Th.BS Thân Văn Thịnh - Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, thông tin, anh N. được chẩn đoán ung thư lưỡi giai đoạn 4, đã có xâm lấn ở cơ lưỡi cùng khu vực xung quanh. Kết quả sinh thiết cũng xác định bệnh nhân mắc ung thư biểu mô vảy sừng hóa xâm nhập. Nam bệnh nhân đang điều trị với phương pháp xạ trị hóa chất. Được biết người đàn ông này có tiền sử thường xuyên uống bia, rượu.
Ths.BS Thịnh thông tin thêm bệnh ung thư lưỡi nếu được phát hiện ở những giai đoạn sớm, có thể dễ được điều trị ổn định hơn. Trường hợp anh N. phát hiện khi đã ở giai đoạn 4, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn.
Thống kê của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ cho biết, trên thế giới, hàng năm có khoảng 263.900 ca mới mắc và khoảng 128.000 trường hợp tử vong do ung thư lưỡi. Ths.BS Hà Hải Nam - Phó Trưởng khoa Ngoại bụng I, Bệnh viện K, thông tin bệnh ung thư lưỡi thường gặp ở nhóm đối tượng trên 50 tuổi tuy nhiên gần đây, trong quá trình thăm khám, bác sĩ đã gặp trường hợp bệnh nhân 40 tuổi đã mắc căn bệnh này.
Ths.BS Hà Hải Nam cũng thông tin về các đối tượng nguy cơ cao mắc ung thư lưỡi. Đó là những người trên 50 tuổi, trong đó đa số là nam giới. Những người vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu, có thói quen nhai trầu hoặc nhiễm virus như HPV (virus gây u nhú ở người)… Đặc biệt, nam giới mắc bệnh lý răng lợi mãn tính, mẻ răng… dù có hút thuốc lá hay không cũng làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi. Điều trị loại ung thư này có các phương pháp phẫu thuật, xạ trị và hóa chất.
Bệnh viện K Trung ương cũng đưa ra các dấu hiệu bạn cần nghĩ ngay đến ung thư lưỡi:
Giai đoạn đầu: Các triệu chứng thường không rõ ràng nên rất dễ bị bỏ qua. Thường người bệnh có cảm giác như có dị vật hoặc xương cá cắm vào lưỡi, rất khó chịu nhưng qua đi nhanh. Ngoài ra, ở lưỡi có một điểm nổi phồng với sự thay đổi về màu sắc, niêm mạc trắng, xơ hóa hoặc tổn thương là vết loét nhỏ. Thậm chí có thể sờ thấy tổn thương chắc, rắn, không mềm mại như bình thường. Khoảng 50% bệnh nhân có hạch ngay từ đầu. Hạch hay gặp là hạch dưới cằm, dưới hàm, cảnh cao. Khả năng di căn hạch vùng từ 15-75% tuỳ thuộc vào độ xâm lấn của u nguyên phát.
Giai đoạn toàn phát: Giai đoạn này được phát hiện do đau khi ăn uống, đau kéo dài gây khó khăn khi nói, nuốt. Người bệnh có thể sốt do nhiễm khuẩn, không ăn được nên cơ thể suy sụp rất nhanh. Ngoài ra còn cảm thấy đau tăng lên khi nói, nhai và nhất là khi ăn thức ăn cay, nóng, đôi khi đau lan lên tai; tăng tiết nước bọt; chảy máu vùng miệng kèm theo hơi thở mùi khó chịu do tổn thương hoại tử gây ra. Một số trường hợp gây khít hàm, cố định lưỡi khiến bệnh nhân nói và nuốt khó khăn. Ở giai đoạn này xuất hiện ổ loét ở lưỡi, trên ổ loét phủ giả mạc dễ chảy máu, loét phát triển nhanh, lan rộng làm lưỡi bị hạn chế vận động, không di động được.
Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này, thể loét chiếm ưu thế, loét sâu lan rộng xuống bề mặt hoặc vào mặt dưới, gây đau đớn, gây bội nhiễm, có mùi hôi, rất dễ chảy máu, thậm chí có thể gây chảy máu trầm trọng. Thường phải khám bệnh nhân ở trạng thái đã gây tê để hạn chế phản ứng của người bệnh do đau đớn. Việc thăm khám rất quan trọng để đánh giá độ thâm nhiễm xuống phía dưới, độ xâm lấn vào các mô tiếp cận: sàn miệng, trụ amiđan, amiđan, rãnh lưỡi…và đo kích thước khối u.
![]() | ![]() |
Trưa 7/6, nhà hàng Tầm Vị đón nhiều thực khách (Ảnh: Thạch Thảo)
Đầu bếp Sam Tran, người đạt giải đầu bếp trẻ tài năng, đồng thời là đồng sáng lập nhà hàng GIA (Hà Nội) cũng "cháy máy" trong đêm qua với hàng loạt tin nhắn chúc mừng và những cuộc gọi đặt bàn từ thực khách. Chị Sam cho biết, tạm thời nhà hàng đóng cửa và sẽ hoạt động trở lại vào ngày 9/6. "Tới thời điểm này, chúng tôi vẫn giữ vững định hướng, phong cách phục vụ riêng, trong đó, mỗi giờ phục vụ khách tại GIA chỉ đón 20-24 khách. Do đó, tôi rất tiếc không đáp ứng lập tức được tất cả sự yêu mến của khách. Tuy nhiên, chúng tôi giữ vững định hướng này với mong muốn đảm bảo chất lượng đồ ăn tốt nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất và mang tới những trải nghiệm hoàn hảo", cô cho hay.
Hibana by Koki (Hà Nội) chỉ có tối đa 14 chỗ ngồi. Nhà hàng nằm tại tầng hầm Khách sạn Capella. Chi phí bữa ăn tại đây từ 8,5 triệu đồng/người. Bếp trưởng Hiroshi Yamaguchi cho biết, trưa 7/6, những chỗ ngồi này đã được đặt kín và khách hàng vẫn tiếp tục đặt lịch trong những ngày tiếp theo. Đúng 11h, sau khi tham gia họp báo, vị đầu bếp người Nhật lập tức trở về phục vụ thực khách.
Anan Saigon (thành phố Hồ Chí Minh), là nhà hàng Việt Nam theo phong cách đương đại. Bếp trưởng Peter Cuong Franklin của nhà hàng cho biết, việc được trao một sao Michelin là "giấc mơ có thật" với ông.
"Nhà hàng của chúng tôi nằm gần một khu chợ truyền thống nên không gian không quá rộng. Hiện tại chúng tôi chỉ có thể phục vụ khoảng 40 chỗ ngồi. Dù cố gắng hết sức nhưng chúng tôi cũng phải nói lời từ chối với một số khách hàng do sự hạn chế về không gian", ông Peter Cuong Franklin cho biết.
Vị đầu bếp gốc Việt này cho biết, Anan định hướng biến những món ăn đường phố thành ẩm thực cao cấp hơn. Điều này cũng gây ra nhiều tranh cãi khi những món phở, bánh mì, vốn rất bình dân tại Việt Nam lại có giá hàng trăm USD tại Anan. "Tôi cho rằng, chúng ta có thể sáng tạo để nâng tầm và phổ biến ẩm thực đường phố Việt Nam đến thế giới. Các quốc gia như Thái Lan, Singapore họ đã biến chế các món ăn đường phố từ rất lâu rồi để mang trải nghiệm cao cấp hơn đến thực khách", vị này cho biết.
" alt=""/>Nhà hàng ở Việt Nam nhận sao Michelin: Khách đặt bàn xuyên đêm, đau đầu từ chốiHóa trị có thể sử dụng ở tất cả các giai đoạn của bệnh nhân ung thư. Bác sĩ sẽ theo mục đích điều trị để sử dụng phương pháp này. Ví dụ, ung thư vú khối u lớn quá chúng ta cần hóa trị để giảm kích thước khối u sau đó mới mổ. Hoặc, ung thư đại trực tràng chúng ta đã mổ nhưng còn sót lại tế bào ung thư. Khi đó, bệnh nhân sẽ được hóa trị để tiêu diệt tế bào còn lại đó.
Hóa trị cũng làm cho bệnh nhân bớt triệu chứng đau, khó chịu do khối u gây ra. Hóa trị được dùng xuyên suốt quá trình điều trị ung thư hoặc kết hợp với xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tuy nhiên, hóa trị có tác dụng phụ. Bệnh nhân sẽ mệt mỏi, nôn ói, chán ăn. Bệnh nhân cần cố gắng ăn uống nhiều lần/ngày, uống nhiều nước, chế độ ăn đầy đủ chất thịt, sữa, trứng, thêm trái cây và các chất khoáng để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh hạn chế thức ăn nặng mùi, tái sống. Dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo sức khỏe để người bệnh theo được quá trình điều trị ung thư.
Thứ ba, thuốc nam chữa được ung thư
Đây là quan niệm sai lầm nguy hiểm nhất. Hơn 10 năm làm việc chuyên ngành ung thư, tôi chưa thấy ai khỏi bệnh nhờ điều trị bằng thuốc dân gian.
Y học cổ truyền đóng vai trò lớn trong nền y học. Nhưng đối với ung thư y học cổ truyền chỉ hỗ trợ, chưa đóng vai trò chính trong điều trị ung thư. Bệnh nhân có thể sử dụng y học cổ truyền để giảm những tác dụng phụ do điều trị tây y gây ra, giúp người bệnh ăn ngủ, tốt hơn.
Thực tế, một số thuốc điều trị ung thư hiện nay vẫn được chiếu xuất từ các cây cỏ trong thiên nhiên như cây bình bát, cây thông đỏ. Tuy nhiên, quá trình sản xuất đòi hỏi nhiều công đoạn, không phải là bạn ăn, uống cây cỏ sẽ trị được ung thư.
Nghiên cứu về các chế phẩm từ vật liệu cây cỏ trong điều trị ung thư còn hạn chế, kết quả chưa ấn tượng nhiều. Trong y học cổ truyền, ung thư là u nhọt nhưng u cũng có u lành, u ác. Bệnh nhân của tôi thường hỏi có sử dụng y học cổ truyền được không? Tôi đều khuyên họ có thể kết hợp cùng nhưng không nên bỏ điều trị chuyên khoa theo bác sĩ. Nếu bệnh nhân bỏ hẳn điều trị chuyên khoa về uống thuốc y học cổ truyền sẽ nguy hiểm.