![]() |
Trạm Cluny Sorbonne. |
Ngoài ra còn có hệ thống tàu nhanh (RER) xuyên qua Paris nối với các trạm tàu điện ngầm để dẫn ra các thành phố vệ tinh Paris. Riêng hệ thống tàu nhanh này hàng năm có hơn 450 triệu người sử dụng.
Đoạn đường số 14 nối từ nhà thờ Madeleine đến khu thư viện Mittérand hai bên toàn kính, cửa mở tự động, đặc biệt đó là tàu không có người lái. Khách du lịch có thể đứng ngay trên tàu chiêm ngưỡng cảnh hai bên. Ngạc nhiên khi tàu đi xuyên hầm bỗng nhiên sáng bừng hai bên với những vườn cây nhân tạo.
Bến Cluny Sorbonne nổi tiếng với lối lên trường đại học cổ kính Sorbonne, lên nhà thờ Đức Bà Paris huyền bí vang danh nhờ tác phẩm Victor Hugo, và lối ra quảng trường Saint-Michel nơi hẹn hò lãng mạn của nhiều các cặp tình nhân. Nơi đây có nhiều sinh viên và khách nước ngoài qua lại.
Bến này có trần cong trang trí rất nghệ thuật và trí tuệ. Toàn khảm bằng men sứ đa màu những chữ ký của nhiều vĩ nhân đã có công làm rạng danh nước Pháp như Voltaire, Balzac, Rousseau, Montesquieu, Victor Hugo. Người đợi tàu có thể chiêm ngưỡng tác phẩm và tò mò về những chữ ký được vinh danh. Hàng năm ga này có hơn 2,5 triệu lượt người qua lại.
Bảo tàng Louvre càng nổi tiếng hấp dẫn ngay khi khách xuống ga Louvre -Ravoli. Ga này đặt nhiều tủ kính bày một số hiện vật và tượng cổ đại thời Hy lạp - La mã rất đẹp thu hút khách du lịch.
![]() |
Trạm Louvre - Ravoli. |
Quảng trường Bastille nổi tiếng với cuộc cách mạng Pháp. Ga này có bức tranh khảm sứ miêu tả lịch sử chiếm ngục Bastille.
Không chỉ trong nội thành Paris, những ga ngoại ô xa lắc cách Paris 20 cây số, để thu hút khách du lịch, nhiều ga tàu nhanh mới xây với kỹ thuật hiện đại đã được trang trí rất quyến rũ.
Từ trạm Thư viện quốc gia Pháp (Mittérand) đến Cung điện Versailles, trong tàu điện cũng được trang hoàng hấp dẫn theo phong cách bảo tàng Versailles. Khách đi tàu có cảm giác đang ngồi trong một trung tâm triển lãm văn hóa, trong thư viện vua Louis hay vườn thượng uyển Versailles.
![]() |
Tranh gốm ở ga Bastille. |
Nước Pháp nổi tiếng đề cao nghệ thuật, văn hóa. Nơi công cộng chính là nơi để thể hiện tài năng của các nhà kiến trúc, họa sĩ, điêu khắc gia.
Những công trình đường phố trở thành những cuốn sách hấp dẫn về lịch sử, nghệ thuật văn học nước Pháp. Nghệ thuật đường phố thể hiện tầm nhìn văn hóa của lãnh đạo vừa là tôn trọng người xem, vừa tôn trọng dân tộc mình.
Theo Tiền Phong
" alt=""/>Đi xem nghệ thuật dưới ga tàu điện ngầmAnh ta tuyên bố mình còn độc thân và có một công ty riêng, sở hữu 3 bất động sản cùng khoản tiết kiệm 1,1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,7 tỷ đồng).
Khoảng 20 ngày sau khi gặp gỡ trực tuyến và hẹn hò trực tiếp 1 lần, cả hai quyết định kết hôn. Vào ngày cưới, Đại Thành thuyết phục Hồng Quyên bán 2 con bò của cô để dọn đến nơi ở tốt hơn trong thành phố. Nghe lời người chồng giàu có, Hồng Quyên quyết định bán chúng với giá 17.000 tệ (khoảng 58 triệu đồng).
Tuy nhiên, cô nhanh chóng nhận ra cuộc sống ở thành phố chỉ là ảo mộng. Tài sản mà người chồng mới cưới "mua" cho mình chỉ là một căn hộ cho thuê theo ngày. Anh ta cũng không bao giờ đi làm, thậm chí còn nghiện mua vé số và dùng tiền bán bò của cô để chơi xổ số.
Trước đó vào dịp Tết nguyên đán, sau khi tiêu hết tiền, Đại Thành nói với Hồng Quyên rằng mình phải đi công tác và để vợ về quê một mình.
Lúc này, Hồng Quyên vẫn tin tưởng chồng. Nhưng vì không còn tiền nên cô nhờ anh trả tiền xe giúp mình. Khi cô liên lạc với chồng, anh ta đã thay đổi số điện thoại, xóa tài khoản mạng xã hội và biến mất.
Dù như vậy cô vẫn cố chấp bởi không dám tin người đàn ông như anh lại có thể lừa dối mình. Chỉ đến khi cô đến ngân hàng, chứng thực tài khoản hơn 1,1 triệu tệ của chồng thì mới tá hỏa. Phía ngân hàng xác nhận tài khoản của anh không có số tiền nào như vậy.
Cuối cùng, Hồng Quyên phải gọi điện báo cảnh sát và Đại Thành nhanh chóng bị bắt. Anh ta khai nhận: "Tôi chỉ cưới cô ấy vì 2 con bò. Khi thấy cô ấy hết tiền, tôi đã bỏ đi".
Sự việc vẫn đang được điều tra. Và các tình tiết trong câu chuyện này thực sự khiến nhiều người ngỡ ngàng. Đó cũng là lời cảnh tình cho những người phụ nữ nhẹ dạ cả tin, yêu nhanh cưới vội.
" alt=""/>Báo cảnh sát khi phát hiện chồng cưới mình chỉ vì 2 con bòThế nhưng dù hoàn mỹ tới đâu thì vẫn sẽ có những sai sót. Tây Du Ký có 3 lỗi sai lớn không thể che lấp.
Đầu tiên là chi tiết chọn gánh hành lý
Mặc dù suốt chặng đường thỉnh kinh người gánh hành lý luôn là Sa Tăng nhưng người chọn gánh hành lý cuối cùng lại không phải Sa Tăng mà là Bát Giới.
![]() |
Hành trình thỉnh kinh 81 kiếp nạn, người gánh hành lý luôn là Sa Tăng. |
Ba thầy trò Đường Tăng gặp hòa thượng Ô Sào, ông nói đường thỉnh kinh không khó nhưng sẽ gặp nhiều yêu quái. Bát Giới được nhận làm đồ đệ thứ hai, hơn nữa Ngộ Không lại là kẻ tính khí nóng nảy, chỉ giỏi võ công. Bởi vậy trách nhiệm gánh hành lý do Bát Giới đảm nhiệm. Lúc đó vẫn chưa thu nhận Sa Tăng. Sau này Sa Tăng là tiểu đệ, nhận về mình việc gánh hành lý vất vả. Thực ra không phải như vậy.
Lúc Như Lai luận công ban thưởng có nói: "Chư Ngộ Năng, ngươi vốn là Thiên Bồng Nguyên Soái, vì tại hội bàn đào uống say mà chọc ghẹo tiên nga nên bị giáng xuống trần đầu thai, quy về đại giáo, phò tá Đường Tăng thỉnh kinh, có công gánh vác hành lý, thăng ngươi làm chính quả Tịnh Đàn sứ giả. Sa Ngộ Tĩnh, người vốn là Quyển Liêm đại tướng, do làm vỡ chén Lưu Ly ở hội bàn đào nên bị đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái, sau phò tá Đường Tăng, có công dắt ngựa, thăng làm chính quả Kim Thân La Hán".
Trên đường thỉnh kinh, Ngộ Không trở thành người dắt ngựa, Sa Tăng gánh hành lý, còn Bát Giới việc gì cũng không làm.
![]() |
Bát Giới và Sa Tăng cũng đeo vòng trên đầu. |
Điểm tứ hai đó là Bát Giới và Sa Tăng cũng đeo vòng kim cô
Trong Tây Du Ký, không chỉ có Ngộ Không đeo vòng kim cô mà Bát Giới và Sa Tăng cũng đeo. Năm đó Như Lai nói Quan Âm Bồ Tát thành lập đoàn thỉnh kinh. Quan Âm liền thu nhận 3 tên yêu quái đi phò tá Đường Tăng, nếu cả 3 không nghe lời thì đều phải đeo vòng.
Thế nhưng chỉ có Ngộ Không không nghe lời nên bị đeo vòng kim cô, còn Bát Giới và Sa Tăng nghe lời nên không bị đeo. Quan Âm mang hai chiếc vòng còn lại cho Hắc Hùng Tinh và Hồng Hài Nhi đeo. Vì vậy, chiếc vòng mà Bát Giới và Sa Tăng đeo trong phim không có "xuất xứ" rõ ràng.
![]() |
Ngọc Đế sợ hãi chui dưới gầm bàn khi Tôn Ngộ Không làm náo loạn thiên cung. |
Thứ ba, chi tiết Ngọc Đế chui gầm bàn
Chi tiết Ngọc Hoàng đại đế kinh sợ chui dưới gầm bàn, sai người đi mời Phật Tổ Như Lai trở thành chi tiết khó quên trong lòng khán giả. Nếu như không phải Phật Tổ nhanh chóng xuất hiện, chỉ e Ngọc Đế đã bị Ngộ Không đánh cho bầm dập.
Hơn nữa, hình tượng Ngọc Đế luôn là ung dung tự tại, không hề sợ hãi trong bất cứ hoàn cảnh nào, cho dù có sợ hãi cũng sẽ không tới mức trốn dưới gầm bàn. Bất cứ thần tiên nào cũng đều có thuật truyền âm, Ngọc Đế trong tình huống nguy kịch như vậy, không nhất thiết phải cho người đi mời Phật Tổ tới hàng phục.
Hình tượng Ngọc Đế trong lòng khán giả đều bị hủy hoại sau Tây Du Ký 1986, trở nên kém cỏi, tầm thường.
Thu Vũ
Phân đoạn hai bố con ông Sơn và Thư ôm nhau khóc khiến triệu khán giả thổn thức, cảnh phim đã chạm tới trái tim của không chỉ các diễn viên mà cả người xem.
" alt=""/>3 hạt sạn của Tây Du Ký 1986 đánh lừa khán giả hơn 30 năm