Chia sẻ về thói quen giảm cân của nhiều người Việt, PGS.TS Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết hiện trên mạng có rất nhiều chế độ ăn giảm cân khác nhau. Điểm giống nhau của các phương pháp thường là giảm gluxit (carbohydrate, chất bột đường) đến mức tối đa. Tuy nhiên, chúng ta cần biết một điều bất cứ chế độ ăn nào gây mất cân bằng chất đường- đạm- gluxit về lâu dài đều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo PGS.TS Nhung, gluxit đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột. Nó cũng là một chất rất cần thiết với não bộ vì bộ não sử dụng tới 25% chất bột đường của cơ thể. Vì thế, khi nhịn ăn chúng ta thường thấy choáng váng, mệt mỏi, lâu dần ảnh hưởng tới giấc ngủ, căng thẳng, stress.
Ngoài ra, khi kiêng tinh bột, nhiều người có xu hướng sử dụng nhiều đạm hơn. Điều này gây mất cân bằng giữa chất đạm- đường- chất béo, làm tổn thương hệ vi khuẩn đường ruột. Khi đó, có thể gây rối loạn tiêu hóa hoặc quá trình tiêu hóa không tốt, sẽ giảm sức đề kháng của cơ thể, do kháng thể chủ yếu sinh ra từ đường ruột.
PGS.TS này nói: "Việc kiêng tinh bột cũng ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng. Chế độ ăn không cân bằng chắc chắn không đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và sẽ có tổn thương lâu dài. Điều khó khăn nhất là nó không tổn thương trước mắt mà rất lâu dài".
Theo đó, việc giảm cân đột ngột, cắt giảm gluxit để tăng tiêu thụ chất béo, từ đó giảm cân vẫn là cách làm cưỡng ép. Các dấu hiệu như rụng tóc hoặc rối loạn nội tiết chỉ là bước đầu. Quan trọng hơn, về lâu dài là rối loạn chuyển hóa lipid máu, ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Triglyceride, cholesterol máu cao về lâu dài có thể gây xơ vữa mạch, gây cao huyết áp, bệnh tim mạch phải đặt stent, gây đột quỵ…
Vì vậy, ngay khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe như trên bạn nên dừng việc ép cân bằng các phương pháp cắt giảm tinh bột, nhịn ăn.
Nguyên tắc giảm cân, điều trị béo phì là giảm lượng mỡ thừa trong cơ thể bằng cách giảm năng lượng ăn vào thông qua kiểm soát chế độ ăn và tăng năng lượng tiêu hao thông qua chế độ vận động thể lực phù hợp và ngủ đủ thời gian. Chú ý, lựa chọn những loại thức ăn ít năng lượng thay vì nhịn đói.
Cụ thể, giảm các loại thức ăn nhiều năng lượng như thức ăn nhiều mỡ, các món ăn chiên, quay, xào, thịt mỡ, lòng, óc…. Bạn cũng nên giảm thức ăn nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, mật ong, sữa đặc có đường, nước ngọt… Tăng cường thức ăn nhiều chất xơ, ít năng lượng để đủ no (rau, trái cây ít ngọt, cá, đậu phụ…).
Đồng thời, bạn cần vận động thường xuyên, nguyên tắc là từ ít đến nhiều, từ nhẹ đến nặng, tập với cường độ tăng dần vào đầu buổi và giảm dần vào cuối buổi, không hạn chế uống nước khi tập.
Tương tự TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Trưởng khoa Khám và tư vấn Dinh dưỡng người lớn (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), cũng khuyến cáo, khi áp dụng bất kỳ chế độ ăn kiêng gì thì cũng cần phải đảm bảo đủ nhu cầu carbohydrate (còn gọi là gluxit, nhóm chất bột đường) cho cơ thể.
Theo khuyến nghị cho người trưởng thành, trong 1 ngày một người cần ăn 130 - 150gr carbohydrate để nuôi dưỡng cơ thể. Đối với những trường hợp có hoạt động trí óc, thể lực nhiều thì chúng ta cần bổ sung thêm carbohydrate.
Một bữa ăn lành mạnh cần phải cung cấp tối thiểu 50gr carbohydrate để nuôi dưỡng cơ thể. Nếu chế độ ăn kiêng giảm carbohydrate, tăng ăn chất béo sẽ gây tác dụng không tốt cho cơ thể. Do vậy, chúng ta cần phải bổ sung cân bằng, đa dạng các chất.
Để giảm mỡ thừa hiệu quả nhất phải cân đối chế độ ăn hợp lý, không nên ăn quá nhiều năng lượng làm thừa năng lượng, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, nhiều muối. Bữa tối không nên ăn quá muộn, nên ăn thức ăn hấp luộc. Bạn cần giữ mức năng lượng tiêu hao nhiều hơn năng lượng nạp vào thì không lo dư mỡ.
“Ngoại trừ số ít trường hợp thừa cân, béo phì do bệnh lý (rối loạn chuyển hóa, nội tiết, thần kinh...), còn lại là do sự mất cân bằng giữa lượng năng lượng nạp vào và tiêu thụ”, TS.BS Hưng cho biết.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cũng chia sẻ với VietNamNet, muốn giảm cân chúng ta cần chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Theo đó, dinh dưỡng nạp vào phải thấp năng lượng so với nhu cầu cụ thể. Chế độ ăn cần đầy đủ đạm, đủ chất béo, vitamin, khoáng chất thiết yếu theo nhóm tuổi để tránh trường hợp mệt mỏi do thiếu năng lượng. Đồng thời, bạn cần hạn chế đồ ngọt, đồ ăn sẵn, nước có ga và tăng cường luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Ngọc Trang
Đồ uống có cồn đều lợi tiểu, đồng nghĩa thúc đẩy quá trình mất nước và chất điện giải. Điều này dễ dẫn đến tình trạng đau đầu.
Nước tăng lực
Nhiều loại nước tăng lực được bổ sung thêm đường, caffeine và các loại thảo mộc được cho có tác dụng tăng cường năng lượng.
“Mặc dù loại đồ uống này có thể giúp bạn sảng khoái trong một hoặc hai giờ, nhưng có nguy cơ dẫn đến đau đầu và mệt mỏi do tính chất khử nước của caffeine và đường”, chuyên gia Greene nói.
Các loại nước ép trái cây
Nước ép trái cây thường chứa rất nhiều đường, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh.
Chuyên gia Greene khuyến cáo, uống nước trái cây (không kèm thức ăn hoặc chất lỏng khác) sẽ khiến lượng đường trong máu tăng nhanh chóng nhưng sau đó, giảm đột ngột. Sự biến động nhanh của lượng đường trong máu dễ dẫn tới cơn đau đầu.
Nếu muốn thưởng thức nước ép không có đường, bạn hãy thử chuyển sang loại ép lạnh được chế biến chủ yếu từ rau củ, có xu hướng nhiều chất xơ và ít đường hơn trái cây. Bạn cần lưu ý các thành phần chỉ nên gồm rau, củ, quả không có chất độn hoặc chất bảo quản.
Cà phê
Không uống cà phê vào buổi sáng có thể khiến bạn không tỉnh táo. Thêm vào đó, nếu bạn đã quen với việc hấp thụ caffeine buổi sáng, bạn có thể cần thêm cà phê để làm việc hiệu quả suốt thời gian còn lại trong ngày. Tuy nhiên, uống quá nhiều đồ uống này dễ để lại hậu quả tiêu cực.
Chuyên gia Greene thông tin: “Nhiều hơn 2 tách cà phê có thể gây ra cơn đau đầu nghiêm trọng”.
Caffeine làm thu hẹp các mạch máu. Khi caffeine ra khỏi cơ thể, các mạch máu giãn nở. Sau đó, áp lực ngày càng tăng từ lưu lượng máu có thể gây ra hiện tượng được gọi là "đau đầu do cai caffeine".
Tin bài khác:
Cảnh báo kẻ xấu lợi dụng báo VietNamNet để lừa đảo" alt=""/>Cha oằn mình kiếm tiền chữa bệnh cho con