当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Universitatea Cluj vs Sepsi, 22h59 ngày 19/8: Cân tài cân sức 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Gần giống với món dưa muối ở Việt Nam, Kim chi được làm từ rau lên men có vị chua dịu hoà quyện với vị cay nồng của ớt chắc chắn sẽ khiến bạn mê mẩn khi thưởng thức
" alt="Món salad bắp cải và cà rốt chống ngán"/>![]() |
Iqbal và những cậu bé được tự do khác. |
Bị ép làm việc năm 4 tuổi
Iqbal cũng trải qua cuộc đời tương tự. Năm 4 tuổi, cha mẹ đưa cậu cho một chủ nhà máy sản xuất thảm để vay 600 rupee (12 USD). Iqbal buộc phải làm việc cho đến khi bố mẹ cậu quay lại với số tiền vay cả gốc lẫn lãi.
Không chỉ Iqbal mà hàng ngàn trẻ em cũng phải chịu chung số phận. Chúng bị nhốt trong xiềng xích và buộc phải làm việc hơn 12 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Cha mẹ của Iqbal càng lâu trả tiền thì số lãi phải trả càng lớn.
Cậu bé đã làm việc trong 5 năm cho đến khi bố mẹ cậu gom góp được 12 USD để trả nhưng khi đó khoản nợ đã lên đến 200 USD. Vào những năm 1980 ở Pakistan, 200 USD là cả một gia tài. Iqbal bị mắc kẹt trong nhà máy giống như số phận của nhiều đứa trẻ khác, những người phải làm việc suốt thời thơ ấu.
Điều kiện sống và làm việc trong những nhà máy này rất khắc khổ. Những đứa trẻ hầu như không có đủ thức ăn hay nước uống và nếu một đứa trẻ bị ốm hoặc không thể làm việc, chúng sẽ bị đánh đập dã man. Iqbal còn nói rằng nếu một đứa trẻ không muốn làm việc, chúng sẽ bị nhốt trong một chiếc tủ nhỏ cả ngày.
Iqbal, cũng như những đứa trẻ khác, vẫn phải tiếp tục làm việc ngay cả khi Chính phủ Pakistan coi lao động trẻ em là bất hợp pháp từ năm 1986. Tình trạng tham nhũng ở Pakistan ở mức cao nhất mọi thời đại và không ai có thể làm gì để giúp những đứa trẻ này. Không nhiều người quan tâm đến lũ trẻ.
Cuộc tẩu thoát vĩ đại
![]() |
Iqbal trong một chuyến thăm trường học ở Mỹ. |
Năm 10 tuổi, Iqbal cảm thấy chán ngán với cuộc sống hiện tại - cậu bị đánh đập hàng ngày và phải làm việc đến kiệt sức. Iqbal bắt đầu lên kế hoạch vượt ngục, không chỉ cho bản thân mà cho những đứa trẻ khác trong nhà máy. Cậu biết rằng nếu cuộc tẩu thoát không thành công thì tính mạng của cậu sẽ gặp nguy hiểm.
Một lần, Iqbal và một vài đứa trẻ khác tìm cách trốn đến đồn cảnh sát gần đó nhưng thay vì giúp đỡ bọn trẻ, họ đưa chúng trở lại nhà máy để nhận tiền thưởng từ người chủ. Bọn trẻ sau đó bị đánh đập và bỏ đói. Với chúng, cuộc sống là địa ngục trần gian mà không có lối thoát.
Năm 11 tuổi, Iqbal bắt đầu nghĩ ra một cách khác để thoát khỏi cuộc sống nghiệt ngã đó. Lần này, thay vì đến đồn cảnh sát, cậu chạy đến một tổ chức phi chính phủ địa phương đang đấu tranh chống lại việc nô lệ hóa trẻ em và lao động trẻ em có tên là Mặt trận Giải phóng Lao động Ngoại giao (BLLF). Tổ chức phi chính phủ này có tất cả các thủ tục giấy tờ cần thiết để giải phóng cho trẻ em đang làm việc trong các nhà máy. Nếu không có nỗ lực và sự hy sinh của Iqbal, những đứa trẻ đó sẽ không bao giờ được giải thoát.
Mục đích sống
Kể từ khi được tự do, Iqbal chỉ có một mong muốn - đó là giải thoát cho tất cả những đứa trẻ khác có hoàn cảnh giống như mình. Với sự giúp đỡ của BLLF, cậu bé đã đưa câu chuyện của mình ra thế giới, thậm chí còn nhận được sự hỗ trợ của Liên Hợp Quốc. Iqbal bắt đầu làm việc với nhiều tổ chức phi chính phủ khác nhau trên thế giới.
Cậu trở nên nổi tiếng đến mức được mời tham gia các cuộc đàm phán tại Hoa Kỳ và các nước châu Âu khác vào năm 1994. Câu chuyện và thành tích của Iqbal đã giúp cậu giành được giải thưởng Reebok về nhân quyền (trị giá 50.000 USD) trong cùng năm đó. Iqbal muốn kể câu chuyện cuộc đời mình cho cả thế giới biết để không một đứa trẻ nào khác phải chịu đựng những gì mình đã trải qua.
Bị sát hại ở tuổi 12
![]() |
Báo chí đưa tin về cái chết đau buồn của Iqbal. |
Iqbal ngày càng thu hút sự chú ý hơn khi ngày càng nhiều nhà máy ở Pakistan bị đóng cửa để chấm dứt tình trạng lao động trẻ em và nô lệ. Điều này khiến cậu trở thành mục tiêu của tất cả các chủ nhà máy ở Pakistan vì hầu hết họ đều sử dụng lao động trẻ em. Vào ngày 16/4/1995, Iqbal trở về Pakistan để gặp gia đình. Và cũng ngay ngày hôm đó, cậu bị bắn vào đầu khi đang ở Muridke, Pakistan.
Kẻ sát hại Iqbal là Mohammed Ashraf, chủ một nhà máy ở Pakistan đã mất phần lớn lao động do chiến dịch của Iqbal. Trong suốt 1 năm từ khi được tự do, Iqbal đã cứu được hơn 3.000 trẻ em có hoàn cảnh giống như mình.
Vào năm 2006, tác giả Andrew Crofts đã xuất bản một cuốn sách có tựa đề “The Little Hero: One Boy’s Fight for Freedom - Iqbal Masih’s Story”, trong đó miêu tả rất chi tiết về cuộc sống của một nô lệ trẻ em.
Lòng dũng cảm mà Iqbal thể hiện trong suốt thời thơ ấu của mình đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới.
Kể từ khi anh hùng nhí này qua đời, cuộc chiến chống lao động trẻ em vẫn đang diễn ra, không chỉ trong phạm vi Pakistan mà trên toàn thế giới. Năm 2014, nhà hoạt động vì quyền của trẻ em Kailash Satyarth đã dành tặng giải thưởng Nobel của mình cho Iqbal vì tất cả những gì cậu đã làm trong cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Theo nghiên cứu của Liên Hợp Quốc, vào năm 2020, vẫn có 152 triệu trẻ em bị buộc phải lao động nặng nhọc và nguy hiểm khi làm việc trong các nhà máy.
Đăng Dương(Theo HOY)
Không nhìn thấy tương lai ở sau trang sách, 5 đứa trẻ vùng biên Nghệ An lên 1 chiếc xe bán tải rời bản, ‘đi làm công ty’. Chúng không biết rằng, mình là những lao động bất hợp pháp…
" alt="Cuộc đời ngắn ngủi của người hùng cứu 3.000 trẻ em"/>Nhận định, soi kèo Nomme Kalju vs Tallinna Kalev, 22h00 ngày 22/4: Tinh thần chạm đáy
Tôi nghĩ bụng là gì tới mức ấy, cứ coi mẹ chồng như mẹ đẻ, yêu thương quý trọng thì sẽ ổn hết. Thế mà giờ về nhà chồng mới gần một năm tôi đã “ngấm sâu ngấm sắc” cái kinh nghiệm mà chị bạn tôi nói.
![]() |
Tôi đã đọc bài “bí quyết sống chung với mẹ chồng” của độc giả Vũ Hường. Và tôi khẳng định những lời khuyên và kinh nghiệm của chị hoàn toàn không sai. Ai đi làm dâu cũng đều muốn có mẹ chồng tốt bụng, thương con dâu như con gái và cũng chẳng ai vừa mới về nhà chồng đã có sẵn tư tưởng “chống phá mẹ chồng”. Nhưng hoàn cảnh mỗi người một khác, đôi khi những kinh nghiệm, những lời khuyên chỉ là lý thuyết xa vời viển vông với thực tế.
Nhiều khi những điều tốt đẹp mà người con dâu cố gắng làm để tình cảm với mẹ chồng được tốt hơn chẳng khác nào “đàn gẩy tai trâu”. Giả sử phận con dâu chúng ta chịu từ bỏ cái thành kiến “mẹ chồng con dâu khác máu tanh lòng” thì liệu các bà mẹ chồng có chịu bỏ? Gặp phải những những bà mẹ chồng ghê gớm thì sự thiện chí của cô con dâu chẳng khác nào đem muối bỏ bể. Đã có nhiều trường hợp mẹ chồng quá quắt nhưng con dâu vẫn một lòng hiếu thảo, để rồi kết cục nhận được vẫn chỉ là “người dưng nước lã” không hơn không kém.
Thế mới nói, thay đổi nào cũng cần từ cả hai phía. Các bà đã “mất tiền mua mâm” thì cứ cố “đâm cho thủng” thôi. Liệu có ai đứng ra để bảo các bà mẹ chồng là “hãy dẹp bỏ thành kiến với con dâu” ngay buổi đầu nó về nhà chồng chưa? Nếu có chắc chỉ có những ông chồng. Mà chồng thì bao giờ chẳng nhất mẹ nhì con, chỉ có hai mẹ con họ là vàng là bạc không ai thay thế được. Vậy nên tôi nghĩ cứ giữ cái định kiến ấy trong đầu để mà đề phòng bất trắc thì hơn.
Trường hợp của chị bạn tôi, là một người khá tử tế hiền lành, đến bố chồng cũng phải công nhận. Nhưng chẳng may cho chị gặp ngay bà mẹ chồng ghê gớm, mọi việc trong gia đình việc gì bà cũng thao túng toàn bộ. Chị về làm dâu cực nhọc vất vả bởi bị mẹ chồng chèn nọ, ép kia. Nếu nói sống theo những kinh nghiệm ở bài “bí quyết để sống hòa thuận với mẹ chồng” của chị Hường thì tôi nghĩ chị ấy còn làm nhiều hơn thế.
Có khi đối xử với mẹ chồng hơn cả mẹ đẻ, vì lúc mẹ chồng ốm đau một tay chị chăm sóc. Khi mẹ đẻ chị ốm thì không được mẹ chồng cho về. Chị vẫn cắn răng chịu đựng, lại được chồng hiểu, chồng thương, chồng về phe đồng minh nên chị càng tự nhủ phải cố gắng để sống tốt và cam chịu xứng đáng với tình yêu của chồng.
Ngày lễ tết nào chị cũng quà cáp nhưng khốn một nỗi, chị rủ bà đi chọn bà không đi. Mua về thì bà kêu không thèm hỏi ý kiến, không để bà tự chọn. Mà mua đồ rẻ bà kêu khinh bà, mua đồ đắt bà kêu tốn tiền hoang phí. Còn nghi ngờ chị bớt xén không đưa lương cho bà để mua sắm.
Bao năm đi làm tiền lương dành dụm chị đều đưa hết cho mẹ chồng giữ vì nghĩ nhà chồng cũng là nhà mình. Chị làm thu nhập khá nên nhờ chị mà nhà chồng từ chỗ khó khăn đến có nhà lầu xe ga khá giả. Tiền tiết kiệm chị cũng cho mẹ chồng giữ, chỉ để một ít cho mình, nhưng phải giấu, để chứng tỏ sự hiếu thảo. Những gì chị làm cho mẹ chồng thật không còn chê vào đâu. Nhưng kết cục thì sao?
Bà mẹ chồng chị đột nhiên lâm bệnh nặng, đi khám tư người ta nói chỉ sống được mấy tháng nữa. Chị cũng sốt sắng tận tụy chăm sóc bà không tính toán. Nhưng đến lúc sắp nhắm mắt buông tay mà bà vẫn không coi chị là con gì, chứ được là con dâu đã tốt. Bà bí mật gọi con gái đến và tẩu tán hết tài sản, dù đó là của con dâu bà dành dụm được. Tưởng thế là xong, oái ăm thay bà đi viện người ta lại nói chẩn đoán nhầm. Thế là mẹ chồng không chết, chị có cớ để cùng chồng ra ở riêng. Sau chuyện ấy chị bạn tôi mới tỉnh ngộ, chồng chị cũng thêm sáng mắt ra. Bởi lâu nay chị bàn ra ở riêng anh cứ không đồng ý, rồi cứ nghĩ mẹ mình ghê gớm nhưng tốt bụng.
![]() |
Ở riêng là bí quyết sống hòa thuận với mẹ chồng? Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Giờ hai vợ chồng đi làm và tự lo cho cuộc sống của mình rất hạnh phúc. Cuối tuần chị vẫn vui vẻ để cùng chồng con về nhà nội, mẹ chồng chị cũng thay đổi 360 độ. Giờ thì con dâu là nhất, dù chị chẳng còn biếu bà đồng quà tấm bánh nào chứ đừng nói là tiền. Chị bảo biết thế này thì chị đã ra ở riêng ngay từ đầu bằng mọi cách.
Vậy nên tôi nghĩ, dù có cùng hoàn cảnh như chị bạn của tôi không thì cách tốt nhất để mẹ chồng con dâu hòa hợp được đó là ra ở riêng. “Nước sông không phạm nước giếng”. Hoặc nếu sống chung thì một trong hai người phải giả ngu ngơ câm điếc như lời khuyên của chị bạn tôi. Thế nên chị em thay vì tìm cho mình bí quyết sống hòa thuận với mẹ chồng thì hãy học bí quyết để được ra ở riêng, mọi chuyện sẽ dễ dàng được giải quyết.
Lan Ngọc(Hà Nội)
" alt="Ở riêng chính là bí quyết để hòa thuận với mẹ chồng"/>Tôi và Lâm yêu nhau chừng hơn một năm thì quyết định tiến tới hôn nhân. Trước đó, anh từng tâm sự với tôi: “Bố anh mất sớm. Mẹ một nách nuôi 3 đứa con thơ. Mọi việc đều đè lên vai mẹ. Mẹ vừa làm bố, vừa làm mẹ và làm bạn của các con. Mẹ là người cần kiệm, có phần người khắt khe và bảo thủ. Mẹ vất vả chạy chợ nuôi 3 anh em khôn lớn nên quen nói bỗ bã và suồng sã. Em sau này thương mẹ nhiều hơn và đừng giận mẹ vì những lời nói của mẹ nhé…”
Thế nhưng, khi mới về làm dâu, tôi vẫn không khỏi bàng hoàng trước những lời nói thô lỗ, cộc cằn của bà. Cứ hễ làm gì trái ý bà là bà mắng tôi “ngu”. Bao lần ấm ức dồn nén, tôi mới nói thẳng với bà: “Con làm như ở nhà con vẫn làm. Nếu nhà mình làm khác thì mẹ bảo con. Lần sau con không làm như thế nữa. Mẹ đừng bảo con ngu. Con không thích mẹ nói như vậy”.
Thế là từ đó, mối quan hệ giữa tôi với mẹ không mấy tốt đẹp, bởi những mâu thuẫn liên tiếp xảy ra, mà chung quy lại cũng chỉ vì tôi không thích những lời nói cộc cằn của bà. Bà hay xưng hô “mày - tao” với con dâu khiến tôi vừa ngỡ ngàng, vừa khó chịu bởi từ trước đến nay bố mẹ tôi ở nhà không bao giờ xưng hô như vậy với các con dù là dâu hay rể.
Đã vậy, đến khi tôi sinh cháu, cháu đang trong giai đoạn tập nói, bà nói chuyện với cháu mà cứ văng tục làm cháu học theo khiến tôi phải vất vả bao bao nhiêu trong việc chỉnh sửa cách nói chuyện của con…
![]() |
Ảnh minh họa |
Vì vậy, mặc cho chồng luôn miệng bảo tôi thông cảm cho bà, bởi bà xuất thân từ nông thôn, ít học hành, nhưng tôi vẫn khó mà thích nghi được với cách nói chuyện “thô lỗ” như vậy.
Nhưng rồi, đến một ngày tôi ốm, khắp người ê ẩm. Cảm giác sốt gai gai người. Miệng tôi đắng ngắt không ăn được gì. Bát phở chồng mua cho vẫn cứ nằm vẹn nguyên trên bàn. Bà thấy vậy nên lịch kịch nấu cho tôi bát cháo. Bà bảo “Mày ăn đi cho nóng con ạ. Thấy người mệt thì phải biết nghỉ chứ. Sáng hôm qua, thấy dáng đi uể oải, mặt mày xanh xanh, môi thâm thâm tao đã bảo nghỉ mà còn tham đi làm. Thôi, chịu khó dậy sụp soạp bát cháo cho nóng người lên là khỏi ngay… Mệt cứ nằm thôi, có gì mày gọi mẹ, mẹ lên mẹ làm cho”.
Lần đó, tôi ốm hàng tuần liền. Chồng tôi lại phải đi công tác, nên bà vừa trông cháu vừa cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ tinh tươm. Bà không kêu ca hay bắt tôi động vào bất cứ việc gì. Thấy tôi nằm bẹp trên giường, bà còn nhẹ nhàng buông cửa màn, kéo chiếc chăn mỏng đặt ngang bụng cho tôi.
Thế nên, chính cái khoảng thời gian ốm nằm bệt ấy, tôi mới nhớ lại mọi chuyện, từ lúc chồng tôi dẫn tôi về ra mắt gia đình. Đến bữa, tôi giúp mẹ anh chuẩn bị bát đũa, vô tình tôi làm rơi chiếc bát xuống nền nhà đến xoảng. Bao con mắt đổ dồn về nơi phát ra âm thanh đó, chính bà đã nhận làm rơi vỡ cứu nguy cho “cô dâu tương lai”.
Đến khi tôi về làm dâu, mỗi lần bà đi ăn cỗ hoặc đi đâu chơi về, ai cho gì bà cũng để riêng một phần cho tôi. Rồi cả những buổi chiểu, bà bế cháu ra cổng đón tôi, đon đả kể lể về chuyện thằng Tít hôm nay ăn gì, nói năng ra sao, nó biết thơm bà, biết cầm điều khiển tivi thế nào … trong khi mặt tôi vẫn tỉnh bơ với bà mà chỉ quan tâm đến con của mình…
Tự nhiên, một cảm giác ân hận đến lạ bắt đầu xâm chiếm toàn bộ con người tôi. Rồi, đang mải mê suy nghĩ thì tôi cảm nhận có tiếng bước chân nhè nhẹ tiến lại gần mình. Hai bà cháu rón rén ngồi cạnh tôi, bà đưa tay ra hiệu “suỵt” nhẹ với ku Tít im lặng cho mẹ ngủ. Bà đặt nhẹ tay lên trán tôi. Tôi cảm nhận được bàn tay ram ráp, thô kệch, bè bè như chính đôi tay của mẹ mình năm nào. Lúc ấy, tôi mới thấy bàn tay của mẹ chồng, sao mà gần gũi, thân thương và ấm áp đến vậy.
Hồng Tươi (Đông Anh – Hà Nội)
" alt="Mẹ chồng luôn miệng chửi con dâu ngu"/>