Chàng mồ côi và quyết định làm thầy mẫu giáo

作者:Bóng đá 来源:Kinh doanh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-16 03:02:52 评论数:

- Ngày mẹ mất,àngmồcôivàquyếtđịnhlàmthầymẫugiábóng đá thế giới Hậu như sụp đổ vì đau đớn. Nhưng nhờ từ tình yêu trẻ cũng như quyết định có phần “mạo hiểm” – như chính lời tâm sự, Phan Tuấn Hậu đã quyết định thi vào khoa giáo dục mầm non, Trường CĐ Sư phạm Cà Mau. Hiện anh đang là GV Trường MN thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, Cà Mau.

{ keywords}

Thầy giáo Trần Tuấn Hậu. (Ảnh: Văn Chung)

Sóng gió cuộc đời và chọn lựa “mạo hiểm”

Hậu sinh ra trong gia đình có hai chị em. Mẹ Hậu làm thợ may, còn bố làm ruộng. Năm Hậu lên 3 tuổi thì bố mất vì bị rách bao tử. Mẹ Hậu vừa là mẹ, vừa phải kiêm trách nhiệm làm cha vất vả chèo chống nuôi 2 chị em khôn lớn.

Có lẽ vì cuộc sống khốn khó, mẹ Hậu ốm đau nhưng cố giấu các con. Năm Hậu lên lớp 12 bệnh thận của mẹ ngày càng nặng. Ngày Hậu nhận tin đỗ tốt nghiệp THPT thì mẹ cũng bỏ hai chị em về với người cha ở nơi xa.

Căn nhà từ khi vắng người cha đã trống vắng, nay chỉ còn chị em Hậu càng thêm cô quạnh. Thương chị, Hậu quyết định không thi ĐH-CĐ mà chọn ở nhà cùng chị lo chuyện đồng áng.

Qua một năm, từ tình yêu trẻ đã có lại được sự động viên của chị và xuất phát từ thực tế tại huyện Thới Bình chưa có giáo viên mầm non là nam Phan Tuấn Hậu đã “mạo hiểm” thi vào ngành giáo dục mầm non, Trường CĐ Sư phạm Cà Mau.

Ở khóa học của Hậu có gần 100 sinh viên được chia làm 2 lớp. Chỉ mình Hậu là con trai.

“Ban đầu nhiều bạn thấy mình mình là con trai nên lạ lắm. Ai cũng dòm ngó rồi bàn tán” – Hậu cười nhớ lại. “Nhưng vì đã xác định những khó khăn này nên mình cũng sớm vượt qua cảm giác ngại ngùng đó. Bạn bè, thầy cô từ ngạc nhiên chuyển sang yêu mến và giúp đỡ mình nhiều trong học tập và cuộc sống”.

“Mỳ chính cánh” của lớp được tín nhiệm cử làm lớp phó văn nghệ và bí thư chi đoàn. Tiếng hát của Hậu trong trẻo từng làm biết bao cô giáo tương lai phải nghiêng ngả.

Năm nào cũng vậy, Hậu được các bạn trong lớp tổ chức cho ngày sinh nhật thật đáng nhớ với những món quà và lời động viên.

Từng bị trò gọi bằng “cô”

Tốt nghiệp cao đẳng năm 2010, Hậu được nhận ngay về quê công tác tại Trường MN thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau. Và ở trường cũng chỉ duy nhất có Hậu là thầy giáo.

Mới về trường lại là nam nên thầy Hậu được mọi người trong trường giúp đỡ nhiều trong công tác chuyên môn và cả cuộc sống.

“Thầy Hậu rất nhiệt tình trong công việc. Với trẻ là nam, phụ huynh khá tin tưởng thầy nhưng một số trẻ là nữ, phụ huynh có phần rụt rè và e ngại không biết thầy có quan tâm được như mẹ các cháu không.

Đây chính là lúc các giáo viên chúng tôi làm công tác tư tưởng cho phụ huynh cũng như giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng cùng thầy Hậu” – cô Nguyễn Thùy Trang, hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Được làm công việc mình yêu thích, thầy Hậu coi trường học như ngôi nhà thứ hai của mình. Mất đi những người mình yêu thương đau khổ bao nhiêu thì giờ đây thầy dành tặng những thương yêu cho các trò nhỏ của mình, quan tâm trò đến từng bữa ăn giấc ngủ hay uốn nắn cho cách cư xử lễ phép.

“Trẻ em như tờ giấy trắng. Là người lớn lại là người thầy nên mình thấu hiểu cần truyền cho trẻ tình thương yêu và cách sống nhân ái. Dù nhiều khi áp lực, thậm chí trẻ khiến thầy bực bội nhưng mình phải kiềm chế để không quát mắng khiến trẻ dễ tổn thương” – thầy Hậu tâm sự.

Đã 3 năm nay, người dân ở thị trấn Thới Bình đã quen với hình ảnh thầy giáo mầm non Phan Tuấn Hậu ngày ngày tới trường MN của thị trấn chăm sóc và dạy dỗ con em họ.

Chia sẻ về kỉ niệm khi đi dạy, thầy cười tươi: “Làm việc với trẻ đem lại cho mình nhiều niềm vui, cảm giác như mình được trẻ lại. Mình phải đặt vị trí của mình vào trí trẻ mới có thể chiếm được tình cảm của các con. Kỉ niệm thì có nhiều. Thường khi mới vào lớp các bé rất bỡ ngỡ khi đứng lớp không phải cô mà là thầy.

Có bé gọi thầy bằng chú, nhiều khi còn gọi bằng cô. Mình phải dành thời gian để tập dần cho trẻ quen cách gọi bằng thầy. Niềm vui còn đến khi mình cũng nhận được động viên từ phía phụ huynh. Nhiều người ban đầu có e ngại nhưng khi đứng quan sát thầy dạy con đã trở nên tin tưởng, an tâm. Được trẻ và phụ huynh tin yêu là hạnh phúc lớn nhất của mỗi giáo viên như mình”.

Yêu trường, nói nhiều về các trò nhưng thầy Hậu lại rụt rè khi được hỏi về hạnh phúc riêng tư. “Hiện mình chỉ nghĩ đến trẻ. Chuyện lập gia đình là do duyên số thôi”.

  • Văn Chung

最近更新