mộ những đại ca “giang hồ mạng” bởi họ thường quan tâm đến cái mới lạ, phá cách, nhì qua có vẻ nghĩa hiệp, giang hồ mã thượng, bản lĩnh dám chịu trách nhiệm, nói thẳng sống thật, không che giấu thân phận.
Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm còn hạn chế về nhận thức, về khả năng nhận biết, phân biệt tốt xấu, đúng sai; đặc biệt tâm lý bầy đàn, a dua trong giới học sinh, sinh viên. Tuy vậy, đây lại là nhóm người dùng mục tiêu của nhiều nhãn hàng quảng cáo.
Thế hệ Z, những người thích xem những nội dung "giang hồ mạng" lại chính là khách hàng mà nhiều thương hiệu muốn hướng đến. Trên thực tế, không phải nhãn hàng nào cũng trực tiếp mua quảng cáo từ Google Adsense. Họ thường sử dụng bên thứ 3 để nâng cao hiệu quả và có giá tốt hơn. Tuy vậy, nhiều nhãn hàng đã bị qua mặt và hiển thị quảng cáo trên những nội dung bẩn, thu hút nhiều người xem.
"Vấn đề lớn ở đây là hầu hết nhãn hàng đều nhắm mục tiêu vào nhóm người dùng trẻ thuộc thế hệ Z (sinh từ năm 1996 trở đi). Đặc thù của nhóm này là dễ bị thu hút hay sa đà vào các kênh nội dung bẩn", ông Nguyễn Trí Thông, giám đốc truyền thông Samsung Việt Nam, nhận định.
Chính vì nhóm khách hàng hấp dẫn này, nhiều đối tác được thuê quảng cáo cho nhãn hàng đã bất chấp, ngó lơ những kênh bẩn. Nói cách khác, họ đang tiêu tiền của nhãn hàng trên YouTube nhưng không báo cáo các kênh bẩn nhằm đạt số người tiếp cận.
"Nếu không sâu sát về nội dung, thấy chỗ nào có traffic (truy cập) cao thì đưa quảng cáo vào ngay để mau chóng đạt doanh số thì nhãn hãng hay vô tình bị 'dính chưởng' dù thực lòng không muốn", ông Thông nói thêm.
Doanh nghiệp bất lực với công cụ kiểm soát kênh bẩn của YouTube
YouTube cung cấp cho nhãn hàng công cụ giới hạn những kênh có nội dung xấu. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thủ công những kênh này sẽ không được hiển thị quảng cáo của họ. Trên danh nghĩa, nhãn hàng có vẻ chủ động nhưng sự thật, họ hoàn toàn bị động với công cụ này.
"Bản thân doanh nghiệp chưa (và không) thể biết tất cả những kênh nội dung và nền tảng quảng cáo mà hình ảnh doanh nghiệp họ sẽ hiển thị", ông Trí Thông nói.
Chính vì vậy, doanh nghiệp không thể chủ động kiểm soát đích đến của quảng cáo mình sẽ chi tiền. Cách duy nhất họ có thể làm là chi gấp 10-20 lần cho quảng cáo nếu muốn chắc chắn nội dung của họ xuất hiện trên những kênh chọn lọc.
YouTube cung cấp công cụ hạn chế kênh có nội dung không phù hợp. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể kiểm soát "biển" video của YouTube. Điều này cho thấy phía doanh nghiệp vì muốn tiết kiệm chi phí quảng cáo mà nhắm mắt tiếp tay nuôi sống các kênh bẩn.
"Người quảng cáo chỉ có thể chọn được nhóm khách hàng sẽ tiếp cận. Việc quảng cáo sẽ xuất hiện ở đâu, nhãn hàng không thể kiểm soát được và cũng không thể chọn đưa vào 'sổ đen' được vì số lượng lên đến hàng chục nghìn. FPT không thể chọn được đích đến của quảng cáo. Người làm việc đó chính là Google", đại diện truyền thông FPT Shop, doanh nghiệp thường mua quảng cáo Google Adsense, chia sẻ.
"Bản thân doanh nghiệp chưa (và không) thể biết tất cả những kênh nội dung và nền tảng quảng cáo mà hình ảnh doanh nghiệp họ sẽ hiển thị"
Ông Nguyễn Trí Thông, giám đốc truyền thông Samsung Vina.
Bên cạnh đó, các kênh YouTube bẩn thường có tên một đằng mà nội dung một nẻo. "Realme thường chọn lựa các nội dung được giới trẻ theo dõi. Tuy nhiên, công cụ hướng quảng cáo không thể đến đúng mục tiêu bởi họ đặt tên một đường nhưng nội dung một nẻo", đại diện truyền thông hãng điện thoại Realme cho biết.
Tóm lại, YouTube mang danh cung cấp cho nhà quảng cáo công cụ chặn hiển thị trên các nội dung bẩn. Tuy nhiên, vấn đề nhà quảng cáo gặp phải là họ không thể chọn thủ công các kênh độc hại tràn lan trên nền tảng YouTube.
Vì vậy, giữa biển video bao la, nhà quảng cáo mang tiếng chủ động nhưng hoàn toàn bị động.
Trách nhiệm lớn thuộc về YouTube
"YouTube phải tăng cường cơ chế giám sát, lọc lược nội dung, không chạy theo lượt xem, đảm bảo các tiêu chí sạch về nội dung. Phía hãng và đối tác quảng cáo cũng phải có trách nhiệm thường xuyên theo dõi các kênh nội dung phân phối quảng cáo của mình có phù hợp không và có biện pháp nhanh, dứt khoát", ông Trí Thông cho biết.
Theo ông Thông, giải pháp toàn diện phải đến từ nỗ lực cả hai phía. "Trong đó, YouTube ở thế chủ động đương nhiên phải có trách nhiệm lớn hơn. Nhãn hàng cũng mong YouTube phải chủ động làm sạch nội dung của mình trước. Vì thực tế, YouTube đang là một trong những nền tảng phân phối nội dung quảng cáo chính tại Việt Nam", ông Thông nói thêm.
Những video vi phạm chính sách YouTube vẫn vô tư hiển thị quảng cáo. Trên thực tế, các nhãn hàng đều muốn tuân thủ pháp luật nhưng chưa có sự phối hợp cụ thể trong việc kiểm duyệt nội dung.
"Phía FPT Shop đề xuất nên có một cơ quan chuyên ngành, được pháp luật thừa nhận để định nghĩa web/kênh/clip như thế nào là 'đen', đăng tải và định kỳ cập nhật danh sách các web/kênh/clip có vấn đề như vậy trên một trang chính thống, đề nghị doanh nghiệp không quảng cáo trên đó. Như vậy, doanh nghiệp sẽ có cơ sở xác định và sẽ loại ra bằng cách thủ công", đại diện FPT Shop nói.
Nhiều ông lớn từng tẩy chay YouTube
Tại nhiều nước trên thế giới, các nhãn hàng rất nghiêm túc trong việc hình ảnh thương hiệu mình sẽ xuất hiện cạnh những nội dung nào. Năm 2017, hàng loạt nhãn hàng lên tiếng cảnh báo hay thậm chí cắt quảng cáo với YouTube vì để hình ảnh thương hiệu họ xuất hiện trong các video không phù hợp.
"Việc hình ảnh thương hiệu xuất hiện bên cạnh những video phản cảm, vi phạm là chuyện mà các nhãn hàng không nên xem là bình thường. Quảng cáo trong môi trường mạng xã hội, toàn bộ rủi ro nếu có đều thuộc về doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cách mua quảng cáo còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội”, thạc sĩ Đặng Thị Kim Chi, giảng viên ngành quan hệ công chúng Đại học Văn Lang, TP.HCM cho biết.
Cũng theo thạc sĩ Kim Chi, khi nhắm mắt chạy theo chỉ số tiếp cận khách hàng, doanh nghiệp đang đứng trước các khủng hoảng truyền thông không lường trước được. “Khi rót tiền vào cho một kênh quảng bá thảm họa, các doanh nghiệp chưa lường trước những khủng hoảng sẽ xảy ra sau đó. Một số trường hợp các mẫu quảng cáo hiển thị ngẫu nhiên trên những nội dung xúc phạm chính quyền, nếu bị người dùng chụp lại, rủi ro khủng hoảng khó lường trước được. Trong trường hợp này, doanh nghiệp là bên bị cơ quan chức năng xử lý đầu tiên”, bà Kim Chi nói thêm. Nhiều nhãn hàng nước ngoài từng mạnh tay cắt quảng cáo với YouTube khi hình ảnh thương hiệu họ xuất hiện trên các video bẩn về trẻ em. Unilever, tập đoàn sở hữu nhiều thương hiệu tiêu dùng lớn từng gửi tối hậu thư đến Google và Facebook, yêu cầu hai nền tảng này nhanh chóng dẹp nạn tin giả, phân biệt chủng tộc, nội dung khiêu dâm và cực đoan đang tràn lan trên YouTube và mạng xã hội Facebook.
"Chúng tôi không thể cứ tiếp tay cho một chuỗi cung ứng kỹ thuật số (Google và Facebook)... đôi khi không tốt hơn một đầm lầy về sự minh bạch", CNN dẫn lời ông Keith Weed - người đứng đầu mảng marketing của Unilever - phát ngôn trong thông cáo gửi đến Google và Facebook.
Ngoài các rủi ro bất ngờ, việc mua quảng cáo còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. “Không thể nói mẫu quảng cáo mang hình ảnh thương hiệu và nội dung video YouTube là không liên quan nhau được. Ví dụ khi đại sứ thương hiệu gặp khủng hoảng, nhãn hàng ngay lập tức cắt quảng cáo. Nếu tiếp tục quảng cáo là dung túng cho những xấu xa ảnh hưởng đến xã hội dù sản phẩm và cuộc sống đại sứ thương hiệu không có cùng bản chất”, bà Chi kết luận.
Theo Bloombergvà Reuters, Lidl, Diageo, Mars Inc, Deutsche Bank AG, Adidas AG và nhiều công ty khác cũng từng đồng loạt rút quảng cáo khỏi YouTube sau khi chúng xuất hiện trên những video không phù hợp.
"Chúng tôi dừng quảng cáo trên YouTube và Google ngay khi biết tin. Chúng tôi rất sốc và không ngờ rằng quảng cáo lại được phát trên những nội dung nhạy cảm như thế", đại diện Deutsche Bank nói vớiBloomberg.
Đầu năm 2017, YouTube cũng đối mặt với làn sóng rút quảng cáo từ hàng chục công ty lớn như Johnson & Johnson, JPMorgan Chase, Verizon, AT&T, Starbucks, Pepsi, Walmart, Sainsbury's, Toyota, Volkswagen, HSBC, Marks and Spencer, L'Oreal...
- “Có một câu nói rất nối tiếng trong giới làm nội dung trên mạng, đó là “Content is King” (Nội dung là Vua). Điều đó rất đúng, tuy nhiên, không phải mọi vị Vua đều “sạch sẽ””, ông Bộ Nguyễn, Giám đốc Quốc gia thị trường Việt Nam BBTV Network chia sẻ mới đây nhân dịp mạng lưới quản lý kênh YouTube này gia nhập thị trường Việt Nam.
Ông Bộ Nguyễn đang đề cập đến những người làm nội dung trên YouTube. Có nội dung hay, nhà sáng tạo sẽ có được nhiều người xem và từ đó các nền tảng đăng tải nội dung sẽ triển khai các quảng cáo trên những tác phẩm đó, sau đó chia lợi nhuận với người sáng tạo.
Bộ Nguyễn – Giám đốc Quốc gia thị trường Việt Nam BBTV Network
Nhà sáng tạo nên tham gia các đơn vị quản lý
Điều đó dẫn đến việc có những kênh nội dung, hay người sáng tạo nội dung bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích thu hút nhiều lượt xem. Cũng có không ít người không nhận thức được những dạng nội dung nào đang bị liệt vào nhóm không lành mạnh, vì thế, vô tình làm cho kênh của họ bị hệ thống bot của YouTube xóa đi, phải mất thời gian kiện cáo để kích hoạt lại.
Một nhà sáng tạo nội dung giỏi có thể không biết tất cả về cách phát hành nội dung, hay phản hồi cho YouTube như thế nào cho hợp lý. Đó là lý do tại sao hiện nay có nhiều network (tạm gọi là mạng lưới các kênh nội dung) ra đời. Các network có một bộ phận đứng ra thực hiện các công tác đảm bảo, đánh giá, thẩm định chất lượng nội dung của nhà sản xuất, và qua đó, giúp họ phần nào bảo chứng niềm tin với YouTube, hạn chế các tình trạng bị xử oan ức.
“Nội dung sạch là điều mà chúng tôi rất quan tâm. Đó cũng là yếu tố tiên quyết để BBTV quyết định có nhận một kênh vào hệ thống của mình hay không. Thực tế, để chắc chắn một kênh đạt chuẩn kết nối cùng BBTV, chúng tôi sẽ tiến hành “nội soi” và cho điểm an toàn nội dung của kênh thông qua phần mềm máy học (machine learning) và kho dữ liệu lớn (big data). Tiếp đó, đội ngũ chuyên trách sẽ tổng hợp đánh giá một lần nữa mới ra quyết định cuối cùng”, ông Bộ Nguyễn nói.
Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ nội dung, ông Bộ Nguyễn cho biết các network cần có nhiều đội nhóm giúp xử lý các tình huống khó khăn mà những nhà sáng tạo thường gặp phải. Không chỉ giới hạn ở việc xử lý các nội dung bị báo cáo là xấu, như BBTV với cốt lõi là công ty công nghệ, cũng cung cấp nhiều công cụ để người dùng có thể đánh giá, thống kê các xu hướng mới nhất trên Internet để từ đó quyết định chiến lược tiếp theo cho kênh của mình.
Các network được sinh ra để bảo vệ nhà sáng tạo nội dung
Nhà sản xuất nội dung không thể lên mạng 24/7 chỉ để phòng ngừa có ai đó chơi xấu kênh của mình, mà cần phải có một đơn vị trung gian làm điều đó.
">Nhà sáng tạo YouTube nên tham gia network để bảo vệ kênh và tạo ra môi trường lành mạnh
Nhận định, soi kèo Valladolid vs Real Madrid, 03h00 ngày 26/01: Bản lĩnh nhà vô địch
Làm cách nào chụp được hố đen vũ trụ rộng 38 tỷ km?
Làm thế nào mà các nhà khoa học chụp được tấm ảnh của một vật thể nuốt trọn mọi thứ? Điều không tưởng này đã được thực hiện, chúng ta đã có bức hình đầu tiên về sự tồn tại của hố đen vũ trụ.
">Công nghệ thứ 7: Microsoft quan tâm đặc biệt AI, bảo mật cao cấp của S10 bị qua mặt
- Vụ việc xảy ra tại Ấn Độ. Nguồn tin địa phương cho biết người dùng trên đã mua chiếc Xiaomi Redmi cách đây bốn tháng.
Sau khi vụ nổ xảy ra, bộ phận bảo hành sản phẩm của Xiaomi tại Ấn Độ đã khuyên người đàn ông không làm lớn vụ việc, đồng thời đền bù cho nạn nhân một chiếc điện thoại mới.
Tuy nhiên, thông tin về vụ việc trên khá ít ỏi, chẳng hạn không rõ model điện thoại là bao nhiêu, và nơi xảy ra vụ nổ là thành phố nào của Ấn Độ. Trong hầu hết trường hợp, smartphone phát nổ do pin quá nhiệt khi đang sạc.
Tuy nhiên, có vẻ như trong vụ nổ Xiaomi Redmi, chiếc điện thoại này đang nằm trong túi quần và không sử dụng sạc. Không rõ nạn nhân lúc đó có đang dùng sạc di động hay không. Trước đó, cũng có báo cáo về vụ nổ Redmi Note 4 nhưng không có nhiều thông tin được đưa ra.
Ngoài Xiaomi, các nhà sản xuất smartphone nổi tiếng như Samsung và Apple cũng gặp sự cố tương tự. Note 7 chính là scandal cháy nổ điện thoại điển hình của Samsung do pin quá nhiệt. Hãng điện thoại Hàn Quốc buộc phải thu hồi toàn bộ dòng smartphone đắt tiền này.
Trong khi đó, iPhone cũng không hoàn hảo. Có vẻ hiện tượng quá nhiệt trên dòng điện thoại này chỉ là trường hợp cá biệt. Một số vụ iPhone bốc cháy do linh kiện bên thứ ba chứ không phải của Apple.
Theo GenK
">Điện thoại Xiaomi phát nổ ngay trong túi quần
Sự thay đổi trong thái độ của những người như Liao chính là nhát dao chí mạng giết chết Amazon ở Trung Quốc. Gã khổng lồ trong lĩnh vực thương mại toàn cầu gặp nhiều sự cạnh tranh ở Trung Quốc và đã chính thức đưa ra kế hoạch đóng cửa hoạt động kinh doanh ở thị trường này.
"Chúng tôi xin thông báo với người bán hàng rằng chúng tôi sẽ không còn vận hành Amazon.cn. Thời hạn ngừng cung cấp dịch vụ sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 18/7", Amazon cho biết trong một thông báo chính thức bằng tiếng Trung Quốc.
Trong nhiều năm qua, Amazon đã đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh bán lẻ ở Trung Quốc. Tuy nhiên, nó lại tỏ ra không mấy hiệu quả so với việc bán hàng xuyên biên giới. Người Trung Quốc vẫn rất ưa chuộng hàng nước ngoài và đó là lợi thế lớn với Amazon. "Nhu cầu của người Trung Quốc với hàng hóa chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng từ khắp nơi trên thế giới liên tục tăng nhanh. Với sự hiện diện toàn cầu của mình, Amazon có một nền tảng tốt để phục vụ nhu cầu đó", thông báo chính thức của Amazon.com nêu rõ.
Theo một báo cáo trước đó của Reuters, nhu cầu của khách hàng Trung Quốc vẫn "rất ổn định" với hàng hóa từ Mỹ, Đức, Nhật bản và Anh. Họ đặt mua chúng trên trang toàn cầu của Amazon. Chính vì vậy, việc tập trung hơn vào việc bán các loại hàng xuyên biên giới có thể là bước đi đúng đắn của Amazon thay vì hỗ trợ các hoạt động kinh doanh nội địa tại Trung Quốc, vốn gặp phải rất nhiều sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ địa phương.
Dù tuyên bố đóng cửa hoạt động kinh doanh địa phương ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, Amazon vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của nền tảng đám mây ở đây.
Thách thức với hoạt động kinh doanh xuyên biên giới
Amazon gia nhập thị trường Trung Quốc vào năm 2004 thông qua việc mua lại Joyo, một công ty mua sắm trực tuyến nội địa. Joyo được đổi thành Amazon Trung Quốc vào năm 2011. Những ngày đầu, nó rất thành công với thị phần 15%. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, thị phần của Amazon Trung Quốc giảm xuống chỉ còn dưới 1%.
Như Liao đã đề cập, Amazon nổi tiếng trong những ngày đầu ở Trung Quốc vì bán những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được người tiêu dùng Trung Quốc tin tưởng. Trong khi đó, các doanh nghiệp thương mại điện tử địa phương như Alibaba phải vật lộn với việc kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng trên nền tảng của mình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Trung Quốc đang làm tốt và họ dần khắc phục tình trạng này.
Amazon không chỉ có JD và Alibaba, những công ty thương mại điện tử luôn giao hàng nhanh hơn hẳn so với họ mà còn phải đương đầu với những ngôi sao đang lên như Pinduoduo và VIP.com tại thị trường Trung Quốc. Amazon cũng không "hung hăng" như các đối thủ trong việc tiếp thị. Những chiến dịch như ngày Độc thân 11/11 mang về cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc những khoản doanh thu khổng lồ.
Việc đóng cửa tại Trung Quốc và đặt trọng tâm vào thương mại điện tử xuyên biên giới là cách để Amazon tận dụng lợi thế của mình và tránh được sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ. Tuy nhiên, điều này đúng với quá khứ hơn là hiện tại. Alibaba cũng đang mở rộng tham vọng toàn cầu hóa, điều có thể khiến Amazon gặp phải những sự cạnh tranh dữ dội.
"JD và Alibaba cũng có những vị thế rất tốt bởi họ có lượng khách hàng lớn và hệ thống vận chuyển tốt. Người tiêu dùng Trung Quốc cũng đang rất tin tưởng hai gã khổng lồ này. Thương mại điện tử xuyên biên giới ở Trung Quốc cũng có các điểm đặc thù, khi mà người mua sử dụng nhiều nền tảng khác nhau để mua hàng hóa ở nước ngoài. Chính vì thế, Amazon sẽ gặp phải những sự cạnh tranh không nhỏ", nhà phân tích Choi Chun của iResearch cho biết.
Bằng kinh nghiệm nghiên cứu thị trường Trung Quốc nhiều năm, Chun nhận thấy hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của Amazon không có gì khác biệt nhưng gã khổng lồ Mỹ lại không nhận ra vấn đề và không muốn bắt kịp. "Tôi không nghi ngờ khả năng hoạt động kinh doanh xuyên biên giới của Amazon tại Trung Quốc sẽ đi theo vết xe đổ của Amazon.vn", Chun nhấn mạnh.
Một công ty lớn chỉ tồn tại trong 30 năm, còn đây là 4 chiến lược Jeff Bezos dùng để giúp Amazon “trường tồn” mãi mãi với giá trị “khủng” nhất thế giới!">Amazon đóng cửa ở Trung Quốc, đây là lý do tại sao gã khổng lồ gục ngã ở thị trường 1,3 tỷ dân