Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Ipswich Town, 20h00 ngày 13/4

Công nghệ 2025-04-18 11:44:32 87
êumáytínhdựđoánChelseavsIpswichTownhngàck c1   Pha lê - 13/04/2025 09:47  Máy tính dự đoán
本文地址:http://live.tour-time.com/html/31d198724.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4

Cô gái tập yoga trên mỏm đá bị sóng biển cuốn trôi

Nữ diễn viên 24 tuổi người Nga Kamilla Belyatskya đã thiệt mạng trong chuyến du lịch đến đảo Koh Samui, Thái Lan. Nguyên do của sự việc thương tâm này được xác định là vì Kamilla đã bị sóng lớn cuốn trôi, trong khi cô đang ngồi tập yoga trên mỏm đá cạnh biển.

Cô gái tập yoga trên mỏm đá bị sóng biển cuốn trôi (Video: RT).

Trước khi sự việc thương tâm xảy ra, nhiều người đi biển đã quay được video Kamilla đang ngồi tập yoga trên mỏm đá, phía dưới sóng biển đánh vào bờ khá mạnh.

Một trận sóng lớn sau đó đã ập vào, xô ngã Kamilla xuống biển. Một số người có mặt ở gần đó đã cố gắng cứu nạn nhân, nhưng sóng lớn đã khiến Kamilla bị kéo ra xa.

Khi lực lượng cứu hộ đến nơi, mọi chuyện đã quá muộn. Các nhân viên cứu hộ chỉ còn nhìn thấy tấm thảm tập yoga của Kamilla nổi trên mặt nước. Thi thể của cô sau đó được đưa lên bờ.

Sự việc xảy ra khi Kamilla đang cùng bạn trai du lịch đến đảo Koh Samui và cặp đôi này dự định sẽ kết hôn vào năm sau.

Cao bồi cưỡi ngựa, quăng dây khống chế bò chạy rông như phim hành động

Hình ảnh những chàng cao bồi cưỡi ngựa, quăng dây để khống chế những con bò chạy rông rất quen thuộc trong các bộ phim hành động của Mỹ về chủ đề cao bồi miền viễn Tây.

Nhiều người cho rằng những hành động như vậy chỉ có trên phim. Tuy nhiên, một chàng cao bồi sống tại bang Arizona, Mỹ, đã khiến nhiều người thán phục khi thể hiện kỹ năng cưỡi ngựa và quăng dây điêu luyện để khống chế một con bò chạy rông.

Cao bồi cưỡi ngựa, quăng dây khống chế bò chạy rông như phim hành động (Video: Reddit).

Cận cảnh quá trình xây dựng mô hình cầu treo hết sức tỉ mỉ và chi tiết

Đoạn video ghi lại quá trình xây dựng một mô hình cây cầu dây văng hết sức tỉ mỉ và chi tiết, khiến người xem không thể rời mắt. Clip cũng đã giúp nhiều người hiểu rõ hơn về quá trình xây dựng một cây cầu treo thực sự bắc qua sông.

Cận cảnh quá trình xây dựng mô hình cầu treo hết sức tỉ mỉ và chi tiết (Video: China Plus).

Hành khách hoảng loạn khi pin sạc dự phòng phát nổ trên máy bay

Hành khách có mặt trên chuyến bay của hãng hàng không Sichuan Airlines, Trung Quốc, đã có tình huống hoảng loạn khi một viên pin sạc dự phòng trong hành lý xách tay bất ngờ phát nổ.

Hành khách hoảng loạn khi pin sạc dự phòng phát nổ trên máy bay (Video: Weibo).

Video do nhân chứng ghi lại cho thấy khói bốc lên nghi ngút bên trong khoang hành khách. Nhiều người đã hoảng loạn rời khỏi chỗ ngồi và tìm cách tránh xa vị trí viên pin sạc phát nổ.

Chiếc máy bay sau đó đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Lưỡng Giang Quế Lâm tại tỉnh Quảng Tây. Sau khi được kiểm tra an toàn, chiếc máy bay tiếp tục hành trình và đến đích muộn giờ so với dự kiến.

Sự việc không gây thương vong nào, nhưng khiến các hành khách trên máy bay có một phen thót tim.

Tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất, thắp sáng bầu trời đêm nước Nga

Người dân sống tại thị trấn Olekminsk, Cộng hòa Yakutia thuộc Nga, đã rất thích thú khi chứng kiến cảnh tượng một tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất, bốc cháy khi bay qua bầu khí quyển làm rực sáng cả bầu trời đêm.

Tiểu hành tinh rơi xuống Trái Đất, thắp sáng bầu trời đêm nước Nga (Video: DailyMail).

Các nhà khoa học đặt tên cho tiểu hành tinh này là C0WECP5. Nó được dự đoán sẽ bay qua bầu khí quyển và lao xuống khu vực Yakutia. Lực lượng cứu hộ tại Yakutia đã được đặt trong tình trạng báo động khi tiểu hành tinh bay đến gần, nhưng nó không gây ra bất kỳ thiệt hại nào.

Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho biết tiểu hành tinh này có đường kính chỉ khoảng 70cm và được phát hiện khoảng 12 giờ trước khi nó bay vào bầu khí quyển. Đây là tiểu hành tinh thứ 4 bay vào bầu khí quyển Trái Đất trong năm nay, nhưng tất cả đều không gây thiệt hại nào cho mặt đất.

Tài xế đột ngột ngất xỉu khiến xe trộn bê tông lao vào cửa hàng ven đường

Camera giám sát tại tỉnh Saraburi, Thái Lan, đã ghi lại được khoảnh khắc kinh hoàng khi chiếc xe trộn bê tông bị mất lái, tông vào một chiếc ô tô đi ngược chiều trước khi lao vào cửa hàng ven đường.

Tài xế đột ngột ngất xỉu khiến xe trộn bê tông lao vào cửa hàng ven đường (Video: ViralPress).

Khi sự việc xảy ra, phía bên trong cửa hàng tạp hóa có 2 người. May mắn những người này đã phát hiện chiếc xe tải đang lao về phía mình nên kịp thời bỏ chạy. Vụ tai nạn khiến chủ của cửa hàng tạp hóa bị thương ở chân. 2 người ngồi trên chiếc xe con bị thương nhẹ sau khi va chạm với xe trộn bê tông.

Nguyên do vụ tai nạn được xác định vì tài xế 57 tuổi bị ngất xỉu do tăng huyết áp khi đang cầm lái, khiến chiếc xe bị mất kiểm soát. Cảnh sát vẫn đang thẩm vấn tài xế chiếc xe trộn bê tông này và chưa có án phạt nào được đưa ra.

Cô gái hốt hoảng khi máy sấy tóc trên tay bất ngờ phát nổ

Camera giám sát tại một căn hộ ở thành phố Marikina, Philippines, đã ghi lại khoảnh khắc cô gái đang sử dụng máy sấy tóc để sấy khô lông chó cưng của mình. Chiếc máy sấy đã bất ngờ phát nổ ngay trên tay cô gái, với một tia lửa lóe ra từ phía đuôi máy.

Cô gái hốt hoảng khi máy sấy tóc trên tay bất ngờ phát nổ (Video: Newsflare).

Cô gái đã hốt hoảng vứt chiếc máy sấy tóc ra xa, sau đó nhanh chóng rút dây điện chiếc máy sấy ra khỏi phích cắm.

Nhiều khả năng chiếc máy sấy đã hoạt động liên tục trong thời gian dài, dẫn đến quá nhiệt và phát nổ. Sự việc may mắn không gây ra thương vong.

Khoảnh khắc máy bay chao đảo khi tìm cách hạ cánh trong điều kiện gió mạnh

Video do một nhân chứng ghi lại cho thấy khoảnh khắc chiếc máy bay Airbus A320 của hãng hàng không IndiGo, trong khi đang chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế Chennai, Ấn Độ, thì bất ngờ bị chao đảo.

Khoảnh khắc máy bay chao đảo khi tìm cách hạ cánh trong điều kiện gió mạnh (Video: TOI).

Khi chiếc máy bay còn cách đường băng khoảng chừng vài mét, cơ trưởng đã quyết định hủy hạ cánh và đưa máy bay lấy lại độ cao. Vào khoảnh khắc này, chiếc máy bay càng trở nên chao đảo mạnh hơn và tưởng chừng sẽ bị rơi do mất lực nâng.

May mắn chiếc máy bay vẫn lấy lại được độ cao an toàn. Cơ trưởng đã cho máy bay lượn vòng quanh sân bay và hạ cánh thành công ở lần thử tiếp theo.

Vào thời điểm máy bay hạ cánh thất bại, sân bay có gió mạnh và mưa do ảnh hưởng bởi bão. Sự việc khiến các hành khách trên máy bay có một tình huống thót tim, nhưng mọi người sau đó đã có thể thở phào nhẹ nhõm khi tiếp đất an toàn.

Vận động viên ăn mừng quá sớm và cái kết "cười ra nước mắt"

Một vận động viên khi tham gia cuộc thi chạy marathon tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, khi chuẩn bị đến đích đã đưa tay ăn mừng, mà không hay biết rằng mình đang bị một đối thủ bám sát ngay phía sau.

Lợi dụng khoảnh khắc vận động viên phía trước ăn mừng, người chạy sau đã bứt tốc để vượt lên và cán đích đầu tiên.

Vận động viên ăn mừng quá sớm và cái kết "cười ra nước mắt" (Video: Newsflare).

Trạm xăng phát nổ kinh hoàng khi xe bồn đang tiếp nhiên liệu

Camera giám sát của một trạm xăng tại tỉnh Novosibirsk, Nga, đã ghi lại khoảnh khắc kinh hoàng khi chiếc xe bồn đang tiếp nhiên liệu bất ngờ phát nổ, khiến ngọn lửa bùng lên dữ dội.

Trạm xăng phát nổ kinh hoàng khi xe bồn đang tiếp nhiên liệu (Video: RT).

Sau khi vụ nổ xảy ra, một nữ nhân viên của trạm xăng đã bỏ chạy ra ngoài. Một người đàn ông có mặt tại hiện trường đã không ngại nguy hiểm, lao vào đám cháy để kéo tài xế của chiếc xe bồn ra xa ngọn lửa.

Lực lượng cứu hỏa đã mất khoảng một giờ đồng hồ để dập tắt đám cháy. Vụ việc khiến tài xế chiếc xe bồn bị bỏng, nhưng không nghiêm trọng.

Nguyên do dẫn đến vụ nổ đang được điều tra, làm rõ.

">

Clip "cô gái bị sóng cuốn trôi khi tập yoga trên bãi biển" nổi bật tuần qua

Xem nhanh:">

10 mẫu xe SUV cũ vẫn chạy tốt, giá rẻ bất ngờ

{keywords}Võ làm việc ở cửa hàng photocopy đã 9 năm nay.

Nghèo nàn và lạc hậu hơn Việt Nam tới cả mấy chục năm, những ngày đầu tiên đặt chân lên đất nước châu Phi, Võ chỉ muốn về nhà ngay lập tức. Trước khi đi, anh xác định “nếu như không làm ăn được thì coi như một chuyến du lịch”. Được sự động viên của những người đồng hương, cộng với quyết tâm của bản thân, chàng trai Bắc Ninh dần dần thích nghi với môi trường đầy mới mẻ, lạ lẫm.

Không biết ngôn ngữ, Võ vừa làm việc vừa đoán ý khách hàng. Thậm chí, nhiều lần anh bị dân bản địa bắt nạt chỉ vì không biết tiếng. “Nhiều khi ra chợ, thấy mình người châu Á là thanh niên bản địa chửi bới. Mình biết nhưng im lặng, coi như không nghe thấy gì”.

Nhưng chỉ 3 tháng sau, bằng kiểu “học bồi”, Võ đã giao tiếp được cơ bản với người bản địa bằng tiếng Bồ Đào Nha. Đến giờ, sau 10 năm làm việc ở đây, anh đã “cãi tay đôi” được với dân bản địa.

Sau khoảng 1 năm, công việc làm nail không phát triển như mong muốn. Khu vực Võ sống là vùng nông thôn, nhu cầu làm đẹp của người dân không nhiều. Võ nghỉ làm nail để làm cho cửa hàng photocopy kiêm chụp ảnh thẻ, ảnh cưới cũng do người Việt làm chủ.

Từ đó đến nay, anh đã gắn bó với công việc này được 9 năm. Hiện tại, ngoài Võ, cửa hàng còn có 2 người bản địa làm việc. Anh cũng quản lý cho người chị 3-4 cửa hàng photocopy khác ở gần đó.

Hằng ngày, anh mở cửa lúc 7h30 phút sáng và đóng cửa lúc 17h. Cửa hàng phát triển tốt, mỗi ngày có từ 50-100 lượt khách, thu lãi về khoảng 100 USD/ngày.

Hiện tại, Võ sống cùng 3 người Việt Nam trong một căn nhà thuê rộng 70-80m2 có giá 2 triệu đồng. Sinh hoạt phí ở Angola khá rẻ nên khoản thu nhập của anh có thể vừa chi tiêu vừa gửi về cho gia đình ở Bắc Ninh.

{keywords}
Cửa hàng photocopy một ngày đông khách.

Người bản địa học cách trồng rau, sửa xe máy

Cách đây 10 năm, Angola trong mắt Võ là một đất nước giàu khoáng sản nhưng đời sống người dân ở vùng nông thôn vẫn rất nghèo nàn, đến thực phẩm cũng không có nhiều để mua. Người dân chủ yếu ăn đồ nhập khẩu, đông lạnh, rau củ cũng thiếu thốn. “Ở khu vực tôi sống, phụ nữ chủ yếu ở nhà sinh con, nội trợ. Đàn ông thì làm thợ xây hoặc lái taxi. Giá xăng dầu ở đây rất rẻ nên người ta hay đi taxi”.

Nhưng từ khi người Trung Quốc và người Việt Nam sang đây sinh sống, làm ăn, đời sống của người dân bản địa đã thay đổi khá nhiều. “Người dân ở đây tay nghề kém. Ngày xưa, những công việc như sửa xe máy, ô tô họ không biết làm, ngay cả những kỹ năng đơn giản như căng xích, sửa bugi… họ cũng không biết. Thậm chí, rau cũng không biết trồng mà ăn. Nhưng từ khi người châu Á sang mở các cửa hàng sửa chữa, thuê người bản địa làm, từ đó họ học hỏi được nhiều và đã bắt đầu tự mở cửa hiệu”.

{keywords}
Một trong số những điều khiến Võ ngạc nhiên và thán phục là người Angola cái gì cũng đội lên đầu. 

“Người Trung Quốc và người Việt Nam sang đây cũng xây dựng các trang trại trồng rau củ sạch, đưa nhiều giống rau củ sang trồng. Từ đó, người dân cũng bắt chước trồng theo và có rau củ mang ra chợ bán. Bây giờ thì mọi thứ nhu yếu phẩm đã đầy đủ, không thiếu thốn thứ gì”.

Võ cũng chứng kiến sự phát triển rõ rệt ở khu vực mình sinh sống từ những ngôi nhà, con đường. Cách đây vài năm, nơi anh sống vẫn còn có những con đường đất, nhà cửa lụp xụp. Còn bây giờ, nhiều ngôi nhà đã khá khang trang, bên trong được thiết kế tiện nghi, hiện đại.

Đẻ nhiều, ít khi cưới

{keywords}
Võ chọn mua con cá này ở chợ cá.

Ở vùng nông thôn mà Võ sinh sống, các gia đình sinh rất nhiều con. "Nhà ít thì 4 đứa, nhiều thì cả chục đứa. Có lần một gia đình chạy xe ba gác đến cửa hàng của mình để chụp ảnh, cả bố mẹ con cái phải đến chục người, trông rất nheo nhóc”, Võ ể.

“Một điều nữa mình không thích ở đây là người dân có ý thức chưa cao - thường xuyên vứt rác bừa bãi khi ăn uống. Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng kém”.

Làm nghề chụp ảnh nhưng Võ chủ yếu chụp ảnh thẻ, ít khi được chụp ảnh cưới, vì “ở đây chỉ nhà giàu mới tổ chức đám cưới”. “Thường thì khi trai gái yêu nhau, 2 gia đình sẽ tổ chức mang lễ sang rồi 2 người về ở với nhau luôn. Có điều kiện thì chụp bức ảnh, nhiều người 40-50 tuổi mới tổ chức đám cưới, thậm chí đến già cũng không biết đám cưới là gì. Bởi vì tổ chức đám cưới ở đây rất đắt đỏ so với mức sống của người dân”.

Ngược lại, sống ở Angola 10 năm, Võ cũng thích nhiều thứ ở đất nước châu Phi này. Trước tiên là thời tiết, khí hậu rất dễ chịu cho cả con người lẫn cây trái, rau củ phát triển. Người dân Angola cũng rất hiền lành, thân thiện, vì thế khi họ trồng trọt, chăn nuôi đều cho ra sản phẩm sạch, yên tâm về chất lượng.

“Thực phẩm ở đây rất ‘thật’, ví dụ như người dân nuôi gà toàn là gà thả tự nhiên, không cho ăn thức ăn tăng trọng hay thuốc men gì hết. Rau củ, hoa quả cũng sạch sẽ, hoàn toàn có thể yên tâm dùng”.

Cũng nhờ thời tiết và thiên nhiên ưu ái mà Võ cũng được thưởng thức nhiều món ăn quý hiếm mà nếu ở Việt Nam chưa chắc anh đã có cơ hội thử.

Chờ ngày về quê lập nghiệp

{keywords}
Giàn bầu mà Võ mang hạt giống từ Việt Nam sang trồng trước cửa nhà.

Sống ở vùng nông thôn nên các thú vui của Võ cũng rất lành mạnh. Nhà chỉ cách biển 3km nên thỉnh thoảng cuối tuần, anh lại đi chơi biển, đi câu cá hoặc vào rừng bắt ong mật ngâm rượu.

“Nhiều khi cũng buồn vì thấy ở Việt Nam mọi người được đi chơi những chỗ đẹp, ăn những quán ngon, còn ở chỗ mình thì phải đi 50-60km mới có cửa hàng ăn uống lịch sự. Khu vực xung quanh chỉ toàn quán ăn bình dân, dựng lên như cái lán”.

Món ăn bản địa cũng rất khó ăn nên mặc dù đã sống ở đây được 10 năm, Võ cũng chỉ ăn được một vài món nên chủ yếu anh tự nấu nướng ở nhà. “Thỉnh thoảng, mấy chị em rủ nhau lên phố, đi ăn ở nhà hàng Bồ Đào Nha thì mới có nhiều món ngon”.

Hài lòng với cuộc sống hiện tại nhưng lúc nào Võ cũng mong ngày được trở về quê hương. Anh tâm sự rằng, đôi khi cũng nuối tiếc khi cả tuổi thanh xuân đã dành hết cho Angola.

10 năm ở Angola, nhiều cô gái bản địa rất có cảm tình với anh. Nhiều cô còn nhắn tin tán tỉnh, ngỏ lời “muốn lấy làm chồng” nhưng đến nay Võ vẫn chưa bén duyên được với cô gái nào.

“Ban đầu mới sang, mình không thấy nước da đen của họ là đẹp, nhưng bây giờ mình thấy da đen vẫn đẹp. Phụ nữ Angola lại cao, dáng rất chuẩn. Nhưng mình vẫn thích con gái Việt Nam hơn” - Võ cười khi chia sẻ.

Anh dự định cuối năm nay sẽ về Việt Nam để lập nghiệp ở quê nhà. “Bởi vì bố mẹ đã già cần người chăm sóc, và mình cũng đến tuổi lập gia đình. Mình xa gia đình lâu quá rồi”.

Nếu suôn sẻ, anh sẽ mở một quán ăn để phục vụ thực khách những món ăn sở trường của mình mà 10 năm nay chỉ được trổ tài nơi đất khách.

{keywords}
Sở thích của Võ là tự tay chế biến, nấu nướng những bữa ăn ngon đậm chất quê nhà. 

Nguyễn Thảo

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Người Việt ở nước ngoài: 'Học đại học xong sang đây rửa xe à?'

Người Việt ở nước ngoài: 'Học đại học xong sang đây rửa xe à?'

Bỏ tấm bằng đại học ở Việt Nam, chị theo chồng sang Cộng hòa Séc làm công việc rửa xe nhưng chưa lần nào chị hối hận về quyết định của mình.

">

Cuộc sống 10 năm ở châu Phi của chàng trai Bắc Ninh

Soi kèo góc Leganes vs Barcelona, 2h00 ngày 13/4

“Tôi như vừa sống lại, lòng nhẹ tênh”

Trời đứng bóng, người đến cửa hàng thưa dần, ông Nguyễn Cảnh Đại (65 tuổi, ngụ Quận 1, TP.HCM) vẫn cẩn thận đứng trông xe cho khách. Hôm nay, nét u buồn, khắc khổ trên khuôn mặt đã nhiều nếp nhăn của ông tan biến.

Ông đã trả được số tiền phải bồi thường cho người khách bị mất chiếc xe SH Mode khi đến cửa hàng do ông làm bảo vệ để mua sắm. 

Trước đó, trưa 21/10, ông Đại đang làm việc tại một siêu thị nhỏ trên đường Đông Bắc (phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12) thì có một thanh niên đi xe máy đến. Người này than mệt rồi nói với ông là mình sắp xỉu.

Nam thanh niên nhờ ông Đại vào cửa hàng, mua giúp một chai nước lọc. Thương người, ông Đại không chút nghi ngờ, đi vào cửa hàng.

{keywords}
Ông Đại vừa quay vào cửa hàng mua nước thì bị kẻ gian đến lấy trộm xe của khách hàng. (Ảnh cắt từ clip).

Khi ông vừa quay lưng đi, có một thanh niên khác xuất hiện, lấy xe máy SH Mode của khách hàng mua đồ, đang để phía ngoài cửa hàng. Do xe máy còn cắm chìa khóa nên kẻ gian đã nhanh chóng nổ máy, điều khiển xe chạy mất.

Khi ông Đại quay lại, nam thanh niên nhờ ông mua nước cũng biến mất. Toàn bộ sự việc được camera an ninh của cửa hàng ghi lại. Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an phường Tân Chánh Hiệp đã đến hiện trường, lấy lời khai những người liên quan để điều tra, làm rõ.

Những ngày đợi chờ cơ quan điều tra tìm lại chiếc xe bị mất trộm, ông Đại sống trong tâm trạng buồn lo, chán chường. Ông nói: “Mấy hôm trước tôi vừa lo vừa xấu hổ vì đã không hoàn thành nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cửa hàng. Tôi lo không có tiền bồi thường cho người mất xe và bị đuổi việc”.

{keywords}
Ông Đại buồn bã kể lại việc bị đối tượng xấu lừa mua nước để trộm xe.

“Hôm qua (27/10), tôi rất bất ngờ và hạnh phúc khi nhận được số tiền do mạnh thường quân hỗ trợ. Cô Nguyễn Đỗ Trúc Phương đã đến tận cửa hàng gửi số tiền đó cho tôi. Bây giờ, tôi đủ tiền bồi thường cho người bị mất xe rồi. Tôi như vừa sống lại, lòng nhẹ tênh”, ông nói thêm.

Bật khóc trước lòng tốt của cộng đồng

Ngay khi biết tin ông Đại bị các đối tượng xấu dàn cảnh để trộm xe, Nguyễn Đỗ Trúc Phương (ngụ Quận 1, TP.HCM) đã tìm hiểu hoàn cảnh của ông và lên kế hoạch vận động mạnh thường quân hỗ trợ. Phương tìm hiểu và nhận thấy hoàn cảnh của ông Đại khá khó khăn.

Trước đây, gia đình ông Đại thuộc hàng khá giả tại Quận 1, TP.HCM. Tuy nhiên, sau này, công việc làm ăn thất bại, ông buộc phải đi làm thuê. Khi làm nhân viên bảo vệ, giữ xe tại siêu thị nhỏ trên đường Đông Bắc, ông Đại rất nhiệt tình, cần mẫn.

Đặc biệt, ông rất chu đáo với người có tuổi. Mỗi khi người lớn tuổi đến cửa hàng mua đồ, ông đều nhiệt tình dắt, đẩy xe cho khách. Ông cũng chủ động nhường vị trí trống trải, mát mẻ cho những khách hàng lớn tuổi gửi xe.

{keywords}
Ngày 27/10, Trúc Phương đến gặp ông Đại và gửi tặng số tiền 50 triệu đồng do mạnh thường quân đóng góp.

Ngày Trúc Phương đến gửi tiền của mạnh thường quân tặng ông để bồi thường cho khách hàng bị mất xe, ông Đại vẫn chưa tin đó là sự thật. Ông ngơ ngác rồi bật khóc khi từ cô gái trẻ số tiền 50 triệu đồng.

Cùng ngày, ông Đại, Trúc Phương và đại diện công ty bảo vệ nơi ông làm việc đến gặp, thương lượng về việc bồi thường với người khách bị mất xe SH Mode. Dựa trên giá trị chiếc xe, chủ xe đồng ý nhận 20 triệu đồng tiền bồi thường từ ông Đại.

Ngay sau đó, Trúc Phương đã trao số tiền 20 triệu đồng để ông Đại bồi thường cho chủ xe. 30 triệu đồng còn lại, cô gái trẻ thay mặt các mạnh thường quân gửi tặng ông Đại làm vốn. Nhận số tiền từ tay cô gái trẻ, ông Đại xúc động rưng rưng nước mắt.

“Lúc tôi gửi tiền của mạnh thường quân cho chú, chú ấy bật khóc khiến tôi cũng xúc động. Chú nói cám ơn và nguyện rằng sau này, nếu có cơ hội, có tiền chú cũng sẽ tìm cách giúp đỡ mọi người như mình đang được cộng đồng hỗ trợ”, Trúc Phương chia sẻ.

Sau khi được cộng đồng giúp đỡ, ông Đại rất vui và tự tin trở về nhà sinh sống. Trước đó, ông lo lắng, tủi hổ đến mức không buồn ăn uống. Ông không dám kể lại sự việc cho gia đình, vợ con, thậm chí không dám trở về nhà.

Ông từng nghĩ sẽ nhờ công ty bảo vệ nơi mình làm việc cho ứng tiền trước để bồi thường cho người bị mất xe rồi trừ lương dần dần. Ông nói: “Tôi từng nghĩ chỉ còn cách đó thôi vì thực sự tôi không có tiền, thu nhập cũng không cao”.

“Nhưng bây giờ, may mắn lại mỉm cười với tôi. Tôi vui và hạnh phúc lắm. Tôi không bao giờ ngờ rằng mình lại được mọi người thông cảm, giúp đỡ như vậy”, ông nói thêm.

Hiện, ông Đại vẫn làm việc bình thường tại cửa hàng. Sau sự việc, ông thừa nhận mình quá tin người và bất ngờ trước việc một thanh niên trẻ, khỏe lại lấy vấn đề sức khỏe của mình ra để lừa lọc ông.

Bài:Nguyễn Sơn

Ảnh: Nhân vật cung cấp

Shipper nghèo bị lừa mất xe máy, ông chủ quán cơm tặng ngay chiếc SH

Shipper nghèo bị lừa mất xe máy, ông chủ quán cơm tặng ngay chiếc SH

Bị lừa mất chiếc xe máy ngay trong những ngày mưu sinh gian khó nhất ở TP.HCM, anh Dân may mắn gặp được người tốt tặng lại anh chiếc xe SH để kiếm sống qua ngày. 

">

Ông bảo vệ bị trộm lừa lấy xe SH của khách bật khóc khi được tặng tiền

{keywords}

Tôi chỉ muốn gào thét đến nổ tung vì đau khổ và tức giận. Thế mà trước mặt tôi vẫn phải tươi cười (Ảnh minh họa)

Vẫn là bộ dạng lơ ngơ ngố tàu của chồng tôi khi chụp ảnh mà sao mỗi lúc xem lại thấy đắng nghẹn ở họng, tưởng như đã tức giận đến mức vỡ mật nên cả mồm miệng mắt mũi mới thấy cay và đắng đến thế. Tôi lưu lại toàn bộ những ảnh này, còn dự định sẽ in một cái thật to và đóng khung treo trong phòng để "kỷ niệm" dịp chồng ngoại tình.

Rồi tôi lặng lẽ trả thù. Biết chồng sắp đi hú hí với cô ta, tôi giở trò lả lơi nũng nịu rủ chồng làm một “nháy” trước khi anh đi “ăn cơm với đối tác”. Tất nhiên là chồng từ chối, nhưng tôi lại vòi vĩnh nói bóng nói gió, chồng sợ lộ nên phải miễn cưỡng chiều vợ.

Xong, tôi chủ động khiến chồng phải chiều mình lần nữa mặc dù chẳng khao khát gì người đàn ông đã phản bội vợ. Chồng ra khỏi nhà mà mặt thất thần, chân bước lẩy bẩy.

Bây giờ mà có gặp cô ta, họ cũng chỉ ngồi xơi nước nhìn nhau chứ làm ăn gì được. Nghĩ đến đó tôi hả hê vô cùng. Mà có vẻ tôi dự đoán đúng, chồng tôi đi về sớm hơn mọi lần với vẻ mặt cau có. Tôi biết nhưng nằm xoay lưng cười thầm.

Cô ta khoe với tôi cuối tuần “anh yêu” đến ăn tối nên rất háo hức mong được trổ tài nấu nướng. Y như rằng tối về chồng viện cớ ngày mai công ty họp kiểm điểm đột xuất sẽ về muộn. Tôi biết nhưng vẫn tỏ vẻ thông cảm để chồng đi. Chỉ tội nghiệp anh chồng chỉ đến nhà tình nhân ăn cơm thôi mà vẫn phải đóng vest xách cặp tài liệu.

Đợi đến 8 giờ tối, tôi gọi chồng bảo họp xong chưa, về em đợi cơm, đừng lèo tèo ăn ở bên ngoài. Chồng ậm ừ muốn từ chối nhưng không dám nói vì sợ lộ, chắc lúc đó vẫn đang ngồi ngậm cơm bên cô ta. Vì đã có trò chuyện moi thông tin từ trước nên tối đó tôi chuẩn bị y hệt những món mà cô ta nấu cho chồng tôi.

Lúc chồng về và bước đến bên mâm cơm, tôi thật sự hả dạ khi thấy mặt chồng biến sắc vì thực đơn cơm tối của tôi và cô nhân tình bé bỏng của anh quá giống nhau. Mặc dù biết anh đã no nê bên ngoài, tôi vẫn ép anh ăn bằng hết những món tôi nấu. Còn những miếng cuối cùng tôi cũng động viên anh ăn đến mức anh suýt nôn. Tôi bảo đảm từ nay về sau, chỉ cần trông thấy những món này anh sẽ hãi hùng không động đũa.

Ngoài ra tôi còn làm một cách khác để níu chân chồng ở nhà. Biết anh sắp đến nhà cô ta, tôi đã cố tình gọi ông bà nội - ngoại đến chơi. Hai bên thông gia gặp gỡ vui vẻ, chuyện trò không dứt khiến anh phải hủy hẹn với nhân tình.

{keywords}

Tôi không hề bàng quan, tôi thật sự muốn nghe anh tự thú, rất mong chờ đến giây phút đó (Ảnh minh họa)

Bấy lâu nay chồng tôi ra ngoài và nhét bao cao su vào bao thuốc lá mà tôi không hay biết. Vô tình phát hiện được và cũng thấy cũng nên hạ màn, nên tôi lén thay vào đó mấy cái bong bóng chưa thổi của con. Không biết lúc sắp sửa lên giường với cô ta và lấy ra mấy cái bong bóng đó chồng có đủ thông minh để biết những trò tố cáo anh ngoại tình thời gian gần đây?

Từ hôm đó đến nay mới chỉ mới vài hôm, vẻ mặt chồng lúc nào cũng tiu nghỉu và dò xét thái độ tôi. Chắc là anh muốn mở lời mà chưa dám nói, tôi thì cứ nhởn nhơ như không hề hay biết. Tôi không hề bàng quan, tôi thật sự muốn nghe anh tự thú, rất mong chờ đến giây phút đó.

Cô bạn thân sát cánh cùng tôi từ đầu đến giờ cứ bảo là tôi ác khi âm thầm hành hạ chồng như thế. Nhưng tôi lại nghĩ đó mới là cao kiến trị chồng. Là một người vợ bị chồng phản bội, chị em ủng hộ cho tôi chứ?

(Theo MASK Online)">

Thay bao cao su trong túi chồng bằng bong bóng chưa thổi

Ảnh mang tính minh họa - Ảnh Jcomp
Ảnh mang tính minh họa - Ảnh Jcomp

Xong việc rồi nhậu

Những ngày đầu về làm dâu, tôi không sao hiểu được nhà chị Út Cam - cách nhà chồng tôi vài căn - ngày nào cũng có mâm nhậu 5-7 người. Trong lúc chồng và các “chiến hữu” cụng ly khí thế thì chị Út tất bật lo cho bầy heo hơn 50 con ăn, rồi tắm rửa, dọn chuồng heo. Thỉnh thoảng có việc chạy vào nhà, chồng hoặc các “chiến hữu” đưa ly rượu đế cho chị. Chị ực một ngụm, nhón một miếng “mồi” rồi cười hề hề ra cho heo ăn tiếp. 

Tôi lạ bởi quê tôi không có cảnh ăn nhậu như vậy, càng không có chuyện chồng ngồi nhậu, vợ vất vả cày cuốc mà vẫn vui vẻ. Sau, tôi mới biết vợ chồng chị Út có thỏa thuận: Chồng nhậu thì nhậu, nhưng vẫn phải xong việc. Việc của anh là nấu cám heo và nấu lò rượu. Vì vậy, dù có nhậu, nhưng anh vẫn hoàn thành sự phân công lao động, nên không ảnh hưởng đến gia đình. 

Làm dâu xứ này 5 năm, tôi dần xem chuyện nhậu của các ông chồng là “một phần tất yếu của cuộc sống”. Tôi rất nể các bà vợ. Tuy chấp nhận “sống chung với… nhậu”, nhưng các bà đều có bí kíp và cao tay để quản chồng nhậu. 

Ảnh mang tính minh họa
Ảnh mang tính minh họa

Nhậu xong, xúm lại rửa chén, lau nhà

Người có “số má” về chuyện nhậu trong xóm tôi là anh Tám Vị. Mọi người hay đùa là anh không bao giờ “thiếu nước chân” (rượu trong người), và luôn uống “gối đầu”. 

Anh nhậu ngày 2-3 cữ, có bạn cũng nhậu, mà không có bạn thì cũng uống vài chung rượu trong bữa cơm. Tháng 3/2020, anh bị xuất huyết bao tử, người gầy guộc, xanh xao. Bác sĩ dặn anh không được uống rượu. Vợ anh ra tối hậu thư “cấm rượu”, nếu không chị bỏ đi. Anh sợ chết, tuân thủ triệt để. 

Gần bảy tháng sau, bệnh ổn, anh thuyết phục vợ nới lỏng cho anh “nhậu một lần/tuần”. Thấy chồng buồn vì thiếu rượu nên chị động lòng. Nhưng qua tuần thứ hai thì anh Vị nhậu hai bữa liên tục. Chị thắc mắc, anh tỉnh queo “tui nhậu ứng cho tuần sau”. 

Đến tuần sau, anh nhậu bốn bữa, chị lại truy vấn. Anh Vị cười “tụi ứng hết tháng sau”. Vậy là vỡ trận. Không quản được thời gian nhậu của chồng, chị quay qua khống chế “tửu lượng” và không gian: Không được say bét nhè, chỉ được nhậu tại nhà và không được bày bừa. 

Từ đó, mỗi sáng chị đi bán xôi ở chợ thì chồng gầy độ nhậu với bạn tại nhà. Đến 10 giờ chị về thì nhà chị như có cô Tấm từ trong quả thị bước ra: Rửa chén, quét nhà, quét sân tinh tươm. Chuyện thật như đùa này đến từ thông báo của chồng chị với “chiến hữu”: “Tụi bây muốn nhậu ở nhà tao thì phải dọn dẹp sạch sẽ, bày ra bả về chửi chết”. 

Do chị trước đó ra giao kèo: “Ông nhậu thì nhậu, mà phải dọn dẹp sạch sẽ nghen”. Vậy nên, trước khi nhậu, hoặc nhậu xong là mấy ông xúm lại rửa chén, lau nhà, quét sân. 

Trong số “chiến hữu” đó có anh Út Chiếu, làm nghề cào cá. Nhìn anh cặm cụi quét sân bóng loáng, tôi và má chồng thắc mắc: “Không biết ở nhà ổng có chịu dọn vậy hông?”. Chị Tám Vị giải thích: “Không làm dễ gì vợ ổng cho đi nhậu. Vợ ổng bán khoai mì kế tui nè, bả nói việc trong nhà một tay ổng làm đó”. 

Vợ hóa… sư tử

Một lần, nhà tôi có giỗ. An - người cháu rể của tôi - vừa sà xuống đã xí ngay chai rượu, rót lia lịa và hối mọi người uống và trò chuyện, An giữ vai trò là cây hài đinh. Tuy nhiên, tôi vẫn không mấy thiện cảm với An, vì sự vồ vập của An với rượu. 

Sau này khi quen thân, tôi ngồi cùng mâm với chồng và những người họ hàng. Tôi hỏi An về lý do những lần vội vã. An cười: “Vợ con cho đi nhậu chỉ một tiếng đồng hồ. Con không hối anh em nhậu nhanh thì… lỗ. Đơn ly hôn vợ viết sẵn, về trễ là hôm sau lên huyện liền”. 

Tưởng chỉ là câu chuyện hài hước của An, nhưng khi tôi hỏi Quyên - vợ An - Quyên gật đầu: “Con cho nhậu thoải mái… trong một tiếng. Phải có giới hạn mới kìm được mấy ông”. 

“Nhậu thì nhậu, làm thì làm”, ngoài lúc cụng ly, anh An siêng năng phụ vợ làm bánh tráng để bỏ mối
“Nhậu thì nhậu, làm thì làm”, ngoài lúc cụng ly, anh An siêng năng phụ vợ làm bánh tráng để bỏ mối.

An không phải dạng sợ vợ. Tôi từng chứng kiến cảnh Quyên cơm bưng nước rót cho chồng khi An đi nhậu về. Nhưng An là người tôn trọng thỏa thuận vợ chồng. Cậu ta từng có lần vi phạm thỏa thuận, hôm đó hết “tăng một” ở đám cưới, An đi tăng hai ở đám giỗ đến 7 giờ tối chưa về. Sau nhiều cuộc gọi có lời hứa “anh về liền” vẫn không thấy bóng chồng, Quyên phi tới chỗ nhậu, gọi chồng ra ngoài. 

An vừa ra cửa, Quyên nhào tới như con sư tử vồ mồi: Cào cấu, túm đầu, tay đập bình bịch vào chồng. Cậu em của Quyên ra giải cứu anh rể cũng bị dính một chưởng xước mặt. 

Về nhà, em Quyên mách mẹ: “Bà Quyên bị ai nhập, dữ như quỷ”. Câu chuyện này nhanh chóng loan truyền khắp xóm Cái Hố, xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

“Anh về em nói chuyện này xíu”

Cao thủ trong quản chồng nhậu của xóm tôi là cô giáo Trang. Chồng chị có một hội bạn thân, cứ 2-3 ngày lại tổ chức nhậu, mỗi lần nhậu lai rai từ sáng đến chiều, hoặc từ chiều đến khuya lơ khuya lắc. 

Ngày nào, mấy ông nhậu cũng có hết đứa trẻ này đến đứa trẻ khác réo ba về. Các ông hứa “chút ba về”, nhưng con vừa khuất dạng thì bay mất lời hứa. Chị Trang không sai con đi, mà chính chị đi. Chị không vào nhà, mà đứng ngoài ngõ. Chị cất tiếng: “Anh về nhà xíu đi, em nói chuyện xíu hà”. Anh Hưng - chồng chị - nhẹ nhàng: “Em về trước đi, chút chút anh về liền”. 

Chị Trang vẫn đứng đó, mặc trời nắng hay mưa, giọng ngọt như rót mật: “Anh về xíu đi, em nói chuyện xíu rồi anh quay lại”. Chỉ một câu, chị kiên nhẫn lặp lại vài chục đến cả trăm lần trong mỗi lần gọi chồng, với cùng âm lượng, sắc độ. 

Nói thật, đó là câu nói dịu dàng nhất tôi từng được nghe. Anh Hưng cũng kiên trì trả lời đúng một câu: “Em về trước đi, chút chút anh về liền” và tiếp tục cuộc nhậu. Nhưng không còn cảnh cụng ly rôm rốp, vỗ đùi đen đét và tiếng khà sảng khoái của mấy ông. Mấy ông đều trở nên căng thẳng, vẻ như rón rén uống. Có lần chồng tôi tham gia, anh nói lúc đó ly rượu đắng nghét thật sự. Ai cũng trông anh Hưng về nhà để đỡ căng thẳng, còn anh Hưng có lẽ sợ đứng lên theo vợ về thì quê với hội bạn nên cũng ngồi lì. 

Tôi nhớ những cảnh đó y như trong phim và tôi hóng chờ kết quả xem ai thắng. Còn má chồng tôi và các bà thím trong xóm thì la: “Hoặc tao về nhà ngủ cho “phẻ”, hoặc tao nhào vô lôi cổ nó về rồi, tới đâu thì tới, chớ hơi nào đứng ngoài nắng mấy tiếng đồng hồ”. 

Và sau hơn ba tiếng đồng hồ vờn “về” - “chút về”, anh Hưng đành đứng lên theo vợ ra về. Thật ra, chị Trang từng ăn tát vì “tội” dám đứng đợi chồng, nhưng sau mấy lần về trước mà chồng vẫn bặt tăm, chị chấp nhận chịu đựng, kiên nhẫn đến cùng.

Kết cuộc, anh Hưng và cả hội bạn nhậu đều ớn cái câu ngọt như mía lùi “anh về em nói chuyện này xíu đi”, nên chị Trang vừa cất giọng “anh về…” thì anh Hưng uống hết tua là đứng lên. Hiện, chỉ hiếm hoi trong đám tiệc anh mới nhậu với hội bạn. Anh chị mở trang trại chăn nuôi heo, chí thú làm ăn và vừa xây ngôi nhà thật to.

Chuyện nhậu ở miền Tây hay xóm tôi không có gì lạ, nó cũng phần nào phản ánh văn hóa vùng đất trù phú. Nhưng vẫn có cái lạ là giờ đây các ông không nhậu say bét nhè như ngày xưa, không chửi lộn, đánh lộn như ngày xưa, cũng không còn đi nhậu về đập phá đồ đạc, rượt vợ đánh con như ngày xưa… Tất cả những thay đổi đó có tác nhân chính yếu là “hậu phương” của các ông.

Ngày xưa, các chị/các mẹ không có tiếng nói vì hoàn toàn lệ thuộc vào chồng, và họ luôn có tâm lý cam chịu, chịu đựng các ông chồng nhậu. Về sau, các chị/các mẹ, ngoài việc đồng áng, còn đi mua bán, làm mướn… nên có đồng ra đồng vào. 

Các chị cũng không còn tâm lý mặc nhiên chịu đựng, đã có những góp ý, thỏa thuận với chồng về việc nhậu. Và những góp ý, thỏa thuận đó đã giúp các ông chồng tiết chế hơn khi nhậu. 

Theo Phụ nữ TP.HCM

Bố vợ cho tiền mua nhà nhưng lại đề nghị điều khó xử

Bố vợ cho tiền mua nhà nhưng lại đề nghị điều khó xử

Nhiều người khuyên tôi cứ nhận nhà, những việc khác tính sau. Nhưng tôi vẫn thấy không thoải mái.

">

'Tuyệt chiêu' xử lý chồng nhậu

友情链接