Qosmio F750 3D sử dụng công nghệ Cửa sổ 3D của Toshiba để trở thành máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới có khả năng hiển thị cùng lúc hình ảnh 3D và 2D bằng các cửa sổ khác nhau trên cùng một màn hình. Người sử dụng có thể thưởng thức hình ảnh 3D chất lượng cao hay chơi game 3D mà không cần sử dụng bất cứ thiết bị quang học hỗ trợ nào (bao gồm kính hay các panel gắn trước màn hình) trong khi cùng lúc đó vẫn có thể làm việc, lướt web hoặc gửi email qua một cửa sổ khác.
Để giúp người dùng tự do cử động và lựa chọn tư thế thoải mái nhất, web camera HD sử dụng công nghệ định vị khuôn mặt trên Qosmio F750 3D sẽ liên tục theo dõi vị trí khuôn mặt người sử dụng; điều này giúp tạo ra góc nhìn rộng và loại bỏ hoàn toàn các điểm mù trong chế độ 3D.
Diễn viên Tăng Thanh Hà - đại sứ hình ảnh của Toshiba bên chiếc laptop dòng Qosmio |
Đặc biệt, chiếc Qosmio F750 3D cũng được tích hợp công nghệ chuyển đổi nội dung DVD 2D sang 3D chất lượng cao theo thời gian thực, hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội ứng dụng và trải nghiệm tuyệt vời trong các lĩnh vực như kiến trúc, khoa học, thiết kế và cả y học.
Ngoài ra, với bộ loa stereo Harman Kardon®cùng công nghệ Dolby® Advanced Audio tích hợp sẵn, người sử dụng có cơ hội được trải nghiệm điện ảnh đích thực – ở cả chế độ 2D và 3D.
Dòng máy Qosmio F750 3D mới được bảo hành tiêu chuẩn 1 năm trên toàn cầu đối với thân máy, 1 năm đối với pin.
Thông số kỹ thuật tham khảo của Qosmio F750 3D
• Bộ xử lý Intel® Core™ i7 4 lõi thế hệ mới nhất
• Màn hình 15.6” Full HD công nghệ Clear SuperView hiển thị 3D không cần kính(16:9), LED backlighting, 1,920 x 1080 pixels
• NVIDIA® GeForce® GT 540M with 2GB dedicated VRAM
" alt=""/>Toshiba ra laptop 3D không cần kínhHiểu nhầm về megapixel
Megapixel được thị trường máy ảnh số hiểu là sức mạnh và là một đơn vị đo “quyết định” chất lượng bức ảnh, mặc dù thực tế nó không hoàn toàn có quyền năng này. Trong nhiều năm qua, các nhà sản xuất máy ảnh liên tục gia tăng số megapixel (mỗi megapixel (MP) = 1 triệu điểm ảnh) cho mỗi mẫu máy ảnh mới ra đời, không kể đến việc nó mang lại lợi ích thực tế gì.
Hãy tưởng tượng hậu quả của việc cố nhồi nhét nhiều megapixel vào một bức ảnh cũng tương tự như việc tăng tốc độ xử lý lên một chiếc bo mạch chủ có đường dẫn (bus) chậm chạp và một bộ nhớ RAM khiêm tốn. Số megapixel trong cảm biến ảnh của máy ảnh chỉ là một trong một số những đặc tính kỹ thuật thực sự giúp chiếc máy ảnh làm việc tốt hơn.
Trong cảm biến ảnh, số pixel (điểm ảnh) lớn hơn nghĩa là khả năng thu sáng tốt hơn và độ chính xác màu sắc tốt hơn. Cảm biến thường có một số kích cỡ khác nhau: như cảm biến toàn khung (Full frame - 24 x 36mm), APS-C (17 x 25mm), ¾ (Four-thirds) và thậm chí nhỏ hơn trên những mẫu máy ảnh số du lịch dạng ngắm và chụp. Khi các nhà sản xuất cố nhồi nhét nhiều pixel vào một mẫu cảm biến cố định, số pixel sẽ trở nên ngày càng nhỏ hơn.
Về cơ bản, giảm kích cỡ pixel trên mỗi cảm biến sẽ giảm khả năng thu nhận ánh sáng của máy ảnh, giảm độ nhạy. Càng cố nhồi nhiều pixel lên một cảm biến sẽ nhanh chóng dẫn tới những kết quả tiêu cực cho chất lượng hình ảnh. Giờ đây, các nhà sản xuất đã ứng dụng một số công nghệ khác nhau để đối phó với vấn đề này.
Bao nhiêu megapixel là đủ?
" alt=""/>Cuộc đua megapixel trong máy ảnh đã kết thúc?