Ảnh: Văn Phong |
Cùng lớp từ khi học Trường Tiểu học Yết Kiêu, đến THCS Lê Lợi, rồi THPT chuyên Nguyễn Huệ... đến ngày thi đại học - Lưu Khánh Linh và Lưu Ái Linh vẫn ngồi chung một phòng chỉ cách nhau mấy dãy bàn.
Trước kỳ thi THPT quốc gia, cả Khánh Linh và Ái Linh đều cùng đủ điểm đỗ vào khoa Ngôn ngữ Nga Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội).
Gặp 2 cô bạn này sau khi kết thúc buổi thi môn Địa lý - cặp song Linh tỏ rõ niềm vui vì kết quả các bài thi đều khá khả quan.
Ái Linh cho biết, hai em học theo khối D và sẽ lấy kết quả của 3 môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ để xét tuyển đại học nên tập trung chủ yếu vào 3 môn thi này. Dù chỉ là môn thi để đảm bảo tiêu chí xét tốt nghiệp, nhưng cặp đôi này vẫn hoàn thành bài thi môn Địa lý sau 2/3 thời gian. Cả hai đều dự kiến có thể kiếm được từ 7 điểm trở lên.
Hai cô bạn sinh năm 1998 này giống hệt nhau từ khuôn mặt cho tới dáng người. Đến cả số điện thoại di động cũng chỉ khác nhau duy nhất một số. Thậm chí, song Linh còn chia sẻ “thần giao cách cảm” với nhau trong nhiều trường hợp và đặc biệt hai bạn rất hiểu nhau.
![]() Ảnh: Facebook nhân vật ![]() |
Ảnh: Facebook nhân vật |
Theo Khánh Linh, cặp đôi còn lập kỷ lục chưa từng có ở trường cấp ba theo học là THPT chuyên Nguyễn Huệ. “Trường cấp ba chúng em học từng có rất nhiều cặp anh em/chị em sinh đôi đỗ vào. Nhưng chưa bao giờ có một cặp đôi nào vào cùng một lớp chuyên và chúng em là cặp đôi đầu tiên khi cùng ngồi chung một lớp chuyên tiếng Nga”, Khánh Linh chia sẻ.
Cùng trường, cùng lớp, lại cùng tên cho nên nhiều bạn bè và thầy cô rất khó phân biệt đâu là Ái Linh đâu là Khánh Linh. Thậm chí, để giúp mọi người dễ nhận ra hơn, Khánh Linh đã phải để tóc dài, trong khi Ái Linh để tóc ngắn.
![]() |
Ảnh: Facebook nhân vật |
Chia sẻ về quá trình chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay, cặp đôi này cho biết do cùng định hướng nên hai bạn ôn luyện cùng nhau và gần như lịch sinh hoạt giống hệt nhau từ ăn uống cho tới ngủ nghỉ, giải trí. Là chị em sinh đôi nên cặp song Linh gặp rất nhiều thuận lợi trong việc ôn thi. Điều này thấy được rõ nhất mỗi khi lịch học thêm các môn trùng giờ, trùng buổi. Những lúc đó, thay vì cùng nhau đi học một lớp như bình thường, thì hai em chia nhau ra mỗi người đi học một lớp. Tối về, lại thay phiên nhau giảng bài cho người kia. Cũng chính vì vậy mà gần như hai bạn không bị bỏ lỡ kiến thức.
“Quá trình học ôn hay đi học thêm, khi người này bận thì người kia đi học và về giảng lại cho nhau. Chính quá trình giảng lại cũng là một lần nhớ bài hơn”, Ái Linh kể.
Chủ đề này khiến Khánh Linh nhớ đến những kỷ niệm vô cùng “quái chiêu” của tuổi học trò. “Cũng vì quá giống nhau nên khi đi học ôn ở các trung tâm học theo thẻ ngày, chúng em chỉ phải mua một thẻ học mà vẫn có thể thay phiên nhau đi học mỗi khi người kia bận”, Khánh Linh cười.
Nói về dự kiến trong tương lai, cặp đôi này cho biết nhiều khả năng sẽ theo học khoa Ngôn ngữ Nga Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội) và tìm kiếm học bổng du học.
Sân bóng nằm ở khu đất bên phải trong khuôn viên trường, trước đây khu đất này được nhà trường làm sân học thể dục và vui chơi giải trí cho học sinh.
![]() |
Trường THPT Kỳ Anh |
Trên mảnh đất cho thuê này được xây dựng hai sân bóng nhân tạo quy mô, một ngôi nhà cấp 4, hệ thống đường điện.
Một em học sinh Trường THPT Kỳ Anh cho biết, sân bóng được thuê theo giờ, dao động từ 200 đến trên 500 ngàn/giờ, trong giờ học nếu học sinh muốn thuê sân bóng để đá thì phải trả tiền từ 100 – 150 ngàn đồng/tiết học.
Chiều ngày 28/3, trao đổi với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Lệ Thủy – Hiệu trưởng Trường THPT Kỳ Anh thừa nhận cho một cá nhân thuê đất trong khuôn viên trường làm sân bóng, thời hạn thuê đất 5 năm.
Bà Thủy cho biết, việc này nằm trong kế hoạch nâng cấp sân bóng nhà trường bằng cách xã hội hóa đã được ban giám hiệu, Ban chấp hành Đảng ủy và Hội động nhà trường đồng ý.
![]() |
![]() |
Sân bóng dùng để kinh doanh nằm trong khuôn viên nhà trường |
Nhà trường sau khi xin ý kiến của Sở GD&ĐT đã làm đề án trình Sở thẩm định và cho kế hoạch thực hiện.
Sở “bật đèn xanh”
Ngày 30/10/2018, Sở GD&ĐT có văn bản gửi Sở Tài chính Hà Tĩnh về việc thẩm định và hướng dẫn phê duyệt đề án sử dụng tài sản vào mục đích cho thuê trong đơn vị sự nghiệp.
Văn bản này do Phó Giám đốc Sở GD&ĐT ký với nội dung: Sân thể dục, thể thao Trường THPT Kỳ Anh dự kiến dùng để cho thuê là tài sản của Nhà nước dùng để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động giáo dục của nhà trường; sân thể dục, thể thao của trường đang là mặt bằng tự nhiên chưa được đầu tư theo tiêu chuẩn sân thể dục thể thao; trong giờ hành chính hoặc ngoài giờ hành chính (nếu cần thiết) nhà trường được sử dụng phần diện tích cho thuê để tổ chức các hoạt động giáo dục.
![]() |
Được Sở GD&ĐT bật đèn xanh, nhà trường đã kí hợp đồng cho thuê đất |
Văn bản khẳng định, việc cho thuê một phần diện tích sân để làm sân bóng mi ni, sân bóng chuyền ngoài thời gian hoạt động của nhà trường không ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao của trường; mục đích của việc đi thuê phù hợp với hoạt động của trường.
Sở cũng giao Trường THPT Kỳ Anh lập đề án cải tạo (bằng hình thức xã hội hóa) và cho thuê lại một phần sân thể dục thể thao là phù hợp tình hình thực tế và quy định hiện hành của nhà nước.
Cũng tại văn bản này Sở GD&ĐT đề nghị Sở Tài Chính xem xét, thẩm định và hướng dẫn các thủ tục để Trường THPT Kỳ Anh triển khai đề án.
Văn bản của Sở GD&ĐT gửi đi nhưng đến nay Sở Tài chính không phúc đáp.
Thế nhưng, ngày 15/11/2018, lãnh đạo Trường THPT Kỳ Anh vẫn ký một bản hợp đồng cho thuê đất với ông Trần Anh Đằng (trú tại phường Sông Trí, thị xã Kỳ Anh).
Theo đó, diện tích đất cho thuê là 3.250m2, thời hạn thuê trong 5 năm từ năm 2019 đến năm 2024, giá thuê là 50 triệu đồng/năm.
Sau khi có hợp đồng trong tay, bên thuê đất nhanh chóng bắt tay xây dựng, đầu tư các hạng mục phục vụ sân bóng mi ni, công trình này đã hoàn thành và đi vào khai thác từ tháng 2/2019.
Về nguyên nhân chưa đủ thủ tục, chưa nhận được hướng dẫn của Sở Tài chính nhưng nhà trường đã tự ý cho thuê đất, bà Thủy giải thích do thời điểm đó bà đi công tác khi về thì bên thuê đất đã tiến hành khởi công.
Theo bà Thủy, thỏa thuận giữa nhà trường với cá nhân thuê đất trong giờ hành chính thì sân bóng đá dành cho học sinh học, không thu tiền. Cá nhân chỉ được kinh doanh từ sau 16h30 đến 22h mỗi ngày.
Thế nhưng, lúc 15h30 chiều ngày 28/3, sau khi làm việc với lãnh đạo Trường THPT Kỳ Anh chúng tôi quay trở lại khu vực sân này thì có một nhóm học sinh trường nghề trên địa bàn thị xã Kỳ Anh đang thuê sân đá bóng.
Liên quan đến thông tin các học sinh cung cấp trong giờ học muốn đá bóng phải thuê sân với giá 100 – 150 ngàn đồng/giờ, bà Thủy cho biết, việc này có thể các em nói đúng, bà sẽ xác minh lại sau?.
VietNamNet tiếp tục thông tin
Lê Minh
Các trường mầm non công lập ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tự hợp đồng hàng chục giáo viên đứng lớp, tiền lương giáo viên hợp đồng do phụ huynh học sinh chi trả.
" alt=""/>Xẻ sân thể dục của học sinh cho cá nhân thuê làm sân bóngQuy hoạch hạ tầng TT&TT đặt trọng tâm vào phát triển hạ tầng số. Theo ‘Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030’, hạ tầng số Việt Nam có 4 thành phần chính là hạ tầng viễn thông và Internet, hạ tầng dữ liệu, hạ tầng vật lý - số, hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ.
Là hạ tầng của nền kinh tế, hạ tầng số Việt Nam được yêu cầu phải có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, phổ cập, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 10/2024 phát hành ngày 5/11, Bộ TT&TT cho biết, hiện đã có 6 địa phương gồm Cà Mau, Long An, Kon Tum, Đắk Nông, Bến Tre và Lạng Sơn ban hành kế hoạch thực hiện ‘Quy hoạch hạ tầng TT&TT thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050’ trên địa bàn tỉnh.
Cập nhật tình hình phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT cho hay, đến thời điểm tháng 10, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động sử dụng smartphone đạt 88,7%; tỷ lệ hộ gia đình có Internet cáp quang băng rộng đạt 82,3%.
Về kết quả phủ sóng với các thôn lõm sóng, tính đến hết tháng 9/2024, toàn quốc còn 761 thôn lõm sóng di động, trong đó có 637 thôn đã có điện và 124 thôn chưa có điện.
Đối với việc triển khai hạ tầng cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng cố định, số liệu thống kê của Bộ TT&TT cho hay, đến nay vẫn còn 3.551 thôn chưa có cáp quang đến tận thôn.
Về thương mại hóa dịch vụ viễn thông 5G, trong năm nay, Bộ TT&TT đã tổ chức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần triển khai 5G và cấp phép cho 3 doanh nghiệp Viettel, VNPT và MobiFone triển khai 5G thương mại.
Từ giữa tháng 10/2024, Viettel đã là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên khai trương mạng 5G, với 6.500 trạm thu phát sóng thông tin di động - BTS, phủ sóng 100% thủ phủ của 63/63 tỉnh, thành phố, các khu công nghiệp, khu du lịch, cảng biển, sân bay, bệnh viện, đại học.
Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thời gian qua, báo cáo chuyển đổi số quốc gia tháng 10/2024 cũng chỉ rõ một trong những hạn chế là việc hiện vẫn còn 124 thôn chưa có điện lưới, hoặc đã có điện nhưng điện không đảm bảo cho hoạt động của trạm BTS. Việc triển khai máy phát điện để cung cấp điện cho trạm BTS sẽ gây tốn kém lớn cho doanh nghiệp viễn thông, trong khi doanh thu không bù được chi phí.
Cùng với đó, một số thôn có địa hình khó khăn, chi phí đầu tư truyền dẫn điện, cáp quang và xây dựng trạm BTS tại những khu vực này tốn kém.
Để tháo gỡ những khó khăn trong phát triển hạ tầng số kể trên, Bộ TT&TT đề xuất giải pháp trọng tâm là các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN cùng các địa phương phối hợp, tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để các doanh nghiệp viễn thông có thể phủ sóng các vùng lõm; đưa cáp quang tới các thôn bản, cũng như đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình.
'Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030’ đặt mục tiêu đến năm 2025 phổ cập cáp quang đến các hộ gia đình; 100% các tỉnh, thành phố, các khu công nghệ cao, khu CNTT tập trung, trung tâm nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo, khu công nghiệp, nhà ga, cảng biển, sân bay quốc tế có dịch vụ di động 5G... Mục tiêu đến năm 2030 là 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên; mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số. |