Galaxy Tab 10.1 là chiếc máy tính bảng thứ ba chạy trên nền tảng Android Honeycomb vừa được Samsung chính thức phân phối trên thị trường Mỹ. Với phiên bản này, Samsung đã có những thay đổi đáng kể, đặc biệt nhất đó là thiết kế của sản phẩm. Với thiết kế chỉ dày có 0,33 inch nó đã trở thành chiếc máy tính bảng mỏng nhất hiện có trên thị trường. Sức mạnh từ chip lõi kép NVIDIA Tegra2, bộ nhớ lưu trữ 32 GB, và kèm theo một lời hứa từ Samsung về phiên bản Android 3.1 sẽ được cập nhập vào “vài tuần tới”. Liệu Galaxy Tab 10.1 có phải là thiết bị phần cứng chạy trên Android 3.0 tốt nhất hiện nay?
Phần cứng và hiển thị
Điểm đặc biệt ở sản phẩm này đó là vỏ màu trắng đi cùng một “đội quân ” Android được in hình trên đó. Đường viền của sản phẩm được làm bằng kim loại, cũng giống như là với phần xung quanh camera 3.2 megapixel ở phía sau lưng, đây quả thực là một thiết kế khá tinh tế tạo một ấn tượng cho người dùng.
Các nút volume, nút power được thiết kế ở bên cạnh sản phẩm, jack 3.5 mm ở phía trên đầu và một cổng sạc ở phía dưới. Galaxy Tab 10.1 không trang bị cổng HDMI chuyên dụng.
Màn hình hiển thị của Galaxy Tab 10.1 khá đẹp và tươi sáng, tuy nhiên sẽ gây một chút khó dễ cho người dùng khi sử dụng ngoài trời, dưới ánh sáng trực tiếp. Với màn hình 10,1 inch có độ phân giải 1280 x 800, Galaxy Tab 10.1 khiến người dùng khá thích thú khi duyệt web và chơi game.
“Nội thất ” bên trong của Galaxy Tab 10.1 cũng rất ấn tượng. Được trang bị chip lõi kép NVIDIA Tegra 2, hỗ trợ Wi-Fi chuẩn 802.11 b/g/n, bộ nhớ trong lưu trữ 32GB và kèm pin 7000mAh. Điều đáng tiếc là sản phẩm không có khe cắm thẻ nhớ, đồng nghĩa với việc bạn chỉ có 32 GB cho việc lưu trữ và cài đặt, không thể mở rộng thêm. Một điểm nữa đó là trong khi Android Honeycomb 3.1 có hỗ trợ cho các thiết bị ngoại vi thông qua USB, tuy nhiên lại ko có bất cứ cổng kết nối USB nào trên Galaxy Tab 10.1. Điều này đồng nghĩa với việc để bạn có thể sử dụng các thiết bị thông qua cổng USB thì bạn phải mong chờ một thiết bị kết nối chuyên dụng từ Samsung
Phần mềm
Giao diện người dùng của Honeycomb rất dễ sử dụng. Nhưng các nút phía góc trái duới của màn hình có thể gây khó chịu cho người dùng. Việc chuyển về màn hình chủ khá dễ dàng bằng cách kéo thanh cảm ứng ở phía dưới. Nó cho một cảm nhận trực quan hơn nhiều so với việc tìm kiếm một nút chuyển rồi bấm vào đó.
Nếu như Galaxy Tab nguyên bản với màn hình hiển thị 7 inch đã không gây ấn tượng nhiều đến với người dùng khi chạy các ứng dụng mà được thiết kế cho màn hình bé hơn. Tiếc rằng điều này lại không thay đổi tại phiên bản 10.1 và Honeycomb, số lượng ứng dụng dành riêng cho nền tảng này và các loại thiết bị màn hình kích thước lớn hơn smartphone chưa nhiều và hầu hết đều phải trả phí từ 0,99 USD đến 4,99 USD cho một ứng dụng . Chắc chắn điều này sẽ gây khó chịu tới người dùng.
Mặc dù với chip lõi kép của NVIDIA, nhưng Galaxy Tab 10.1 tỏ ra khá chậm chạp. Đôi khi đang sử dụng ứng dụng thì lại nhảy về màn hình chủ, thi thoảng lại không cài đặt được gì. Khi duyệt web, trang web bị “đóng băng” và bạn chẳng thể xoay hay phóng to thu nhỏ được, bàn phím ảo nhiều lần không thể hiện ra. Cách duy nhất để bạn “thoát” khỏi rắc rối này đó là khởi động lại thiết bị. Có lẽ đây là dấu trừ lớn nhất đối với Galaxy tab 10.1
Bàn phím mặc định của Honeycomb khá đẹp, to và bạn có thể đánh bằng cả 2 tay. Tuy nhiên bạn không thể gõ nhanh được, giống như trên những chiếc điện thoại thông minh.
Honeycomb 3.0 cho thiết kế riêng cho bạn 5 màn hình chính khác nhau với các widget. Bản 3.1 cho phép bạn thay đổi kích cỡ của các widget, một điểm thay đổi khá thú vị nhưng cũng không khác biệt lắm so với nhữngchiếc điện thoại thông minh chạy Android. Phía dưới góc phải màn hình là hệ thống thông báo giờ, âm lượng, email … khá là tiện dụng tuy nhiên lại không bắt mắt cho lắm. Các biểu tượng có màu xanh dương, … hi vọng rằng Google sẽ có những thay đổi cho phép người dùng có thể lựa chọn.
Vậy chúng ta mong gì về phiên bản Honeycomb mới nhất của Google? Vào ngày 10-5 vừa rồi thì Google có đưa ra phiên bản Honeycomb 3.1, hệ điều hành mới nhất dành cho máy tính bảng. Nó cho phép người dùng thay đổi kích cỡ, hỗ trợ các thiết bị ngoại vi như bàn phím … từ kết nối USB. Xử lý đa nhiệm cho phép các ứng dụng được sử dụng mà không gây ra các tranh chấp và cải thiện quá trình chuyển đổi.
Vào tháng 1 đầu năm nay, Samsung có đưa ra TouchWiz dành cho Honeycomb, giao diện dành cho người dùng. Khách hàng khá thích thú với những widget mà nó mang lại như mạng xã hội, email và nhiều nữa. Dường như phiên bản này được thiết kế dành cho các phiên bản thiết bị ở Châu Âu, cũng có thể trong tương lai sẽ xuất hiện các bản cập nhật.
1. Chỉnh độ sáng màn hình
Bạn rất thích màn hình rộng lớn của chiếc smartphone, nhưng nó lại chính là kẻ thù lớn của pin. So với bất kỳ linh kiện nào trong điện thoại, màn hình tiêu tốn pin ở một tốc độ khủng khiếp. Hầu hết điện thoại đều có tính năng điều chỉnh sáng tự động, tức là nó sẽ tự chỉnh độ sáng màn hình để phù hợp với ánh sáng xung quanh và các hoạt động của hệ thống. Tính năng này giúp điện thoại tiêu ít pin hơn so với việc màn hình liên tục ở chế độ sáng nhất. Nhưng bạn sẽ còn tiết kiệm pin hơn nếu điều chỉnh độ sáng màn hình xuống mức thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận.
2. Thời gian sáng màn hình
Trong trình duyệt cài đặt màn hình điện thoại, bạn sẽ tìm thấy một lựa chọn là “Screen Timeout” hoặc một cái gì đó tương tự. Chế độ cài đặt này sẽ kiểm soát màn hình sáng trong bao lâu sau khi bạn sử dụng. Mỗi một giây đều tiêu tốn năng lượng, vì thế hãy đặt chế độ thời gian chờ ngắn nhất. Với hầu hết điện thoại Android, mức thấp nhất là 15 giây. Nếu đặt chế độ màn hình sáng đến 2 phút, bạn hãy xem xét giảm thời gian đó xuống còn 30 giây hoặc ít hơn.
3. Tắt Bluetooth
Tắt tính năng Bluetooth khi bạn không dùng nó, pin điện thoại sẽ “sống” được lâu hơn. Sử dùng Bluetooth khi ở trong xe hơi, hoặc dùng tai nghe, tính năng Bluetooth được bật lên và nó sẽ luôn nghe ngóng các tín hiệu từ bên ngoài. Vì thế, khi không ở trong xe hơi, hoặc khi không cần thiết phải chờ cuộc gọi qua tai nghe, hãy tắt Bluetooth. Hơn nữa, đi dạo với một chiếc tai nghe Bluetooth khi không có cuộc gọi nào chẳng an toàn cho bạn chút nào trên đường phố. Tắt Bluetooth khi không sử dụng, bạn có thể kéo dài thời lượng pin cho điện thoại đấy.
4. Tắt Wi-Fi khi không dùng
Cũng như với Bluetooth, sóng Wi-Fi trên điện thoại cũng là một vấn đề ngốn pin. Tất nhiên, có lúc bạn thích dùng mạng Wifi để có tốc độ truy cập cao hơn so với mạng không dây của nhà cung cấp dịch vụ, song những lúc không dùng, hãy tắt Wifi đi. Người dùng Android có thể bổ sung widget Wi-Fi lên trên màn hình chủ và điều khiển nó một cách dễ dàng.
5. GPS
Một yếu tố ngốn pin khác là tính năng GPS của điện thoại, nó thường xuyên gửi và nhận tín hiệu đi và đến các vệ tinh để xác định địa điểm điện thoại của bạn. Các ứng dụng khác nhau truy cập đến GPS trên điện thoại của bạn để cung cấp các dịch vụ như tìm nhà hàng gần nhất. Là người dùng, bạn có thể hủy khả năng ứng dụng truy cập GPS trên điện thoại. Khi cài đặt ứng dụng, nhiều ứng dụng sẽ hỏi sự đồng ý của bạn để dùng GPS và xác định vị trí của bạn. Nếu chưa chắc, hãy nói “không”. Chẳng hạn, nếu một trò chơi, một ứng dụng screensaver hỏi về địa điểm của bạn, hãy nghĩ xem tại sao họ lại muốn có dữ liệu đó.
" alt=""/>10 cách kéo dài thời lượng pin smartphone