Nhận định, soi kèo Leganes vs Alaves, 20h00 ngày 15/2: Bứt phá trong cuộc đua trụ hạng
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Saint -
Cuộc thi tài năng công nghệ nhí lần thứ hai có chủ đề về hành tinh xanhCuộc thi "Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí" năm học 2020 - 2021 vừa được chính thức phát động ngày 12/11 vừa qua.
“Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí” là cuộc thi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Học viện sáng tạo công nghệ Teky và Microsoft Việt Nam tổ chức.
Có đối tượng tham gia là thiếu nhi Việt Nam độ tuổi từ 8 – 15 (học từ lớp 3 đến lớp 9, sinh từ ngày 1/1/2006 đến 31/12/2012), cuộc thi nhằm tạo sân chơi bổ ích và sáng tạo về khoa học công nghệ cho thiếu nhi, giúp cho các em có cơ hội thể hiện tài năng, kiến thức và sự sáng tạo của mình khi tham gia lập trình các sản phẩm công nghệ.
Cuộc thi này cũng nhằm phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ về lập trình CNTT, góp phần tạo ra nhiều sản phẩm CNTT có tính sáng tạo và ứng dụng thực hiện cao từ chính những sản phẩm dự thi của các em thiếu nhi, đội viên.
Theo thông tin vừa được Ban tổ chức chính thức công bố tại lễ phát động, cuộc thi “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” lần thứ hai có chủ đề “Hành tinh xanh - Green Earth”.
Cuộc thi sẽ tìm ra các đội thi, học sinh xuất sắc nhất trong 2 bảng (Bảng A dành cho học sinh Tiểu học và Bảng B cho học sinh THCS); dự kiến thu hút khoảng 2.000 đội/nhóm với hơn 5.000 học sinh trên toàn quốc tham gia.
Với chủ đề “Hành tinh xanh - Green Earth”, thiếu nhi tham gia cuộc thi năm nay sẽ sử dụng Scratch, Python hoặc Makecode Minecraft trên nền tảng Minecraft để lập trình xây dựng hành tinh xanh là các công trình, thành phố, trang trại, rừng bảo vệ ven biển… áp dụng công nghệ mới an toàn với môi trường, tiết kiệm năng lượng. Ví dụ như: trang trại thông minh ứng dụng hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng điện gió, năng lượng từ đại dương hay các thành phố xanh với các vườn cây trên sân thượng, ban công, kết hợp công nghệ giám sát chất lượng không khí, tiết kiệm năng lượng…
Các thiếu nhi, đội viên còn được tham gia hoạt động trải nghiệm khoa học, sáng tạo (STEM) trực tuyến và thực tế. Trong đó, hoạt động trải nghiệm STEM trực tuyến diễn ra liên tục từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021 theo 4 chủ đề: ứng dụng phiên dịch, xây dựng website cá nhân, khám phá đại dương, thế giới 3D kỳ diệu.
Với những hoạt động trải nghiệm STEM thực tế, cũng diễn ra từ tháng 10/2020 đến tháng 2/2021, các đội viên, thiếu nhi được tham gia trải nghiệm miễn phí về lập trình, phát triển ứng dụng robot, điện tử tự động 3D, truyền thông đa phương tiện… tại Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Dương.
Cuộc thi “Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí” hướng tới tạo cơ hội học sinh thể hiện tài năng khi áp dụng công nghệ lập trình để tạo ra các sản phẩm thực tế, giải quyết các vấn đề xã hội (Ảnh minh họa) Theo kế hoạch, vòng loại cuộc thi sẽ diễn ra từ 16/10/2020 đến hết ngày 28/2/2021; vòng chung kết trực tuyến kéo dài từ 20/3/2021 đến ngày 27/3/2021. Dự kiến vòng chung kết toàn quốc sẽ được tổ chức trong tháng 4/2021 tại Hà Nội.
Để tham gia, các em thiếu nhi sẽ đăng ký tham gia và nộp sản phẩm theo đội gồm 2 – 3 thành viên tại trang web chính thức của cuộc thi tại địa chỉ https://minecraft-hackathon.com.
Thông tin thêm về giải thưởng cuộc thi, đại diện Ban tổ chức cho biết, “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” năm học 2020 – 2021 có tổng giá trị giải thưởng hơn 100 triệu đồng, bao gồm: 2 giải Nhất, 4 giải Nhì, 4 giải Ba, 20 giải Khuyến khích cùng nhiều giải thưởng phụ cho các đội ở cả 2 bảng thi. Các đội thi đạt giải Nhất, Nhì, Ba sẽ nhận được Bằng khen của Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, Ban tổ chức cũng trao 3 giải tập thể cho 3 tỉnh, thành phố có số lượng thí sinh tham gia đông nhất, chất lượng sản phẩm tốt.
Cuộc thi “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” lần thứ nhất năm học 2018 - 2019 với chủ đề “Minecraft Hackathon - Thành phố thông minh” đã thu hút được sự quan tâm của nhiều phụ huynh, giáo viên và học sinh. Từ 240 bài dự thi của gần 1.200 học sinh đến từ nhiều tỉnh, thành phố, Ban tổ chức đã chọn 71 sản phẩm tốt nhất với 241 thí sinh tham gia vòng thi chung kết toàn quốc, trong đó bảng A (bảng học sinh Tiểu học) có 49 sản phẩm, bảng B (bảng học sinh Trung học cơ sở) có 22 sản phẩm.
Các sản phẩm tham gia cuộc thi “Em yêu khoa học – Tài năng công nghệ nhí” lần thứ nhất có nhiều ý tưởng mới, độc đáo, phần lập trình thông minh và phù hợp với thực trạng xã hội, giải quyết những vấn đề thực tế, giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, giao diện thân thiện, dễ sử dụng, được các thành viên Ban Giám khảo, các chuyên gia đánh giá cao như: Xây dựng công viên cây xanh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, hệ thống quản lý ánh sáng đô thị, các công trình công năng tự động hóa, phương tiện giao thông hiện đại…"> -
Honda Biker Day sẽ chính thức diễn ra từ 22/3/2019 đến 24/3/2019, đưa các biker đến với cung đường ven biển TP.HCM -TP. Phan Thiết. Đây là cơ hội trải nghiệm cao cho các biker với nhiều dạng địa hình: men dọc theo hết chiều dài bờ biển hoang sơ mộc mạc, xuyên qua những hàng cây cao su cho đến những ngôi làng xưa và ruộng muối trắng xóa. Khả năng vận hành cũng như những tính năng của xe sẽ được thử thách qua cung đường ven biển thú vị này. Gần 200 biker tụ hội tại Biker Day 2019Trong ngày 22, các biker sẽ tập trung tại Cửa hàng Honda Ôtô Phát Tiến 2, TP. HCM để cùng tham gia vào hoạt động phân nhóm, kiểm tra xe trước khi chính thức trải nghiệm,đào tạo kỹ năng lái xe Mô tô an toàn,…Các nội dung đào tạo chuyên sâu và thực tế được kỳ vọng sẽ đem lại những kiến thức cần thiết và bổ ích cho biker khi điều khiển xe qua nhiều dạng địa hình.
Ngày 23, hành trình sẽ chính thức được diễn ra vào 7:00 sáng tại hai điểm xuất phát là Cửa hàng Honda Moto - Quận 3, TP.HCM và Cửa hàng Honda Ôtô Phát Tiến 2, TP.HCM.
Trên quãng đường chạy dài hơn 250km, các biker sẽ vừa có cơ hội trải nghiệm sự mạnh mẽ của các mẫu xe Honda Mô tô, vừa tận hưởng những cảnh đẹp nổi tiếng trên cung đường ven biển TP.HCM - Phan Thiết.
Đặc biệt, sau một ngày chạy dài, các biker sẽ được hòa mình vào không khí tưng bừng sôi động của bữa tiệc tối bên bờ biển cùng những màn trình diễn nghệ thuật của chính các đội và nhiều hoạt động tập thể cũng như hoạt động giải trí thú vị khác.
Ngày 24 sẽ mang tới cơ hội trải nghiệm phấn khích hơn cho người tham dự. HVN tổ chức buổi trưng bày và lái thử các mẫu xe mô tô với dung tích động cơ lớn được HVN phân phối chính thức tại Việt Nam bao gồm: Goldwing, CBR1000RR Fireblade SP, CBR1000RR Fireblade, CB1000R, CB650R...
Đặc biệt, trong lần lái thử này, HVN còn đem mẫu siêu mô tô RC213V-S - một trong những mẫu mô tô đường phố đắt giá nhất thế giới hiện nay về trình diện với các tín đồ đam mê xe mô tô tại Việt Nam.
Biker Day được kỳ vọng là sân chơi để kết nối những người đam mê xe Honda Mô tô, mong muốn xây dựng một cộng đồng biker lớn mạnh, đoàn kết, có văn hóa lái xe mô tô an toàn. Thông qua cơ hội giao lưu thú vị này, Honda Việt Nam hy vọng sẽ tạo được không chỉ niềm vui trải nghiệm mà còn niềm vui chia sẻ và chinh phục khám phá tới những người luôn yêu mến các mẫu xe mô tô của Honda nói riêng và thương hiệu Honda nói chung.
Trong thời gian tới, Honda Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu cho ra đời nhiều mẫu xe và tổ chức các hoạt động kết nối cộng đồng tích cực hơn để lan tỏa tinh thần đầy đam mê thử thách luôn cháy bỏng trong tim những tín đồ xe mô tô trên toàn quốc.
Năm 2018, Honda Việt Nam đã thỏa mãn mong đợi của hàng ngàn khách hàng đam mê tốc độ trên khắp cả nước khi chính thức giới thiệu loạt các mẫu xe Mô tô Honda nhập khẩu có dung tích động cơ lớn thuộc các dòng khác nhau, bao gồm: Naked, Super Sport, Cruiser, Adventure và Touring.
Toàn bộ các mẫu xe Mô tô Honda đều được phân phối qua Cửa hàng Honda Moto tại TP.HCM với cơ sở hạ tầng và kỹ thuật chuyên biệt, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe của phân khúc xe này.
Minh Ngọc
"> -
Postmart, Voso và định hướng giúp nông dân ứng dụng công nghệ nâng cao giá trị nông sảnNgay từ khi khai trương, sàn TMĐT Postmart đã được VietnamPost định hướng tập trung cung cấp và phân phối các sản phẩm đặc sản vùng miền. Với Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VietnamPost), thế mạnh về mạng lưới vươn sâu tới tận các xã, phường, thôn, bản cũng là một yếu tố để ngay từ khi khai trương Postmart vào đầu ngoái, VietnamPost đã định hướng sàn TMĐT Postmart tập trung cung cấp và phân phối các sản phẩm đặc sản vùng miền, trong đó sản phẩm OCOP là một trong những danh mục trọng tâm phát triển.
Tiếp đó, hồi tháng 7/2020, để hỗ trợ triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), VietnamPost và Văn phòng Điều phối nông thôn mới trung ương đã ký thỏa thuận hợp tác. Theo đó, hai đơn vị thống nhất phát triển Postmart thành sàn giao dịch quy mô quốc gia với các sản phẩm OCOP.
Theo thống kê, đến nay đã có hơn 200 nhà cung cấp, phân phối sản phẩm OCOP đăng ký kinh doanh trên sàn Postmart, tương ứng với hơn 600 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Mức độ tiêu thụ sản phẩm đặc sản nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng đang chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng lượng giao dịch của Postmart.
Sản phẩm của các hợp tác xã tại xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn trên sàn TMĐT Postmart. Đặc biệt, sàn Postmart của VietnamPost đang tham gia cùng Cục Tin học hóa – Bộ TT&TT và các doanh nghiệp viễn thông, CNTT triển khai thí điểm chuyển đổi số tại một số xã, tiêu biểu như Vi Hương (Bạch Thông, Bắc Kạn), Yên Hòa (Yên Mô, Hòa Bình).
“Sau khi được hướng dẫn cách bán hàng qua mạng, các hợp tác xã tại xã Vi Hương, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn đã bán được hơn 1.000 sản phẩm qua mạng xã hội và sàn thương mại điện tử Postmart”, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho biết.
Dần tạo thói quen bán hàng online cho bà con nông dân
Chia sẻ khó khăn trong triển khai đưa nông sản của bà con nông dân lên bán trên sàn TMĐT Postmart, đại diện Ban Kinh doanh phân phối truyền thông của VietnamPost cho hay, do bà con nông dân chỉ tập trung sản xuất, mới làm quen với công nghệ, bán hàng qua kênh thương mại điện tử nên còn nhiều bỡ ngỡ trong việc thao tác và xử lý đơn hàng. Để tháo gỡ khó khăn này, VietnamPost bố trí các nhân viên bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã hỗ trợ tận nơi cho người dân, dù vậy vẫn cần thời gian để người dân làm quen.
Khó khăn kể trên cũng là thách thức mà đội ngũ vận hành sàn Vò Sò phải đối mặt thời gian qua. Giải pháp đã và đang được sàn Vỏ Sò áp dụng là cử người đến tận nơi đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ người dân làm quen với TMĐT, hướng dẫn từ cách chụp ảnh sản phẩm, viết nội dung giới thiệuch, xây dựng các kịch bản marketing bán hàng, lựa chọn kênh bán, livestream… Mục đích là để mỗi người nông dân trở thành một chủ doanh nghiệp, chủ động nắm thông tin thị trường, mở rộng kênh phân phối, quảng bá hình ảnh sản phẩm đến người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Để giúp bà con nông dân dần quen với phương thức bán hàng online, đội ngũ nhân viên sàn Vỏ Sò đã trực tiếp hướng dẫn cách chụp ảnh sản phẩm, viết giới thiệu, cách livestream sản phẩm... Được biết, hiện sàn Vỏ Sò đang triển khai số hóa, xây dựng bản đồ đặc sản Việt và giới thiệu văn hóa, quảng bá hình ảnh địa phương, tiềm năng du lịch. Trên bản đồ này, tọa độ của địa danh du lịch, vùng trồng và các cơ sở của nhà cung cấp, quy trình sản xuất, các video giới thiệu sản phẩm.
“Phiên bản 1 của bản đồ đặc sản Việt dự kiến sẽ được cho ra mắt 1/1/2021 và thường xuyên được cập nhật, cải tiến; các sản phẩm được chứng nhận OCOP sẽ xuất hiên trên bản đồ và được chia sẻ rộng rãi trên nhiều kênh truyền thông số”, đại diện ViettelPost chia sẻ.
Bên cạnh đó, thời gian tới, ViettelPost dự định sẽ phối hợp cùng các địa phương để đưa 100% các sản phẩm OCOP lên sàn Vỏ Sò.
Nói về kế hoạch của sàn Postmart với định hướng kích cầu các đặc sản vùng miền, sản phẩm OCOP của các địa phương, đại diện Ban Kinh doanh phân phối truyền thông của VietnamPost cho biết, tới đây Postmart sẽ tiếp tục tiếp xúc và đưa các nhà cung cấp sản phẩm OCOP tham gia kinh doanh trên sàn, cập nhập dữ liệu nhà cung cấp và sản phẩm OCOP mới, đảm bảo phân phối và truyền thông kịp thời các sản phẩm mới.
Cùng với đó, sàn TMĐT Postmart cũng sẽ hỗ trợ thực hiện công đoạn tiếp nhận Hồ sơ đăng ký tham gia chương trình OCOP và tiến hành gửi kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm tại hệ thống bưu cục, văn hóa xã; phối hợp tổ chức các hội thảo, hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng; tham gia dịch vụ thiết kế, sáng tạo hỗ trợ các tổ chức kinh tế OCOP phát triển, nâng tầm mẫu mã, sản xuất bao bì sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên….
Trên diễn đàn Quốc hội vào ngày 9/11 vừa qua, trả lời chất vấn của đại biểu Lưu Văn Đức (Đắk Lắk) về chuyển đổi số cho bà con miền núi, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, trong Chương trình chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chuyển đổi số cho vùng sâu, vùng xa được coi là ưu tiên; vì với chuyển đổi số, chỗ nào càng khó khăn thì chỗ đó chuyển đổi số càng phát huy hiệu quả. Việc chuyển đổi số thì nên bắt đầu từ nơi khó. Hiện Bộ TT&TT đang triển khai thí điểm một số xã thông minh ở vùng sâu, vùng xa và dự kiến cuối năm 2020 sẽ tổ chức sơ kết triển khai thí điểm để sau đó nhân rộng.
Cũng theo người đứng đầu Bộ TT&TT, bên cạnh việc phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng thanh toán điện tử, các nền tảng để chuyển đổi số giáo dục, y tế, hiện nay sàn giao dịch thương mại điện tử để bà con nông dân có thể bán được nải chuối, quả cam… của mình với giá cao hơn, cũng đã sẵn sàng.">